CHƯƠNG III: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Công pháp quốc tế_Vở ghi (Trang 32 - 44)

III. CÁC CHỦ THỂ KHÁC CỦA CPQT

17 tổ chức chuyên môn:

CHƯƠNG III: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

PHÁP QUỐC TẾ

Tài liệu tham khảo

• Trường ĐH Luật HN – TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, chương VII, VIII, IX.

• Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS) • Hiến pháp Việt Nam năm 2013

• Luật biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 I. LÃNH THỔ QUỐC GIA

1. Khái quát về lãnh thổ quốc gia

1.1. Khái niệm

• Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của một quốc gia.

• Đặc điểm: − Là một bộ phận của Trái đất − Bao gồm:  Vùng đất  Vùng nước  Vùng trời  Vùng lòng đất

→ ICJ: “Khái niệm pháp lý cơ bản về chủ quyền các quốc gia trong luật tập quán quốc tế, được nêu tại điều 2.1 của Hiến chương LHQ, mở rộng cho cả vùng nội thủy, lãnh hải và khoảng không trên lãnh thổ quốc gia” (ICJ, phán quyết ngày 27/06/1986, Các hoạt động quân sự và bán quân sự ở và chống lại Nicaragua, Rec. 1986, p. 111)

− Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, riêng

→ Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm

1.2. Quyền tối cao của quố gia đối với lãnh thổ quốc gia

• Sự phát triển của các học thuyết về quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ quốc gia:

− Thuyết tài vật − Thuyết cai trị − Thuyết giới hạn

1.2.1.Thuyết tài vật

• Thuật ngữ: The object theory – Théorie du territoire-objet

• Hình thành trong thời kỳ phong kiến, ở các nhà nước quân chủ tập quyền,

• Nội dung chính:

− Lãnh thổ quốc gia được coi là một loại tài sản

− Quyền của quốc gia đối với lãnh thổ như quyền của một người chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó

→ Mối quan hệ giữa quốc gia với lãnh thổ là mối quan hệ sở hữu. • Hạn chế:

− Lãnh thổ quốc gia có thể được đem ra trao đổi, mua bán, vật để cầu hôn,, cầu hòa,v.v…

− Lý do: học thuyết được xây dựng trên quan niệm sai lầm về quyền lực của nhà nước đối với lãnh thổ

 Quyền lực đó phải được thể hiện đới với dân cư và các hoạt động diễn ra trên lãnh thổ đó

 Quyền lực không bao giờ được thực hiện trực tiếp đối với lãnh thổ như đối với vật

1.2.2.Thuyết cai trị

• Thuật ngữ: The subject theory – Théorie du territoire-sujet

• Hình thành và phát triển mạnh ở thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX • Nội dung: Coi lãnh thổ quốc gia là yếu tố không thể tách rời của

Nhà nước, đó là yếu tố tạo thành Nhà nước, tạo nên quyền và nghĩa vụ của Nhà nước

→ Lãnh thổ NN không phải là vật mà là phạm vi cai trị của quốc gia • Hạn chế:

− Có thể tạo ra những điều hư cấu về mặt pháp lý

 Tạo ra thẩm quyền ngoài lãnh thổ cho tàu biển

− Hợp pháp hóa sự bành trướng, phạm vi cai trị bằng xâm lược hợp pháp, bất chấp lợi ích của cộng đồng dân cư sốn trên lãnh thổ − Có thể phải thay đổi danh tính quốc gia khi thay đổi về lãnh thổ 1.2.3.Thuyết giới hạn

• Thuật ngữ: The limit theory – Théorie du territoire-limite • Được phát triển trong thế kỷ XX

• Nội dung:

− Lãnh thổ quốc gia là khoản không gian giới hạn quyền lực của Nhà nước

• Hạn chế:

− Chưa thể hiện được đầy đủ quyền lực tối cao của NN cũng như là vai trò của lãnh thổ đối với sự tồn tại của NN

1.2.4.Thuyết thẩm quyền

• Thuật ngữ: The competence theory (The jurisdictional theory) – Théorie du territoire-titre de compétence

• Được phát triển năm 1905 bởi Radnitzky • Nội dung:

− Lãnh thổ chỉ là một trong những khía cạnh thể hiện quyền lực của quốc gia, thẩm quyền về mặt lãnh thổ (ratione loci), bên cạnh thẩm quyền về con người (ratione perseonae) hay thẩm quyền vật chất (ratione materiae)...

