Nhận thức về tính chất phức tạp của các tranh chấp nguồn nước liên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông mê công (Trang 95 - 96)

với cả hai câu hỏi nêu trên, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết có lợi cho phía Mỹ, theo đó Canada có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi đập Gut như sau: “Trách nhiệm mở rộng ra không chỉ đối với những cư dân của đảo Les Galops mà với bất kỳ công dân Mỹ nào có liên quan trực tiếp.”

Phán quyết ngày 12 tháng 2 năm 1968

Trọng tài sau đó đã đưa ra phán quyết đối với câu hỏi thứ hai rằng liệu có sự giới hạn về thời gian nào cho trách nhiệm của Canada trong việc bồi thường cho những công dân Mỹ cho thiệt hại gây ra bởi đập Gut. Phía Canada lập luận rằng thời gian cho những bồi thường này đã hết hạn vào năm 1908. Phía Mỹ cho rằng không hề có sự giới hạn nào về thời gian và hành động của Canada khi gửi một công hàm ngoại giao tới Chính phủ Mỹ năm 1952 đã thừa nhận trách nhiệm cho thiệt hại gây ra bởi con đập, nên không thể biện minh rằng trách nhiệm của mình đã kết thúc vào năm 1908.

Trọng tài tuyên bố: “Theo đại diện ngoại giao chính thức, Chính phủ Canada công nhận trách nhiệm của mình trong việc bồi thường tất cả những khiếu kiện có liên quan đến trong năm 1951 và 1952”. Vấn đề duy nhất còn lại mà Trọng tài cần cân nhắc đó là đối tượng và mức độ bị thiệt hại do đập Gut gây ra, Trọng tài đã đề xuất giải pháp tự thỏa thuận giữa hai bên.

3.2. Một số bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy ở trên, có thể sơ bộ rút ra một số vấn đề sau:

3.2.1. Nhận thức về tính chất phức tạp của các tranh chấp nguồn nước liên quốcgia gia

Tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là loại tranh chấp quốc tế rất khó giải quyết và xu hướng ngày càng trở nên phức tạp do một số nguyên nhân chủ yếu là: (i) Tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 89

theo hướng làm cho nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến gia tăng tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia. Dân số ngày càng tăng, tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp là những yếu tố chủ yếu khiến các nguồn nước ngọt trên thế giới đang trở nên cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia chia sẻ các nguồn nước quốc tế. (ii) Yếu tố chính trị đóng vai trò chi phối đối với quá trình hợp tác khai thác, sử dụng và giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. Các chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng, trong khi mục tiêu theo đuổi của các chủ thể lại khác nhau, sự phức tạp của tranh chấp sẽ tăng lên một khi bị tác động bởi các mục tiêu chính trị xung đột giữa các chủ thể, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, thực dụng trong quan hệ quốc tế. Kinh nghiệm rút ra từ các thực tiễn quốc tế về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia đã cho thấy rõ đặc điểm này. Thực tế, yếu tố chính trị khiến tranh chấp nguồn nước liên quốc gia đang ngày càng trở nên gay gắt

ở hầu hết các lưu vực sông quốc tế, trong đó có lưu vực sông Mê Công. Nhận thức đầy đủ về vấn đề này sẽ góp phần quan trọng để các quốc gia liên quan hoạch định một chiến lược bao trùm, với lộ trình phù hợp để giải quyết hiệu quả tranh chấp nguồn nước liên quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông mê công (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w