6. Kết cấu bài nghiên cứu
3.3. Lợi thế so sánh và cạnh tranh thương mại của ngành dệt may Việt Nam Sử
dụng chỉ số thương mại RCA
Lợi thế so sánh hay còn được gọi đầy đủ là lợi thế so sánh hiện hữu (tên tiếng anh là Revealed Comparative Advantage – RCA), là một chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó của một quốc gia, từ đó chỉ ra được liệu quốc gia đó có lợi thế so sánh đối với mặt hàng đó hay không. Công thức để tính RCA được tính như sau:
𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 = 𝑥𝑖𝑗/𝑋𝑖𝑡 𝑥𝑤𝑗/𝑋𝑤𝑡
Trong đó, 𝑥𝑖𝑗 và 𝑥𝑤𝑗 lần lượt là giá trị xuất khẩu hàng hóa j của quốc gia i và của thế giới, 𝑋𝑖𝑡 và 𝑋𝑤𝑡 lần lượt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới. Nếu chỉ số RCA lớn hơn 1, quốc gia i sẽ có lợi thế so sánh trong mặt hàng j và ngược lại, nếu chỉ số RCA nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì quốc gia i sẽ không có lợi thế so sánh trong mặt hàng j. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao.
Khi một quốc gia i có lợi thế so sánh đối với một mặt hàng nào đó ký kết các Hiệp định Thương mại với một quốc gia hoặc khu vực j không có lợi thế so sánh đối với mặt hàng đó thì điều này sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó từ quốc gia i sang quốc gia hoặc khu vực j.
31
Bảng 3.5: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của dệt may Việt Nam so với thế giới giai đoạn 2010-2019 HS 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 50 2,7 3,01 2,62 2,88 2,97 2,87 3,02 3,59 3,65 3,72 51 0,09 0,11 0,06 0,03 0.04 0,03 0,04 0,04 0,03 0,04 52 2,44 2,1 1,97 2,33 3,12 3,15 3,63 3,8 3,81 3,84 53 1,88 1,87 1,53 1,13 1,45 0,89 0,82 0,74 0,83 0,57 54 2,41 2,61 2,32 2,15 2,05 1,69 1,49 1,56 1,74 1,5 55 2,9 2,9 2,72 2,11 1,63 1,25 1,23 1,11 1,24 1,23 56 1,25 1,22 1,2 1,18 1,2 1,1 1,09 1,06 1,1 1,04 57 0,33 0,25 0,27 0,26 0,23 0,22 0,21 0,22 0,37 0,77 58 0,56 0,5 0,62 0,57 0,59 0,58 0,56 0,59 0,67 0,66 59 2,6 2,92 2,54 2,51 2,47 2,21 1,82 1,73 1,82 1,89 60 1,18 1,25 1,15 1,14 1,22 1,48 1,64 1,74 2,07 2,19 61 5,59 5,26 4,94 4,88 5,12 4,62 4,83 4,73 5,05 4,82 62 6,42 6,58 6,1 6,16 6,02 5,21 5,2 4,81 5,31 5,03 63 3,39 2,72 2,47 2,63 2,48 2,24 2,04 1,88 1,88 1,92
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu World Bank
Có thể thấy hầu hết các mặt hàng của dệt may Việt Nam đều có lợi thế so sánh so với thế giới và tương đối ổn định. Nhóm có lợi thế so sánh cao nhất là quần, áo may sẵn (HS 61,62), các nhóm sản phẩm khác như: tơ lụa (HS 50), bông (HS 52), các sản phẩm dệt may sẵn (HS 63), các loại vải dệt (HS 59), sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo (HS 54), sợi staple tổng hợp hoặc nhân tạo (HS 55),…. đều có chỉ số so sánh lớn hơn 1 bởi lẽ đây đều là những mặt hàng có độ thâm dụng lao động lớn có thể tận dụng được lực lượng lao động trẻ, dồi dào đồng thời quá trình sản xuất cũng không đòi hỏi quá nhiều về chuyên môn. Về tổng thể, các mặt hàng dệt may Việt Nam đều có RCA khá cao nhưng đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh đến từ các nước gia công mới nổi như Campuchia, Trung Quốc,…Ngoài ra, trong những năm gần đây nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ cũng không còn là điểm mạnh để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nữa. Bên cạnh đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may cũng làm mất dần lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
32
Bảng 3.6: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của dệt may Việt Nam và các nước lớn xuất khẩu vào Anh
2010 2019
HS Việt Nam
Trung
Quốc Campuchia Pakistan
Việt Nam
Trung
Quốc Campuchia Pakistan
50 2,7 4,64 0 0,18 3,72 3,6 0 0,15 51 0,09 1,73 - 0,63 0,04 1,36 0 0,17 52 2,44 2,16 0,03 48,86 3,84 1,88 0,06 45,37 53 1,88 2,09 - 0,8 0,57 2,32 0 0,9 54 2,41 2,22 0,01 1,03 1,5 3,12 0,11 0,67 55 2,9 2,16 0,27 10,24 1,23 2,49 0,29 6,57 56 1,25 1,24 0 1,01 1,04 1,63 0,15 0,65 57 0,33 1,37 0,02 6,68 0,77 1,38 0 3,34 58 0,56 3,03 0,09 1,44 0,66 3,06 0,12 1,64 59 2,6 2,32 0,03 0,3 1,89 2,24 1,09 0,29 60 1,18 3,02 0,26 2,13 2,19 3,71 0,84 0,78 61 5,59 3,48 43,4 7,63 4,82 2,45 34,69 10,9 62 6,42 3,06 1,4 6,07 5,03 2,35 13,55 10,39 63 3,39 3,77 0,83 46,18 1,92 3,12 2,54 47,72
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu World Bank ("-": không có số liệu)
Có thể thấy chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của dệt may Việt Nam so với Trung Quốc đa số đều kém hơn. Chỉ có bông (HS 52) và quần, áo may sẵn (HS61, 62) là chiếm lợi thế so sánh. Tuy nhiên ở nhóm sản phẩm này, chỉ số RCA của chúng ta lại thấp hơn nhiều so với hai quốc gia còn lại là Campuchia và Pakistan. Đặc biệt đây lại là những nhóm sản phẩm chủ đạo của dệt may Việt Nam, điều này sẽ là một thách thức lớn đối với ngành dệt may nước ta.
Tuy nhiên nếu không xét tới Trung Quốc, vì quốc gia này vẫn luôn nắm giữ thị phần rất lớn ở thị trường Anh, Việt Nam vẫn có lợi thế so sánh cao hơn đối với một số mặt hàng so với Campuchia và Pakistan. Cụ thể ở một số nhóm sản phẩm như tơ lụa (HS 50), sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo (HS 54), các sản phẩm không dệt hoặc sợi đặc biệt (HS 56), các loại vải dệt (HS 59) Việt Nam đều có lợi thế hơn so với Campuchia và Pakistan. Đây sẽ là cơ hội tốt để chúng ta có thể cải thiện chất lượng của những nhóm sản phẩm chưa phải thế mạnh từ đó nâng cao lợi thế so sánh của các
33
mặt hàng đó nói riêng, cũng như nâng cao lợi thế so sánh của ngành hàng dệt may nói chung.
3.4. Đánh giá về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Vương quốcAnh