8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Kon Rẫy
Kon Rẫy là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Kon Tum. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại Đăk Ruồng - Tân Lập cách thành phố Kon Tum khoảng 30 km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 24. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 91.390,34 ha, với 06 xã và 01 thị trấn, ranh giới, địa giới hành chính của huyện được lấy theo Chỉ thị 364/CT, ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 14/2002/NĐ- CP ngày 31/01/2002 của Chính phủ về chia tách huyện KonPLông, tỉnh Kon Tum thành hai huyện Kon Plông và huyện Kon Rẫy.
Kinh tế duy trì được sự phát triển, tổng giá trị sản xuất tăng, thu ngân sách tăng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt
Tổng giá trị sản xuất tăng cao năm 2020 đạt 1.397,4 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 45,90%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 26,97%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,13%; thu nhập bình quân đầu người đạt 29,6 triệu đồng năm 2020. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện Kon Rẫy năm 2020 đạt 44,0 tỷ đồng.
Lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm đầu tư và có bước phát triển; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đến cuối năm 2020 đạt 641,4 tỷ đồng. Tổng đàn gia súc, gia cầm và diện tích gieo trồng đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đã triển khai kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “Cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017 - 2020 và đến năm 2025; tiến hành khảo sát và giới thiệu quỹ đất để thu hút doanh nghiệp liên kết hoặc thuê lại đất của người dân để sản xuất trồng cây dược liệu, cây sắn... theo hình thức cánh đồng lớn; thu hút dự án đầu tư trồng cây ăn quả và nhà máy chế biến hoa quả kết hợp du lịch trang trại của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Tây Nguyên tại xã Đăk Tơ Lung (diện tích khoảng 526,84 ha).
Quan tâm chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đã đạt được những kết quả nhất định; việc thực hiện các lĩnh vực đột phá gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm đạt kết quả khả quan. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững đạt được kết quả tốt, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 66,24%. Công tác giao đất, giao rừng được thực hiện hiệu quả; công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép được tăng cường.
376,9 tỷ đồng. Tiềm năng đất đai, thủy điện được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển; đã có 06 công trình thủy điện vừa và nhỏ hoàn thành, đưa vào khai thác với tổng công suất 37,6 MW, bình quân hàng năm, đóng góp cho ngân sách huyện khoảng 11,8 tỷ đồng. Tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng các dự án điện mặt trời và điện gió, để trình cấp có thẩm quyền xem xét đưa vào bổ sung quy hoạch; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Đăk Ruồng với công suất thiết kế 200 tấn/ngày. Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng được chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Chú trọng thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, chăn nuôi, giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn; tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư các công trình, dự án trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của người dân. Các công trình nước sinh hoạt, thủy lợi được nâng cấp, sửa chữa, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân. 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, với trên 99% số hộ sử dụng điện. Tập trung các nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm, thiết yếu của huyện; quan tâm đầu tư khu trung tâm huyện tại Đăk Ruồng – Tân Lập, đến nay, đã đạt 74,06/75 điểm của tiêu chí đô thị loại V.
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội được cung ứng đầy đủ, kịp thời, giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ đạt 379,1 tỷ đồng. Các doanh nghiệp và hợp tác xã được thành lập mới tăng hàng năm, hoạt động ngày càng hiệu quả. Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, nhất là Ngân hàng chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả, phương thức hoạt động được đổi mới, chính sách vay vốn phù hợp, cơ cấu cho vay hợp lý đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm nghèo và đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen” trên địa bàn huyện. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư được chú trọng, đạt kết quả tích cực, môi trường đầu tư có bước cải thiện; các dự án đi vào hoạt động cơ bản có hiệu quả, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách địa phương.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai thực hiện, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 64,240 tỷ đồng với 95 công trình; đến nay, hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển, diện mạo nông thôn từng bước đổi mới, phương thức sản xuất có nhiều tiến bộ. Toàn huyện có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm kịp thời
Công tác giáo dục - đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội; mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được mở rộng, công tác phổ cập được củng cố và duy trì; đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao về chất lượng đã tạo thuận lợi trong việc duy trì sỹ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực qua từng năm. Phát triển các mô hình bổ trợ học tập có hiệu quả tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, triển khai thực hiện có hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Hoạt động của cơ sở đào tạo và dạy nghề được quan tâm triển khai tới các địa phương tạo điều kiện cho người dân được học nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,21%.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được đảm bảo. Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình về y tế. Chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được nâng cao; đã chủ động triển khai nhiều biện pháp khống chế, ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên địa bàn; các loại dịch bệnh nguy hiểm được phát hiện và phòng, chống kịp thời. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 27,7% năm 2020. Tỷ lệ người dân được khám chữa bệnh đạt trên 95%. Số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao.
Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được quan tâm, nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn, các hủ tục được xóa bỏ;các lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì, phát huy; các di tích lịch sử, được quan tâm trùng tu, sửa chữa phát huy tốt giá trị lịch sử. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và việc xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa được chú trọng. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, kịp thời, đúng đối tượng; giải quyết kịp thời nhu cầu về nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ được vay vốn để sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Công tác giảm nghèo gắn với việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy đạt kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới bình quân hàng năm giảm 5,37%.
Hoạt động văn hoá, văn nghệ đã có sự chuyển biến tích cực, diễn ra sâu rộng, sôi nổi, đáp ứng phần lớn nhu cầu giải trí của Nhân dân và chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương; phong trào thể dục - thể thao phát triển rộng khắp; chương trình truyền thanh, truyền hình ngày càng nâng cao về nội
dung và chất lượng, phản ảnh toàn diện, kịp thời trên các mặt phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của huyện.
Tiềm năng về du lịch bước đầu được khai thác; đã hình thành một số điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, đã phối hợp với các huyện để liên kết trong phát triển du lịch của địa phương.
Đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được chỉ đạo kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tin – truyền thông ngày càng phát triển; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả. Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ, phạm vi cung ứng dịch vụ được mở rộng khắp toàn huyện, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao, dịch vụ bưu chính cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội.
Quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường và giữ vững, công tác nội chính có nhiều chuyển biến tích cực
Công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh ở các cấp được tăng cường; các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thường xuyên được củng cố; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân từng bước được điều chỉnh sát với thực tế địa phương. Đã tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh được quan tâm thực hiện đúng theo kế hoạch, nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của cán bộ, đảng viên và Nhân dân có chuyển biến tích cực. Lực lượng vũ trang huyện được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện đạt kết quả Tốt. Chỉ đạo các xã, thị trấn diễn tập chiến đấu phòng thủ đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm đạt 100% chỉ tiêu; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng đúng kế hoạch.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội đạt được kết quả tích cực; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được quan tâm chỉ đạo. Việc nắm bắt tình hình ở các khu dân cư, công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng được thực hiện thường xuyên, kịp thời, nắm chắc tình hình địa bàn, chủ động ngăn chặn và giải quyết tốt những vụ việc liên quan đến an ninh chính trị ngay tại cơ sở.
Quản lý nhà nước về tôn giáo được tăng cường, các tôn giáo hoạt động cơ bản theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác đấu tranh xóa
bỏ tà đạo Hà Mòn đã có nhiều chuyển biến tích cực, số người tin theo tiếp tục giảm; tình trạng tổ chức đông người để đọc kinh không còn, các đối tượng cầm đầu, cốt cán trước đây đều có mặt tại địa phương, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quan tâm củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp không ngừng được nâng lên. Công tác thẩm định và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân được thực hiện tốt. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thanh tra, kiểm tra, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác cải cách tư phápđược chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc; chất lượng công tác khởi tố, điều tra; kiểm sát, truy tố; xét xử; thi hành án ngày càng được nâng cao, không để xảy ra oan, sai; các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.
Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tích cực
Triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của các cấp ủy Đảng về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nhất là kết luận của Thường trực Tỉnh ủyđã mang lại hiệu quả tích cực.
Công tác giáo dục chính trị, đào tạo, bồi dưỡng, nhất là giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh được chú trọng; việc tổ chức phổ biến quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và việc sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước luôn được cấp ủy triển khai nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, phát huy tính chủ động của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân; công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân được quan tâm. Công tác đấu tranh chống âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” luôn được chú trọng; đã tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; 100% TCCSĐ trực thuộc triển khai học tập kịp thời, đầy đủ nội dung chuyên