− Thừa nhận quyền lực tổng thể của quốc gia sở tại và các quốc gia khác có công dân ở nước sở tại

• Hạn chế:

− Biện hộ cho chính sách xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

• Đây là học thuyết được thừa nhận rộng rãi ngày nay Quan điểm hiện nay:

Nội dung của quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Phương diện quyền lực:

• Quốc gia thành lập và phát triển hệ thống cơ quan nhà nước nhằm thực thi quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực hoạt động và đời sống trong quốc gia đó.

• Quyền lực mang tính hoàn toàn, riêng biệt và không chia xẻ với bất kỳ quốc gia nào

• Quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế

• Tôn trọng một số nguyên tắc chung:

− Không sử dụng chủ quyền lãnh thổ của mình làm thiệt hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác

→ Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác

Phương diện vật chất

• Tất cả môi trường tự nhiên trong phạm vi giới hạn của lãnh thổ quốc gia thuộc về quốc gia đó

− Vùng lãnh thổ quốc gia cho thuê vẫn thuộc chủ quyền của quốc gia cho thuê

− Quốc gia thuê có một số quyền tài phán nhất định (không phải là chủ quyền)

Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

• Khái niệm: Là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm thiết lập và điều chỉnh chế độ quản lý, sử dụng, bảo vệ và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia

• Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia:

− Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

− Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm

− Không được sử dụng lãnh thổ một quốc gia khi không được sự đồng ý của quốc gia đó

− Không được sử dụng lãnh thổ hoặc cho các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để gây thiệt hại cho quốc gia thứ ba

• Nội dung:

− Quyền tự quyết các vấn đề đối nội, phù hợp với nguyện vọng của dân cư sống trên lãnh thổ quốc gia

− Quyền tự định ra chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia

− Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình

− Thực hiện quyền tài phán đối với tất cả mọi người trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

− Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ quốc gia đó

1.3. Xác lập chủ quyền lãnh thổ

Hai phương pháp thụ đắc lãnh thổ: 1.3.1.Chiếm cứ hiện hữu

• Khái niệm:

− Là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa là thụ đắc lãnh thổ

• Đối tượng áp dụng:

− Lãnh thổ vô chủ (terra nullius):

 Chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất kỳ quốc gia nào vào thời điểm chiếm cứ

− Lãnh thổ bị bỏ rơi (terra dereliction):

 Lãnh thổ không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của PL quốc gia

 Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế trên hoặc trong lãnh thổ

 Quốc gia xóa bỏ hết các thiết chế quản lý

 Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

• Điều kiện:

− Chiếm cứ hợp pháp

 Đối với lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi

 Là hành động của NN

− Chiếm cứ thực sự: đưa cư dân sang sinh sống − Chiếm cứ liên tục, hòa bình

− Được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ

1.3.2.Chuyển nhượng tự nguyện

• Là sự chuyển giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác.

• Các hình thức chuyển nhượng: − Thông qua điều ước quốc tế − Trao đổi

− Mua bán Ví dụ:

• Alsace, Lorraine của Pháp:

• Chuyển từ Pháp sang cho Đức bằng hiệp ước Francfort ngày 10/05/1871

o cho phép người dân trong vùng được giữ quốc tịch pháp nếu rời khỏi vùng này trước ngày 01/10/1872

o Metz: 50% dân số giữ lại quốc tịch Pháp và rời khỏi vùng

o Người dân Đức di cư sang đây sinh sống

• Hiệp ước Versailles 1919: Đức trao trả lại hai vùng đất cho Pháp

o Hơn 200.000 người dân Đức di cư ngược trở lại Đức

o Những người dân Alsace và Lorrain rời đi năm 1871 thì quay trở lại sinh sống ở quê hương mình

2. Các bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia

2.1. Vùng đất

• Một số quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với Bắc cực: một phần hình rẻ quạt ở Bắc cực

• Các vùng nước nội địa thuộc quy chế pháp lý của vùng đất liền: các sông ngòi, ao hồ nội địa

• Các kênh đào, sông quốc tế có quy chế pháp lý riêng

• Trông vùng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối 2.2. Vùng nước

• Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

• Vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán • Vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia

Bài tập tình huống

Hành vi của quốc gia Y không phù hợp với pháp luật quốc tế

K2 đ18: việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, việc thả neo hỉ khi có sự cố bất khả kháng mà quốc gia Y chỉ neo đậu để chờ thực hiện quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ Theo k2 đ19 UNCLOS 1982 thì hành vi được coi là phương hại.

