Nhóm giải pháp phát triển hạt ầng internet, tăng cường ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam. (Trang 133 - 151)

ngh thông tin

Tron bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Công nghệ thông tin và internet có mặt ở khắp mọi nơi và có vai trò quan trọng đối với phát triển của mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế và xã hội. Internet ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, nó không những giúp các cá nhân, các doanh nghiệp và tổ chức trong việc liên lạc, truyền tải giữ liệu mà còn tạo ra kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ, internet tham gia vào hoạt động marketing, bán hang v.v giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thông tin, thị trường từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia cũng như các địa phương. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, internet ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thể chếở hầu hết các chỉ số. Chính vì vậy, phát triển hạ tầng internet và tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin là điều kiện quan trọng để giúp các địa phương cải thiện chất lượng thể chế

và phát triển kinh tế. Để internet trở thành động lực phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng thể chế thì các địa phương cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các địa phương cần hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển hạ tầng internet. Chính quyền các tỉnh/thành phố

cần chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch về

phát triển hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ thông tin. Các tỉnh cũng cần bố trí nguồn nhân lực và vật lực cho phát triển hạ tầng internet. Bên cạnh đó, cần huy động các nguồn lực đầu tư từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào quá trình phát triển hạ tầng internet.

Thứ hai, chính quyền trung ương và các địa phương cần có các chính sách quyết liệt để phát triển hạ tầng băng rộng để bảo đảm kết nối internet. Đây là điều kiện cần để xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xây dựng, phát triển hạ

tầng internet cần giao cho các công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông thực hiện. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng rộng, các nhà mạng tăng cường đầu tư hạ

thống mạng 5G và đầu tư vào mạng cáp quang để phát triển hạ tầng số. Để phát triển

đồng bộ, các địa phương cần đạt được mục tiêu mở rộng phạm vi mạng di động và kết nối mạng đến tất cả các làng, xã xa xôi chưa được kết nối, và để từng ngôi làng có thể truy cập băng thông rộng giá rẻ.

Thứ ba, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại địa phương một cách đồng bộ. Internet là điều kiện bắt buộc đẩy xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương. Bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng internet thì chính quyền các địa phương cần chủ động tạo lập ngân sách riêng cho hoạt động ứng dụng CNTT. Việc triển khai ứng dụng CNTT cũng cần phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, đảm bảo triển khai đồng bộ giữa các sở, ban, ngành. Ứng dụng CNTT tại địa phương góp phần đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý của chính quyền, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận thông tin và thực hiện các dịch vụ dễ dàng hơn từ đó giúp các địa phương thoát khỏi lạc hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

KT LUN CHƯƠNG 5

Giải pháp nâng cao chất lượng thể chếở địa phương tại Việt Nam tại chương 5

được nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề tài đã phân tích ở các chương trước. Các giải pháp được chia thành 4 nhóm như sau:

(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh cho các địa phương. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào hoàn thiện các quy định về thành lập, tổ chức và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp; hoàn thiện và phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường; hoàn thiện khung pháp luật về sở hữu, khung pháp luật về giải quyết tranh chấp v.v

(2) Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân như giải quyết vấn đề

việc làm, phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, phòng chống tham nhũng, đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và chính sách cho người ngheo, người dân tộc thiểu số.

(3) Nhóm giải pháp thu hút FDI vào các địa phương đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút FDI, hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục.

(4) Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng internet, tăng cường ứng dụng công nghệ

KT LUN

Luận án với tiêu đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thể chế, chất lượng thể

chế, đo lường chất lượng thể chế, và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở

chính quyền cấp tỉnh của Viêt Nam. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và rà soát các bộ

chỉ số đo lường chất lượng thể chế, nghiên cứu đã rút ra được các khái niệm về thể

chế, phân loại thể chế, các chiều cạnh và chỉ tiêu thành phần đo lường chất lượng thể

chế. Dựa trên phân tích thực trạng chất lượng thể chế từ các bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng thể chế luận án cũng đã phác họa bức tranh chung về môi trường thể chế quốc gia, và chất lượng thể chế cấp địa phương trong giai đoạn 10 năm gần đây. Bên cạnh

đó, mô hình tác động cốđịnh với biến công cụ cũng đã chỉ ra được các yếu tố nào tác

động và có ý nghĩa thống kê đến các chỉ số “chất lượng thể chế”, trên cở sở đó một số

giải pháp đã được đề xuất để nâng cao và cải thiện chất lượng thể chế ở cấp địa phương của Việt Nam nói riêng, và môi trường thể chế quốc gia nói chung. Tóm lại, nghiên cứu đạt được một số kết quả như sau:

Thư nhất, dựa trên nghiên cứu lý thuyết và tổng quan tài liệu luận án đã đưa ra

được định nghĩa về thể chế dựa trên định nghĩa của North DC (1990), phân loại thể

chế theo các nhóm: thể chế pháp lý, thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế xã hội. Luận án tập trung vào các vấn đề về thể chế kinh tế. Mặt khác, luận án cũng chỉ ra việc

đo lường thể chế kinh tế dựa trên khung lý thuyết KKZ (ứng dụng trong đo lường chất lượng quản trị của Ngân hàng Thế giới) với 2 chiều cạnh và các chỉ số thành phần.

