6. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Sự cần thiết của chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng
thương mại
Để đảm bảo sự phát triển của ngân hàng thương mại, vấn đề cốt yếu đầu tiên chính là cần đảm bảo cho ngân hàng có được nguồn nhân lực phát triển tương xứng. Phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại vì vậy là cần thiết, và thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu phát triển mạng lưới và phát triển các dịch vụ giátrị gia tăng trong ngân hàng thương mại. Nguồn nhân lực cần được phát triển,mà trước hết là nhu cầu tuyển dụng thêm, để gia tăng quy mô nguồn nhân lực cho ngân hàng, đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng lên, trong khi địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng.
Thứ hai, xuất phát từ chất lượng nguồn cung nhân lực trên thị trường lao độngtài chính ngân hàng (cũng như thị trường lao động nói chung). Như đã trình bày, do những tồn tại yếu kém chưa thể khắc phục ngay của hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia, nhân lực dù đã qua trường lớp đào tạo chính quy nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, còn là những khiếm khuyết về tác phong, kỷ luật; là sức ỳ và các hạn chế khác về mặt tâm lý. Nguồn nhân lực cần được phát triển, mà ở đây tập trung vào khía cạnh đào tạo cho nhân viên mới, giúp nhân viên mới nhanh chóng hoà nhập và hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ được ngân hàng phân công.
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu tự thân của nguồn nhân lực trong ngân hàng thương mại. Các cá nhân trong ngân hàng, ngoài nhu cầu làm việc để nhận về những khoản thu nhập chính đáng, còn có nhu cầu phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng chính là lợi ích của từng thành viên trong đó. Phát triển nguồn nhân lực phản ánh tính nhân văn. Ngoài ra, nó còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bởi