2.2.1.Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

• Đường cơ sở:

− Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với UNCLOS để

làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

− Phương pháp xác định:

 Đường cơ sở thông thường: gây ra nhiều khó khăn cho các quốc gia nếu đường bờ biển của họ gấp khúc, gây ra khó khăn trong việc xác định ranh giới

 Đường cơ sở thẳng: cho phép nối một số điểm ở đất liền thành các đường thẳng

− Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCNVN về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN ngày 12-11-1982

− vì sao vịnh bắc bộ lại không có tuyên bố liên quan đến xác định các điểm để tính đường cơ sở?

• Vùng nội thủy:

− Khái niệm: Là các vùng nước ở phía trong đường cơ sở dùng đẻ tính chiều rộng lãnh hải (Điều 8.1 UNCLOS)

− Phân loại:

 Nội thủy thông thường (không được tự do đi lại)

 Nội thủy trong đó quyền đi lại không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng

 Vùng nước hay vịnh lịch sử

− Chế độ pháp lý của vùng nội thủy:

 Được coi như lãnh thổ đất liền: chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thủy là toàn vẹn và tuyệt đối

 Quốc gia ven biển thự hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ, bao trùm lên cả vùng trời, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển

 Mọi sự ra vào của tàu thuyền trong vùng nội thủy phải xin phép:

 Tàu thương mại: tự do đi lại

 Tàu phi thương mại và quân sự: phải xin phép

 Tàu nước ngoài vi phạm:

 Quyền tài phán về mặt dân sự

 Nếu tàu được hưởng quyền miễn trừ:

o Rời vùng nội thủy

o Yêu cầu quốc gia tàu treo cờ trừng phạt hành vi vi phạm đó

 Về mặt hình sự • Lãnh hải:

− Là vùng biển nằm giữa vùng nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

− Cách xác định chiều rộng lãnh hải:

 Trước Công ước LHQ 1982: không thống nhất

 Sau Công ước LHQ 1982: không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 3)

− Chế độ pháp lý của lãnh hải:

 Chủ quyền trên lãnh hải không tuyệt đối:

 Quyền qua lại không gây hại

 Quốc gia ven biển có quyền ấn đinmh những tuyến đường, phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài

 Chủ quyền quốc gia được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trơid trên lãnh hải, đến đáy và lòng đát dưới đáy của vùng biển này:

 Không tồn tại quyền qua lại không gây hại trong vùng trời trên lãnh hải

 Quyền tài phán trong lãnh hải

 Tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các luật của quốc gia ven biển về quyền qua lại không gây lại

 Tàu quân sự và phi thương mại: hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và dân sự

 Quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền tài phán hình sự đối với các vi phạm hình sự xảy ra trên tàu nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển...

 Quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật quốc gia cho phép để bắt giữ con tàu đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

→ Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008

2.2.2. Vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán

• Vùng tiếp giáp:

− Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài

− Chiều rộng vùng tiếp giáp: Không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở

− Chế độ pháp lý:

 Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

 Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình.

• Vùng đặc quyền kinh tế

− Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

− Nguồn gốc:

 Tuyên bố ngày 28/9/1945 của Tổng thống Truman về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả

 Một số quốc gia châu Mỹ La – tinh mở rộng lãnh hải lên đến 200 hải lý, tính từ đường cơ sở

 Năm 1971: Kenya đưa ra quan điểm dung hòa hai quan điểm nói trên

 Năm 1982: được thừa nhận và đưa vào phần V của Công ước LHQ năm 1982.

 Tuyên bố ngày 12/5/1977 của VN:

− Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:

 Quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật v.v…

 Quyền tài phán theo đúng quy định thích hợp của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường v.v... (điều 58 Công ước LHQ năm 1982)

 Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia có ba quyền cơ bản:

 Quyền tự do hàng hải

 Quyền tự do hàng không

 Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm • Thềm lục địa:

− Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách

Một phần của tài liệu Công pháp quốc tế_Vở ghi (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w