Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương:

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 46 - 49)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

2.1.5. Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương:

Mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao năng động, sáng tạo, có trách nhiệm xã hội và có năng lực làm việc chuyên nghiệp trong môi trường toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, nhà trường tập trung xây dựng chương trình đào tạo khoa học, hiện được và được công nhận bởi các trường đại học, tổ chức trong khu vực và thế giới, đảm bảo tính liên thông với các chương trình đào tạo trong nươc và quốc tế.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và dự báo nhau cầu của xã hội, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành học, thường xuyên được cập nhật phù hợp với thực tiễn xã hội. Nhà trường luôn quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, môi trường học tập như phòng học, trang thiết bị giảng dạy, thư viện, sách và giáo trình, hệ thống thông tin,… đáp ứng tốt nhất cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Thế mạnh của Trường Đại học Ngoại thương là đào tạo chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, chuyên ngành kinh tế đối ngoại vẫn luôn được xã hội đánh giá cao. Số lượng sinh viên lựa chọn đăng ký và học chuyên ngành kinh tế đối ngoại cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sinh viên của nhà trường. Trước giai đoạn năm 1999, Trường Đại học Ngoại thương chỉ đào tạo một chuyên ngành là kinh tế đối ngoại. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như phù hợp với mục tiêu phát triển trở thành trường đại học đa ngành, nhà trường đã mở rộng đào tạo sang nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, luật, tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán và ngôn ngữ. Trường Đại học Ngoại thương hiện đang đào tạo hệ chính quy bậc đại học cho 12 ngành với 21 chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh các chương trình đào tạo tiêu chuẩn,

Trường Đại học Ngoại thương còn có các chương trình đào tạo hệ chính quy bậc đại học bằng tiếng Anh được công nhận bởi các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức quốc tế, bao gồm: 03 chương trình tiên tiến ngành Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và ngành Tài chính – Ngân hàng, 9 chương trình chất lượng cao gồm các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Ngân hàng và Tài chính quốc tế, Kinh tế quốc tế, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Pháp thương mại, và 3 chương trình định hướng nghề nghiệp gồm chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế. Các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh này vói mục tiêu cung cấp kiến thức hiện đại, cập nhật, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người học, giúp người học hội đủ các điều kiện trở thành công dân toàn cầu. Chương trình giảng dạy có sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên nước ngoài, cộng đồng tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Ngoại thương cũng có nhiều thay đổi. Nhà trường đã đa dạng hóa cách thức tuyển sinh giúp người học có nhiều lựa chọn phương án phù hợp với khả năng của bản thân. Ngoài phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia, bắt đầu từ năm 2019, Trường Đại học Ngoại thương đã áp dụng thêm hình thức tuyển sinh riêng bao gồm: Xét kết quả học tập THPT cho đối tượng thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi thành phố/tỉnh và hệ chuyên; Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả học tập THPT; Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Phương thức xét tuyển mới với số lượng sinh viên được xét tuyển tăng hằng năm. Cụ thể, năm 2019, số thí sinh trúng tuyển các phương thức xét tuyển riêng là 555 thí sinh tại Trụ sở chính và 188 thí sinh tại cơ sở 2. Năm 2020, số thí sinh trúng tuyển các phương thức xét tuyển riêng là 1395 thí sinh tại Trụ sở chính và 586 thí sinh tại cơ sở 2. Sự đa dạng hóa phương thức tuyển sinh mang lại nhiều lợi ích cho người học và cả nhà trường. Về phía người học, họ có thêm nhiều lựa chọn cũng như xây dựng kế hoạch học tập để đạt được những tiêu chí đề ra, không phải phụ thuộc quá nhiều vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Về phía nhà trường, đa dạng hóa phương thức xét tuyển sẽ

giúp cho nhà trường có nhiều cơ hồi để lựa chọn được sinh viên có chất lượng tốt. Năm 2021, Trường Đại học Ngoại thương đã có kế hoạch sử dụng 6 phương thức xét tuyển, bao gồm: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên; Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên; Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo các tổ hợp môn xét tuyển; Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 2021; và Phương thức xét tuyển thẳng năm 2021 (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và các hoạt động phục vụ đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, quan tâm phát triển các năng lực khác bên cạnh năng lực chuyên môn của sinh viên. Nhà trường luôn tạo điều kiện để sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi để sinh viên tự do tham gia và có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân. Nhiều cuộc thi có uy tín đã làm nên thương hiệu sinh viên Ngoại thương và gây được tiếng vang lớn không chi ở quy mô nhà trường mà còn đang mở rộng ra quy mô toàn quốc như: “Khởi nghiệp cùng Kawai”, “Bản lĩnh Marketer”. “Ứng viên tài năng”. “I-invest”, “IPChallenge”,... Nhiều chương trình văn hóa – văn nghệ - thể dục – thể thao cũng đã tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên thể hiện tài năng và trí tuệ bản thân như “Duyên dáng Ngoại thương”, “FTU’s Club Day”, “FTU’s Day”. Nhà trường đã ban hành chính sách hỗ trợ sinh viên với tổng kinh phí hàng năm lên đến gần 20 tỷ đồng. Các hoạt động cụ thể hóa chính sách hỗ trợ sinh viên rất đa dạng từ trao các loại hình học bổng khuyến khích học tập; miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, con thương bệnh binh; cho sinh viên vay tiền lãi suất thấp trả học phí; hỗ trợ ký túc xá; chăm lo đời sống sinh viên (hỗ trợ Tết, khen

thưởng,…); hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sinh viên cho đến việc tài trợ cho các dự án khởi nghiệp đột phá của sinh viên. Việc thành lập Trung tâm Không gian ươm tạo và sáng tạo FTU và Trung tâm Hỗ trợ sinh viên là minh chứng rõ nét cho những cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động của sinh viên.

Sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương có truyền thống năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức tốt nên được thị trường lao động đánh giá cao. Hơn 70 Câu lạc bộ hoạt động cùng hàng trăm sự kiện lớn nhỏ diễn ra sôi động trong năm học do các Câu lạc bộ sinh viên tổ chức. Nhiều sinh viên tài năng đạt giải cao ở các cuộc thi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mặt bằng chung, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương được đánh giá là nhóm sinh viên có học lực tốt nhất của Việt Nam. Điểm xét tuyển luôn nằm trong nhóm các trường đại học có điểm xét tuyển cao nhất. Về mặt lợi thế, sinh viên có tư duy tốt sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, có khả năng tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngược lại, sinh viên sẽ có yêu cầu, tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w