7 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
7.1 Hiện trạng môi trường
7.1.4 Hiện trạng môi trường sinh thái:
1. Hệ sinh thái trên cạn:
Hệ sinh thái trên cạn tỉnh Quảng Nam khá phong phú và đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng miền tỉnh Quảng Nam. Tồn tỉnh hiện có 1.129 lồi thực vật bậc cao, 646 loài thú lớn, 22 loài dơi, 270 lồi chim, 48 lồi bị sát, 38 loài lưỡng cư và 207 loài bướm phân bố rộng khắp địa bàn.
2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Tính đến tháng 5/2013 diện tích rừng ngập mặn vùng ven bờ của khu vực bị thu hẹp dần chỉ còn tập trung chủ yếu phân bố các địa phương tại huyện Núi Thành
TT Khu vực Diện tích
(ha) Mật độ
1 Tam Giang 14,00 500 - 1000 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Mắm, Đước và Bần
2 Tam Hải 17,80 1000 - 1500 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Mắm, Đước và Bần
3 Tam Hiệp 5,50 Mắm nếp
4 Tam Hòa 12,40 500 - 1000 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Mắm, Đước và
Bần
5 Tam Mỹ Đông 1,20 > 1500 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Dừa nước
6 Tam Nghĩa 1,50 > 1500 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Dừa nước
7 Tam Quang 1,30 500 - 1000 cây/ha cây chiếm ưu thế là Mắm nếp
8 TT. Núi Thành 1,50 500 - 1000 cây/ha, cây chiếm ưu thế Mắm nếp
9 Tam Anh Bắc 5,50 -
10 Tam Xuân 2 1,93 500 - 1000 cây/ha (1,6 ha) và 1000 - 1500 cây/ha (0,3 ha), cây chiếm ưu thế là Mắm và dừa nước
11 Tam Tiến 1,30 -
12 Tam Anh Nam 8,0 1000 - 1500 cây/ha, cây chiếm ưu thế là Đước
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015)
3. Rạn san hô, thảm cỏ biển:
Trong khu vực nghiên cứu có rạn san hơ, thảm cỏ biển, tập trung ở khu vực cửa An Hòa.
a. Rạn san hô:
Cấu trúc san hô rạn chủ yếu kiểu rạn nền (phân bố trước cửa An Hòa và bãi Rạng Lớn). Theo số liệu nghiên cứu hiện rạn san hơ biển Tam Hải có khoảng 100 lồi, trong đó phần nhiều chủ yếu là san hơ hình gạc nai và san hơ khối. Khu vực bãi cạn trước cửa An Hịa có độ phủ thấp nhất và chỉ khoảng 10 - 15%.
Hiện nay khu vực cửa An Hịa đã có 137 lồi cá rạn san hơ được xác định của 38 họ thuộc 12 bộ. Tập trung chủ yếu của họ cá Thia (Pomacentridae), Bàng chài (Labridae), cá Bướm (Chaetodontidae), Mú (Serranidae), Mó (Scaridae), Đuôi gai (Acanthuridae) Sơn đá (Holocentridae) Sơn (Apogonidae), Phèn (Mullidae), Mào gà (Blennidae), cá Dìa (Siganidae) và một số họ cá khác chiếm tỉ lệ thấp.
Sinh vật đáy có thân mềm, giáp xác và da gai, trong đó điển hình là lồi Trai mơi đen (Pinctada margaritifera) chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đến là ốc gai (Cricoreus
microphyllus), trai tai tượng (Tridacna maxima), ốc đụn (Trochus macularus) và tôm hùm
(Parulinus longipes, P. stimpsoni)...
b. Thảm cỏ biển:
Thảm cỏ biển thường phân bố ngay bên ngoài các dải rừng ngập mặn. Theo các kết quả điều tra, khảo sát đã cho thấy nguồn lợi thủy sản khu vực này cũng rất phong phú. Những nguồn lợi thiết yếu liên quan đến sinh thái rừng ngập mặn (RNM) và các thảm cỏ biển bao gồm các lồi cá (đối, dìa, kình, móm..), các lồi tôm (tôm đất, rằn, bạc), cua xanh, ghẹ, nhuyễn thể (nghêu, hàu, sò...). Nguồn lợi này được khai thác quanh năm với sản lượng 1.358 tấn/năm.