CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức
1.3.2. Kinh nghiệ mở Thành phố Hà Nội
Kết quả hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa VIII) cho thấy, cơng tác cán bộ của Thành phố Hà Nội có những bước tiến đáng kể; đội ngũ cán bộ ngày càng có nhiều đóng góp xứng đáng vào thành tựu đổi mới và phát triển của Thủ đô. Một số biện pháp mà Hà Nội đã thực hiện để thực hiện chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
* Thực hiện đồng bộ, hiệu quả, chất lượng chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ
Năm 2009 là năm thứ hai Thành phố Hà Nội chọn công tác cán bộ là một trong hai khâu đột phá để triển khai tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thành phố quan tâm cơng tác luân chuyển, điều động cán bộ. Bởi qua thực tế luân chuyển cán bộ những năm gần đây cho thấy đây là cơ hội để tạo nguồn cán bộ dồi dào, có trình độ chun mơn cao, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, được rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo ngay ở cơ sở. Thành ủy đã ban hành kế hoạch 11-KH/TU, trong đó nêu rõ nguyên tắc trong thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ. Theo đó, đối tượng luân chuyển, điều động là những cán bộ chủ chốt của phòng, ban của Quận (Huyện) chưa tham gia lãnh đạo chủ chốt ở xã và lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban ngành tỉnh thuộc thành phố (nam dưới 54 tuổi, nữ dưới 49 tuổi) chưa tham gia lãnh đạo chủ chốt ở các Quận, huyện; cán bộ trong diện quy hoạch cán bộ chủ chốt của các quận. Về phân công nhiệm vụ, theo đúng chuyên
mơn của cán bộ. Những đồng chí có khả năng phát triển, có thể ln chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho quy hoạch cán bộ. Những đồng chí có kinh nghiệm quản lý, chun mơn sâu được phân công phụ trách những lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Kế hoạch của Thành ủy cũng nêu rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và cán bộ thực hiện điều động, luân chuyển. Ðó là, chống tư tưởng cục bộ, khép kín, khơng muốn nhận hoặc gây khó khăn cho cán bộ từ nơi khác chuyển về. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Ðảng, kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển mà khơng có lý do chính đáng và những cán bộ vì tư tưởng cục bộ, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được luân chuyển, điều động tới, hoặc lợi dụng việc ln chuyển cán bộ để đưa người khơng hợp với mình đi nơi khác. Sau mỗi năm cơng tác, cấp ủy, chính quyền quản lý cán bộ luân chuyển cần nhận xét, đánh giá cán bộ được luân chuyển. Kịp thời ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ðến nay, qua ba đợt, Thành ủy đã điều động, luân chuyển 57 cán bộ; cán bộ luân chuyển đã tiếp cận ngày với cơng việc mới, nhiều đồng chí được cấp ủy Thành phố, huyện quy hoạch vào vị trí lãnh đạo cao hơn. Công tác luân chuyển được thực hiện dân chủ, tập trung, dư luận hoan nghênh, là tiền đề để Hà Nội đưa công tác này trở thành nền nếp.
Ðể đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh tồn diện CNH, HÐH Thủ đơ, kế hoạch thực hiện Kết luận của Hội nghị T.Ư 9 (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 của Thành ủy Hà Nội đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, hiệu quả và chất lượng. Thành ủy đang xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong từng loại hình cơ quan, đơn vị. Cùng với đó là phân cấp quản lý, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, đặc biệt là xây dựng cơ chế phát hiện cán bộ giỏi, nhiều triển vọng phát triển để quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Khắc phục bằng được tình trạng hẫng hụt, chắp vá khi có nhu cầu sử dụng cán bộ, bảo đảm sự kế thừa, chuyển tiếp liên tục và vững vàng. Mỗi nhiệm kỳ HÐND, phấn đấu thay mới từ 30 đến 40% đại biểu HÐND cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ phải được kiểm điểm nghiêm túc, đúng thực chất tại nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng và
tổng kết công tác đảng, đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh hằng năm.
* Gắn quy hoạch với đào tạo và sử dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở
So với nhiều tỉnh, thành khác, trình độ của đội ngũ cán bộ Thành phố Hà Nội khá cao: 98,7% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý tốt nghiệp đại học, 23,3% trên đại học và 91% đã qua đào tạo lý luận chính trị cao cấp, cử nhân; cán bộ chủ chốt xã có 26,2% đã tốt nghiệp đại học, 71,8% qua đào tạo trung cấp lý luận chính trị trở lên. Tuy nhiên, chất lượng cán bộ lại không đồng đều. Huyện miền núi Ba Vì là một điển hình với 31 xã, thị trấn trên diện tích hơn 400km2, cơng việc nhiều, địa bàn rộng nhưng mới chỉ có 17% số cán bộ cơ sở có kiến thức chun mơn; đa số trình độ yếu, tuổi cao. Biết rõ điểm yếu này, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở nhiều lớp đào tạo bậc đại học chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thu hút hơn 200 cán bộ đi học.