Thứ hai, dựa trên bộ số liệu quốc tế (WGI và GCI), các bộ chỉ số của Việt Nam (PAPI và PCI) trong giai đoạn 10 năm gần đây, luận án đã chỉ ra thực trạng về môi trường thể chế, chất lượng thể chế Việt Nam. Theo đó, đã có sự thay đổi theo hướng tích cực ở nhiều chỉ số “chất lượng thể chế” hay nói cách khác chất lượng thể chế quốc gia nói chung, và thể chế chính quyền địa phương nói riêng đã có những bước tiến. Tuy nhiên, dưđịa để cải thiện là còn rất nhiều, nhiều mặt còn yếu kém và ở dưới mức trung bình của thế giới.

Thứ ba, các kết luận từ những mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế nhấn mạnh đến vai trò của nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ giáo dục, dân trí; nâng cao khả năng tiếp cận internet, chú trọng đến vấn đề

thu hút FDI; hay sựđa dạng về sắc tộc (nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ) là rào cản

cao thu nhập bình quân trên đầu người, nâng cao chất lượng hạ tầng internet, đảm bảo sự tiếp cận công nghệ thông tin của ngưởi dân, tăng cường khả năng thu hút FDI, chú trọng đến các địa phương có nhiều thành phần dân tộc và có chính sách riêng trong nâng cao chất lượng thể chếở các địa phương này.

Tuy nhiên luận án cũng còn có một số hạn chế như:

Hạn chế về nguồn số liệu: do hiện nay các định nghĩa về mặt thể chế kinh tế, cũng như việc đo lường chất lượng thể chế chưa được thống nhất, và cũng chưa có bộ

số liệu riêng vềđo lường thể chế kinh tế của Việt Nam. Do đó, các chiều cạnh của chất lượng thể chếđược dựa trên bộ chỉ sốđược xây dựng công phu, và sử dụng phổ biến ở

Việt Nam trong phân tích chất lượng thể chế quản trị. Tuy nhiên, các thành phần và cả

chỉ số có thể không hoàn toàn trùng khớp với khung đo lường được đặt ra, các chỉ số

từ PCI chỉ mang tính thay thế. Ngoài ra, các biến phụ thuộc (các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng thể chế) được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, và dựa trên các tính toán của tác giả từ các bộ số liệu VHLSS, do vậy các số liệu chưa mang tính cập nhật (số liệu mới có đến 2018 cho các chỉ số về “sử dụng internet”, “trình độ giáo dục”…vv). Mặt khác, một số yếu tố khác có thểảnh hưởng đến chất lượng thể chếđịa phương nhưng do hạn chế về mặt số liệu nên chưa được xem xét trong mô hình.

Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ xem xét được mối quan hệ một chiều giữa các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng thể chế, mà chưa nghiên cứu được ở chiều ngược lại (chất lượng thể chế ảnh hưởng thế nào đến trình độ phát triển, thu hút FDI, trình độ

giáo dục của người dân…vv). Việc làm rõ mối quan hệ hai chiều này nên được xem xét trong các nghiên cứu trong tương lai.

DANH MC CÔNG TRÌNH KHOA HC ĐÃ CÔNG B

1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), “Nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của CPTPP”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, 06/2018

2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2020), “Thực trạng chât lượng thể chế Việt Nam trong 10 năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 36 (12-2020)

3. Bùi Văn Huyền & Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2021), “Factors affecting the quality of local government economic management in Vietnam”, Tạp chí NAM Today, No. RNI/No-45896/87 VOL. CIII, NO. 04 APRIL 2021

4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2021), “Thực trạng thể chế và phương hướng nâng cao chất lượng thể chế tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm 2021-2025”, Học viện Tài chính, tr.681-686

TÀI LIU THAM KHO

1. A Del Monte, Alfredo, and Erasmo Papagni (2007), "The determinants of corruption in Italy: Regional panel data analysis", European Journal of Political Economy, 23.2 (2007): 379-396.

2. Acemoglu, D., & Robinson, J. A. (2000), "Why did the West extend the franchise? Democracy, inequality, and growth in historical perspective", The quarterly journal of economics, 115(4), 1167-1199.

3. Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2001), "The colonial origins of comparative development: An empirical investigation", American economic review, 91(5), 1369-1401.

4. Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2002), "Reversal of fortune: Geography and institutions in the making of the modern world income distribution", The quarterly journal of economics, 117(4), 1231-1294.

5. Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2005), "Institutions as a fundamental cause of long-run growth", Handbook of economic growth, 1, 385-472.

6. ADB. (1995), Governance: Sound Development Management.

7. Alesina, A., & Perotti, R. (1996), "Income distribution, political instability, and investment", European economic review, 40(6), 1203-1228.

8. Alesina, A., & Rodrik, D. (1993), Income distribution and economic growth: A simple theory and some emprirical evidence. In: The political economy of

business cycles and growth, Cambridge MA, MIT Press.

9. Alesina, A., Devleeschauwer, A., Easterly, W., Kurlat, S., & Wacziarg, R. (2003), "Fractionalization", Journal of economic growth, 8(2), 155-194.

10. Alonso, J. A., & Garcimartín, C. (2013), “The determinants of institutional quality. More on the debate", Journal of International Development, 25(2), 206-226.

11. Aoki, M. (2001), Toward a comparative institutional analysis: MIT press.

12. Aron, J. (2000), "Growth and institutions: a review of the evidence", The World Bank Research Observer, 15(1), 99-135.

13. Asongu, S. A., Nwachukwu, J. C., & Orim, S. M. I. (2018), Mobile phones, institutional quality and entrepreneurship in Sub-Saharan Africa, Technological Forecasting and Social Change, 131.

14. Bạch Ngọc Thắng. (2017), "Thể chế quản lý điều hành cấp tỉnh và sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tư nhân Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, phiên bản tiếng Anh, 19(1), trang 5-24.

15. Baryshnikova, N. V., & Wihardja, M. M. (2012), The Effect of Inequality, Democracy, and Economic Development on Institutions: A Dynamic Panel Study, Paper presented at the 9th Annual Conference of the HDCA.

16. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2001), "Law, politics, and finance", Available at SSRN 269118.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019), Tìm hiểu về chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) của Diễn đàn kinh tế thế giới.

18. Brewer, G. A., Choi, Y., & Walker, R. M. (2007), "Accountability, corruption and government effectiveness in Asia: an exploration of World Bank governance indicators", International Public Management Review, 8(2), 204-225.

19. CECODES, & UNDP. (2010), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở việt nam (papi) 2010. Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân.

20. Chong, A., & Calderon, C. (2000), "Causality and feedback between institutional measures and economic growth", Economics & Politics, 12(1), 69-81.

21. Chong, A., & Zanforlin, L. (2000), "Law tradition and institutional quality: some empirical evidence", Journal of International Development, 12(8), 1057-1068.

22. Coase, R. H. (1960), "The Problem of Social Cost", Journal of Law and Economics, 1.

23. Del Monte, A., & Papagni, E. (2007), "The determinants of corruption in Italy: Regional panel data analysis", European Journal of Political Economy, 23(2), 379-396.

24. Diamond, J., & Ford, L. E. (2000), "Guns, germs, and steel: the fates of human societies", Perspectives in Biology and Medicine, 43(4), 609.

25. Dixit, A. (2009), "Governance institutions and economic activity", American economic review, 99(1), 5-24.

26. Djankov, S., La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., & Shleifer, A. (2002), "The regulation of entry", The quarterly journal of economics, 117(1), 1-37.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

28. ĐỗĐức Bình, & Võ Thế Vinh. (2017), "Một số rào cản về thể chế kinh tếđối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và định hướng khắc phục", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 241 tháng 7/2017.

29. Đỗ Thị Lê Mai và các cộng sự. (2020), Thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và định hướng giải pháp đến năm 2030, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

30. Đỗ Tiến Sâm, & Hoàng Thế Anh. (2014), Kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam.

31. Dollar, D., & Kraay, A. (2003), "Institutions, trade, and growth", Journal of monetary economics, 50(1), 133-162.

32. Dương Ngọc. (2012, 31/08/2012), Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số, VnEconomy. Retrieved from http://vneconomy.vn/thoi-su/kinh-te-viet-nam-67- nam-qua-cac-con-so-2012083112062680.htm

33. Easterly, W. (2001), "The middle class consensus and economic development",

Journal of economic growth, 6(4), 317-335.

34. Easterly, W., & Levine, R. (1997), "Africa's growth tragedy: policies and ethnic divisions", The quarterly journal of economics, 112(4), 1203-1250.

35. Easterly, W., & Levine, R. (2003), "Tropics, germs, and crops: how endowments influence economic development", Journal of monetary economics, 50(1), 3-39.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam. (Trang 133 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)