Các biện pháp ngăn ngừa sự đơn điện trong lao động

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI tâm lý nảy SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH tại VIỆN NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO dục ATEC (Trang 34 - 42)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Các biện pháp ngăn ngừa sự đơn điện trong lao động

- Hợp nhất một số thao tác đơn giản, đồng nhất thành những thao tác phức tạp, đa dạng, phong phú hơn nhằm tăng tính súc tích trong nội dung công việc

Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi các thành phần được hợp nhất phải khác nhau về các điểm tâm - sinh lý của mình. Không thể hợp nhất các thành phần đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, những công việc đòi hỏi sự kiểm soát liên tục bằng mắt thành một thao tác, mà nên hợp nhất các thành phần mà việc thực hiện nó có liên quan đến sự hoạt động của các cơ quan cảm giác khác nhau.

35

- Thay đổi chu kỳ thực hiện thao tác. Nếu để người lao động phải thực hiện một loại thao tác quá lâu, kết ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác liên tục của không có sự thay đổi sẽ gây nên sự nhàm chán. Do vậy, có thể luân phiên người lao động làm các thao tác khác nhau, sự luân phiên này có thể tiến hành trong thời gian một ca, đôi khi trong một tuần làm việc. Sự di chuyển từ thực hiện thao tác này sang việc thực hiện thao tác khác tuy đơn giản, nhưng có thể làm cho người lao động cảm thấy hưng phấn hơn, đỡ nhàm chán hơn và có thể làm tăng năng suất lao động.

- Cố gắng tiến tới tự động hóa một số thao tác có thể thư giãn đôi chút, người lao động có thể nghĩ tới những điều vui vẻ, mà vẫn thực hiện được công việc. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng biện pháp này với loại thao tác đơn giản.

- Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có khoa học vào sản xuất, lao động. Đối với lao động có tính chất đơn điệu nên áp dụng nghỉ giải lao nhiều lần, nhưng thời gian nghỉ một lần không lâu, từ 5 - 10 phút, có thể nghỉ với các bài thể dục sản xuất, nghỉ với các hoạt động, trò chơi giải trí, vận động nhẹ.

- Sự thay đổi nhịp độ của các động tác trong băng chuyền cũng góp phần hạ thấp tính đều đều, đơn điệu trong lao động.

- Cải thiện điều kiện làm việc để giảm bớt tác động đơn điệu của môi trường: sử dụng ánh sáng hợp lý, màu sắc hấp dẫn, kết hợp với việc sử dụng âm nhạc chức năng và thỉnh thoảng có thể tổ chức ở ngoài môi trường tự nhiên (nếu công việc có thể sắp xếp được). - Sử dụng các kích thích khen thưởng vật chất, tinh thần hợp lý. Ví dụ có thể thông báo cho người lao động kết quả công việc họ làm được một giờ, một ca là bao nhiêu, tương ứng với số thu nhập mà họ có thể nhận được, hoặc sự thăm hỏi, động viên khích lệ của người quản lý sẽ góp phần làm giảm sự đơn điệu trong lao động.

Khi sử dụng các biện pháp nêu trên, cần tính đến các đặc điểm tâm lý cá nhân để phân công, sắp xếp công việc phù hợp.

3.2.3. Biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm trong lao động

Mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm như thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm trong

36

khi thực hiện hoạt động lao động. Nếu phát hiện đúng nguyên nhân, ta có thể tìm biện pháp để khắc phục phù hợp. Ngoài ra việc phát hiện sớm và đánh giá đúng sự mệt mỏi sẽ giúp cho việc khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và không để lại tác dụng phụ. Nhiều nhà khoa học cho rằng mệt mỏi cần được nghiên cứu theo một quan điểm toàn diện, hệ thống, nhằm vào con người, máy móc, sản phẩm, môi trường vật lý và xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu hiện tượng mệt mỏi cần có sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học, kỹ sư.

Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau, để phát hiện ra những biến đổi trong các chỉ số sinh học, như đo tuần hoàn và hô hấp, điện tim, điện não, kết quả thị lực, các phép đo phản ứng thị giác và thính giác, xác định khối lượng chú ý, khả năng ghi nhớ tư duy, các chỉ số, số đo về số lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp, lứa tuổi, năng lực, điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân của người lao động.

