III. MỘT SỐ KHU VỰC LÃNH THỔ ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG PHÁP QUỐC
CHƯƠNG 4: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ
Tài liệu tham khảo
1. Trường ĐH Luật HN – TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, chương XII.
2. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao 3. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự 4. Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt
5. Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế
6. Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia tại các tổ chức quốc tế phổ cập
8. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam năm 1993
I. LUẬT VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO
1. Quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia
1.1. Khái quát chung
• Đôi nét về lịch sử các quy phạm quốc tế điều cỉnh quan hệ ngoại giao:
− Sự xuất hiện của các nhà nước khác nhau dẫn đến nhu cầu đặt quan hệ bang giao giữa các nước
− Chế định về sứ giả xuất hiện và phát triển: để điều chỉnh mối quan hệ, giải quyết vấn đề giữa các quốc gia
− Trước 1815: các quy định điều chỉnh quan hệ ngoại giao mang tính tập quán
− 1815: Đại hội Vienna
Quy tắc Vienna về thứ bậc các nhà ngoại giao
Được bổ sung bởi Nghị định thư Aix-la-Chappelle ngày 21/11/1818
− 1927: Hội quốc liên thất bại trong ý tưởng luật hóa các quy phạm tập quán
− 1928: Công ước La Havana về các viên chức ngoại giao được ký kết tại Hội nghị lần thứ 6 các quốc gia châu Mỹ
− Sau 1945:
Chiến tranh lạnh nổ ra làm LHQ phải có những bước đi cụ thể trong lĩnh vực này
1952: Nam Tư thành công trong việc thông qua một Nghị quyết tại ĐHĐ về việc yêu cầu Ủy ban Luật quốc tế phải nghiên cứu để luật hóa các vấn đề về ngoại giao và miễn trừ ngoại giao
1959: ĐHĐ thông qua một nghị quyết mới để triệu tập một hội nghị về luật hóa quan hệ ngoại giao, sẽ diễn ra tại Vienna
• Cơ quan đại diện ngoại giao:
− Khái niệm: là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia đó
− Phân loại;
Theo cấp bậc:
• Đại sứ quán (cơ quan cấp cao nhất thực hiện quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia): đại sứ đặc mệnh toàn quyền
• Công sứ quán: hiện nay không còn tồn tại phổ biến nữa
• Đại biện quán: cơ quan được thành lập với tư cách lâm thời; đứng đầu đại biện quán là đại biện lâm thời; không còn là cơ quan phổ biến như công
sứ quán nhưng chức danh đại biện lâm thời vẫn còn tồn tại trong CPQT. Có những khoảng thời gian cơ quan đại sự quán không có đại sứ, đó là khoảng thời gian giữa nhiệm kỳ đại sứ này với nhiệm kỳ đại sứ sau thì sẽ có một người đóng vai trò là đại biện lâm thời để giải quyết các công việc của đại sứ quán và các công việc bang giao giữa 2 quốc gia.
Theo cấp độ đại diện:
• Đại diện duy nhất: cơ quan đại diện được nước cử cử đến để nắm giữ vai trò đại diện cho nước cử tại duy nhất một quốc gia ở nước sở tại.
• Đại diện tại hai hay nhiều quốc gia: không phải lúc nào bất kì lúc nào cũng có được cơ quan địa diện ngoại giao của nước cự tại nước sở tại, do đó sẽ có một cơ quan đạo diện ngoại giao ở 1 nước nhưng kiêm nhiệm đại diện cho nước cử tại hai hay nhiều quốc gia là nước tiếp nhận.
• Đại diện chung: 2 hay nhiều nước cử sẽ cử đến nước sở tại 1 cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất để cơ quan duy nhất nyaf làm chức năng đại diện cho 2 hay nhiều nước sở tại
− Chức năng cơ quan đại diện ngoại giao:
Thay mặt cho nhà nước mình tại nước tiếp nhận: giải quyết các vấn đề ban giao giữa 2 nước
Bảo vệ cho quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình tại nước tiếp nhận: thông qua quá trình tìm hiểu thông tin nước sở tại mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi và công dân nước cử thì cơ quan đại diện ngoại giao có quyền bảo vệ cho quyèn lợi nhà nước và công dân nước cử.
Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện: đàm phán ký kết các hiệp định, thu xếp các chuyến thăm của các quốc gia,…
Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước tiếp nhận đại diện và báo cáo với chính phủ nước mình: quyền thu thập thông tin tại nước sở tại để gửi về nước cử (các quốc gia đều sử dụng gián điệp)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học giữa nước mình với nước tiếp nhận
Có thể thực hiện chức năng cơ quan lãnh sự: cách chức năng liên quan đến mối quan hệ giữa nhà nước và công dân (làm giấy khai sinh, xin thị thực,…)
− Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử: được đối xử như nhau nhưng ngoại lệ: bị ảnh hưởng bởi thứ bậc hay thâm niên của nhà ngoại giao
− Nguyên tắc thỏa thuận: giữa 2 quốc gia phải tiến hành thỏa thuận
Thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc tái thiết lập
Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao: nước cử sẽ cử 1 người đại diện cho mình đứng đầu CQĐD ngoại giao ở nước sở tại sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ rộng hơn so với các quy định của các công ước quốc tế
− Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao
− Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếp nhận trong hoạt động ngoại giao
− Nguyên tắc có đi có lại: VD: nước A cắt đứt qhng với nước B thì ngay lập tức nước B cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước A
1.2. Thiết lập và chấm dứt quan hệ ngoại giao 1.2.1.Thiết lập quan hệ ngoại giao:
• Nguyên tắc chung: điều 2 Công ước Viên năm 1961
− “Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước và việc lập các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú được tiến hành theo sự thoả thuận giữa các bên với nhau”.
− Hình thức thỏa thuận:
Hiệp ước về hữu nghị: thỏa thuận thành đô 1991
Tuyên bố chung: dưới dạng tuyên bố của những người nhà nước, của bộ ngoại giao giữa 2 nước,…
Việc trao đổi đại sứ v.v... • Nội dung:
− Thiết lập/tái thiết lập quan hệ ngoại giao
− Xác định cấp của cơ quan đại diện ngoại giao sẽ được thiết lập • Quy trình thiết lập quan hệ ngoại giao:
− Thủ tục đề nghị xin chấp thuận của nước nhận đại diện: nước cử tiến hành thủ tục đề nghị xin chấp thuận của nước nhận đại diện;
− Bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
− Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đến nước nhận đại diện
− Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức nhận nhiệm vụ:
Từ thời điểm trình quốc thư (đại đa số các nước trên TG và VN đi theo quan điểm này: tổ chức một lễ trình quốc thư, từ đó người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao sẽ gặp nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận và trình quốc thư lên, thời điểm trình quốc thư xong sẽ bắt đầu công việc của mình)
Từ thời điểm báo tin đã đến nước nhận đại diện và trao một bản sao quốc thư lên bộ ngoại giao nước nhận đại diện (trao sự chủ động cho người đúng đầu cqđd đó)
• Chấm dứt nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao:
− Hết nhiệm kỳ công tác − Bị triệu hồi về nước
− Nước tiếp nhận tuyên bố người đứng đầu không được chấp nhận, mất tín nhiệm (persona non grata)
− Từ trần − Từ chức
1.2.2.Chấm dứt quan hệ ngoại giao • Chấm dứt quan hệ ngoại giao:
− Thường là hành động đơn phương của quốc gia về chấm dứt quan hệ ngoại giao và dẫn đến hành động tương tự của quốc gia đối tác trên cơ sở có đi có lại.
− Các trường hợp:
Xung đột vũ trang
Cắt đứt quan hệ ngoại giao
Khi một trong các bên không còn là chủ thể của luật quốc tế
Khi một trong hai nước có sự thay đổi chính phủ bằng con đường không hợp hiến (đảo chính)
Theo lệnh trừng phạt − Hậu quả pháp lý:
Quan hệ ngoại giao giữa hai bên bị chấm dứt
Tất cả các quan hệ đối ngoại giữa hai bên sẽ được thực hiện thông qua một quốc gia thứ ba.
• Cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao được tổ chức, sắp xếp tùy thuộc vào truyền thống và đặc trưng các mối quan hệ giữa nước cử và nước tiếp nhận.
• Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao: − Viên chức ngoại giao
− Nhân viên hành chính – kỹ thuật − Nhân viên phục vụ
1.4. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
• Khái niệm: Là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ ngoại giao của cơ quan đó.
