Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty Cổ phần Nam Dược

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược (Trang 42 - 45)

15 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu

2.2.1. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty Cổ phần Nam Dược

và hệ thống đánh giá nhân sự theo kết quả công việc (KPI); Nam Dược luôn đặt ra những tầm nhìn thách thức và tìm các mô hình tiên tiến của thế giới với sự hỗ trợ của các chuyên gia để định hình rõ hướng đi phù hợp. Nam Dược đầu tư các phần mềm trong hệ thống quản trị đảm bảo quản trị số liệu minh bạch, quản trị công việc realtime, tương tác trong hệ thống kịp thời, nhanh gọn. Nam Dược kiểm soát tương đối tốt các yếu tố trước, trong và sau quá trình cung ứng sản phẩm. Không sử dụng lãng phí cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý công ty, đồng thời sự trao đổi thông tin trong ban lãnh đạo diễn ra nhanh chóng cho phép ứng phó linh hoạt với biến động thị trường. Nhà lãnh đạo cấp cao của công ty giỏi về chuyên môn và được công nhân trong công ty tin tưởng, kính trọng. Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty Cổ phần Nam Dược của công ty Cổ phần Nam Dược

2.2.1. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty Cổ phầnNam Dược Nam Dược

*Khả năng cân đối vốn.

Số vốn điều lệ khi công ty mới thành lập vào năm 2004 là 3.500.000.000 đồng. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, năm 2020 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 59.640.000.000 đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn cố gắng huy động, sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả, không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.2: Quy mô vốn của Công ty qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Nợ phải trả 65,3 59,7 (8,6) 68 13,7

Nguồn vốn chủ sở hữu

194,6 232 19,2 286,9 23,7

Tổng nguồn vốn 259,9 291,7 12,24 354,8 21,63

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Tổng nguồn vốn của công ty ngày càng tăng. Năm 2019 tăng 12,24% so với năm 2018, năm 2020 tăng 21,63% so với năm 2019. Trong đó vốn chủ sở hữu tăng ổn định, năm 2019 tăng 19,2 % so với năm 2018 và năm 2020 tăng 23,7% so với năm 2019. Về nợ phải trả, vào năm 2019 giảm 8,6% so với năm 2018, năm 2020 tăng 13,7% so với năm 2019.

Bảng 2.3: Hệ số về cơ cấu vốn

Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hệ số Nợ/Tổng tài sản 0,25 0,20 0,19 Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 0,34 0,26 0,24

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty rất thấp và ngày càng giảm cho thấy công ty sở dụng chủ yếu là VCSH để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đem lại sự an toàn trong kinh doanh và sự tin tưởng của các đối tác cũng như cổ đông. Tuy nhiên, hệ số nợ thấp cũng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính, hiệu quả kinh doanh trong trường hợp công ty có lãi như ba năm qua cũng vì thế mà giảm đi.

*Khả năng thanh toán.

Bảng 2.4: Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty

Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,18 1,91 2,36 Hệ số thanh toán nhanh 1,19 1,02 1,52

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2019 là 1,91 giảm 0,88 lần so với năm 2018 thể hiện năng lực tài chính của công ty vào năm 2019 hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vào năm 2010 hệ số thanh toán ngắn hạn tăng 1,24 lần so với năm 2019 tương đương với 2,36; điều này phản ánh khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn của Công ty rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp, công ty sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

*Năng lực hoạt động của công ty.

Bảng 2.5: Hệ số về năng lực hoạt động của công ty

Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

2019so với so với 2018 2020 so với 2019 Vòng quay hàng tồn kho 3,64 4,36 4,60 0,72 0,24 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1,59 1,68 1,55 0,09 -0,13

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Vòng quay hàng tồn kho tăng theo các năm, năm 2020 tăng 0,24 vòng so với năm 2019. Do giá vốn hàng bán tăng, năm 2020 giá vốn hàng bán tăng 30.621triệu so với năm 2019 tương đương tăng 13,7%.

Tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2019 tăng 0,09 so với năm 2018, nhưng vào năm 2020 tỷ số này lại giảm 0,13 so với năm 2019 điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang kém hiệu quả hơn so với năm trước, công ty cần phải chú trọng đầu tư mua sắm tài sản một cách hợp lý.

*Khả năng sinh lời.

Nhìn chung cả ba năm công ty kinh doanh đều có lãi. Tình hình kinh doanh tốt nhất là vào năm 2020 với doanh thu tăng 12,4% và lợi nhuận tăng 47,1%. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty tương đối cao. Cả ba năm đều lớn hơn trung bình ngành, đặc biệt là năm 2020 cao hơn mức trung bình ngành là 6,52%. Công ty đạt tỷ suất cao như vậy là do tỷ trọng giá vốn và các chi phí so với doanh thu thuần là tương đối thấp. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng so với doanh thu thuần cao nhất là năm 2020 chỉ chiếm 46%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy một phần là do đặc thù kinh doanh ngành. Các chi phí khác của công ty rất thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Chi phí bán hàng chỉ chiếm cao nhất là 29% so với doanh thu thuần vào năm 2020, chi phí hoạt động tài chính năm 2020 giảm 81% so với năm 2019 Cho thấy khả năng quản lý các loại chi phí của công ty rất tốt.

Công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy khả năng này để hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao hơn.

Bảng 2.6: Hệ số về khả năng sinh lời của công ty

Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Trung bình

ngành Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Doanh thu thuần

0,11 0,10 0,13 0,0648

Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu

0,24 0,22 0,25 0,132

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,18 0,17 0,20 0,072 Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 0,12 0,12 0,15 0,078

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần của công ty năm 2020 tăng 2% so với năm 2018 và tỷ suất này luôn cao hơn mức trung bình ngành điều này cho thấy công ty đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời tốt, công ty đã quản lý hiệu quả các chi phí đặc biệt là chi phí tạo ra từ tài sản của công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2020 đều tăng hơn so với hai năm trước và đều cao hơn mức trung bình ngành điều này cho thấy sức sinh lời từ tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty tốt hơn mặt bằng chung của các công ty cùng ngành, đây là một lợi thế giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)