Khi đề cập tới biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm, người ta cho rằng cần quán triệt phương châm: Cố gắng làm giảm ảnh hưởng có hại của nhân tố cơ bản, tránh nhân tố bổ sung và thúc đẩy. Có một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Hợp lý hóa bản thân quá trình lao động, xem đây là biện pháp chính để ngăn ngừa mệt mỏi sớm. Do đó phải tổ chức quá trình lao động một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi phù hợp. Trong trường hợp tăng ca, tăng giờ phải chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tuy nhiên cũng không được lạm dụng, bởi sức người cũng có giới hạn nhất định.

- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, đảm bảo giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa, cũng như chế độ dinh dưỡng khi làm công việc nặng và vào ca đêm. - Tạo không khí tâm lý vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc. Nếu làm việc ở môi trường nắng gắt sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cần bổ sung nước uống và muối cũng như khoáng chất cần

37

thiết. Mùa lạnh, sự tiêu hao năng lượng của cơ thể sẽ lớn hơn, do vậy cần mặc ấm, ăn uống nóng, bổ sung chất béo, chất đạm để tăng cường calo cho cơ thể.

- Lưu ý tới các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, các phụ nữ thời kỳ mang thai, nuôi con bú, lao động có sử dụng trẻ em, người cao tuổi và những lao động có sức khỏe yếu để có thể sắp xếp công việc và thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

38

C. KẾT LUẬN

1. CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Có sự chú ý tậm trung cao độ để làm quen với cách thức làm việc và các trẻ ở trung tâm Có sự căng thẳng, áp lực vừa phải để tạo động lực thúc đẩy làm việc tích cực hơn Công tác với một tâm thế vui vẻ, nhiệt huyết trong công việc

2.CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Trạng thái mệt mỏi trong lao động do sự sắp xếp thời gian ngủ nghỉ, làm việc không hợp lý dẫn đến tình trạng mệt mỏi mỏi quá ngưỡng , làm giảm hiệu quả trong công việc như buồn ngủ trong giờ lên lớp, không để ý các cháu dẫn đến xảy ra những điều không mong muốn.

Sự căng thẳng quá ngưỡng dẫn đến trạng thái tâm lý mất cân đối, giảm hiệu quả làm việc, hiệu suất giảm xuống, không khí lớp học trầm xuống, dẫn đến buổn học hôm đó không thành công

Tạo áp lực quá mức dẫn đến stress, trầm uất

Để giải quyết được những vấn đề này chúng ta cần

Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, đảm bảo giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa, cũng như chế độ dinh dưỡng

- Tạo không khí tâm lý vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc. Nếu làm việc ở môi trường nắng gắt sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cần bổ sung nước uống và muối cũng như khoáng chất cần thiết. Mùa lạnh, sự tiêu hao năng lượng của cơ thể sẽ lớn hơn, do vậy cần mặc ấm, ăn uống nóng, bổ sung chất béo, chất đạm để tăng cường calo cho cơ thể.

- Lưu ý tới các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, các phụ nữ thời kỳ mang thai, nuôi con bú, lao động có sử dụng trẻ em, người cao tuổi và những lao động có sức khỏe yếu để có thể sắp xếp công việc và thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

39

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thạc sĩ Lê Thị Dung( 2009), “ Tâm lý học lao động”, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội Vũ Dũng( 1996), “ Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học xã hội”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Vũ Dũng( 2008), “ Từ điển Tâm lý học”, NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội Phạm Minh Hạc(1988), “ Tâm lý học 1”, NXB giáo dục Hà Nội, Hà Nội

Tiêu Thị Minh Hường- Lý Thị Hàm- Bùi Thị Xuân Mai(2014), “ Giáo trình tâm lý học xã hội tập 1”, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội

Phan Trọng Ngọ( chủ biên)- Nguyễn Đức Hưởng(2003), “ Các lý thuyết phát triển tâm lý người”, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội

Nguyễn Quang Uẩn(2014), “ Giáo trình tâm lý hcọ đaị cương”, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội

40

PHỤ LỤC

41

42

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI tâm lý nảy SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH tại VIỆN NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO dục ATEC (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)