• Đặc điểm:
− Đối tượng thụ hưởng: cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên cơ quan đại diện ngoại giao
− Nội dung quyền: quyền ưu đãi + quyền miễn trừ (quyền đặc miễn ngoại giao)
• Mục đích: tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của coq quan đại diện ngoại giao đó.
Bài tập tình huống:
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự
và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi. c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
Công ước viên 1961 k2 điều 37:
2. Các nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện cũng như các thành viên gia đình cùng sống chung với họ, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 35; tuy nhiên quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính đối với luật pháp của Nước tiếp nhận nêu ở Đoạn 1 Điều 31 không áp dụng cho những hành vi ngoài việc thi hành chức năng của họ. Họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi nêu ở Đoạn 1 của Điều 36 đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.
Bà M buôn bán ngà voi mà đây bị coi là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, mặc dù bà M là vợ của công A nhưng bà M là công dân của Fleur nên bà M không được hưởng quyền miễn trừ.
1.4.1.Quyền đặc miễn dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
• Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
• Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu • Quyền miễn thuế và phí
• Quyền tự do thông tin liên lạc
• Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao • Quyền treo quốc kỳ, quốc huy
1.4.2.Quyền đặc miễn ngoại giao đối với viên chức ngoại giao:
• Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại
• Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính
• Quyền được miễn thuế
• Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan • Quyền tự do đi lại
→ Áp dụng cả với các thành viên gia đình sống chung với họ và không phải là công dân nước tiếp nhận
1.4.3.Quyền đặc miễn ngoại giao đối với nhân viên hành chính – kỹ thuật và nhân viên phục vụ
• Điều kiện:
o Không phải là công dân nước tiếp nhận
o Không thường trú tại nước tiếp nhận
• Hạn chế hơn so với viên chức ngoại giao: Chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong thi thi hành công vụ.
2. Quan hệ ngoại giao giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
2.1. Đại diện của quốc gia tại tổ chức quốc tế
• Công ước Viên năm 1975: 3 loại − Phái đoàn thường trực
− Đại diện tại các cơ quan của tổ chức quốc tế
− Phái đoàn tại các hội nghị do tổ chức quốc tế tổ chức 2.1.1.Phái đoàn thường trực
• Quyền thiết lập phái đoàn thường trực: − Quốc gia thành viên
− Quốc gia phi thành viên: phái đoàn quan sát viên thường trực → Được hình thành trên cơ sở:
− Công ước Viên năm 1975
− Các hiệp định ký kết giữa tổ chức quốc tế và quốc gia nới có trụ sở của tổ chức
• Quyền ưu đãi và miễn trừ:
− Phái đoàn thường trực và thành viên hưởng quyền đặc miễn ngoại giao như của cơ quan đại diện ngoại giao
• Sự khác biệt:
− Việc dành quyền đặc miễn ngoại giao cho các phái đoàn thường trực cho quốc gia thành viên không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nước có trụ sở với quốc gia đó
− Việc bổ nhiệm trưởng phái đoàn thường trực không cần sự chấp thuận của tổ chức quốc tế và nước có trụ sở
− Không áp dụng nguyên tắc có đi có lại giữa nước có phái đoàn thường trực và nước có trụ sở.
2.1.2.Đại diện tại các cơ quan của tổ chức quốc tế
• Tùy thuộc vào quy định của tổ chức quốc tế
• Nước chủ nhà phải đảm bảo cho các thành viên của đoàn quyền tự do đi lại ở mức độ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của đoàn
• Phái đoàn có thể sử dụng mọi phương tiện hợp pháp để liên lạc 2.1.3.Phái đoàn tại các hội nghị do tổ chức quốc tế tổ chức
2.2. Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
• Vấn đề này chưa được luật hóa trong bất kỳ điều ước quốc tế nào • Hai trường hợp:
− Đại diện của tổ chức quốc tế tại các quốc gia
− Đại diện của tổ chức quốc tế tại tổ chức quốc tế khác • Nguyên tắc chung:
− Người đại diện của tổ chức quốc tế luôn là viên chức ngoại giao, được coi là các viên chức quốc tế, được hưởng các quyền đặc miễn ngoại giao