6. Kết cấu của đề tài
1.4. Rủi ro vỡ nợ và dư báo rủi ro vỡ nợ
1.4.1. Khái niệm rủi ro vỡ nợ
Khái niệm về rủi ro vỡ nợ xuất hiện từ khá sớm, trong văn bản cố nhất còn lưu trữ là bộ luật Hammurabi, khoảng thập niên 1760 trước Công nguyên tuy chưa có mơ tả chính xác về mối quan hệ vay và cho vay nhưng đã chỉ ra rằng nếu người vay khơng trả được nợ thì sẽ bị coi như phạm tội và cần có xử phạt. Từ đó cho thấy, từ xưa con người đã sớm thấy được độ rủi ro khi tham gia vào quan hệ tín dụng.
Rủi ro vỡ nợ (Default Risk) là thuật ngữ dùng khi một tổ chức/doanh nghiệp hoặc cá nhân không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán cần thiết cho các
nghia vu ̣nợ của họ (Cheng và cộng sự, 2003). Bên cho vay và nhà đầu tư phải chịu rủi ro vỡ nợtrong hầu hết các dang gia hạn tín dụng. Một cơng ty mức độ rủi ro cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, hay lãi suất cao hơn. Rủi ro vỡ nợcủa người vay có thể thay đổi do những thay đổi trong nền kinh tế hoặc thay đổi trong tình hình tài chính của người vay. Suy thối kinh tế có thể ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của người vay, ảnh hưởng đến khả năng trả lãi cho các khoản nợ và cuối cùng là năng lực trả nợ giảm dần theo thời gian.
Các mơ hình dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp được bắt đầu từ những năm 1930 với các nghiên cứu gốc bàn vệ việc sử dụng phân tích nhân tố để dự báo vỡ nợ. Tiêu điểm của các nghiên cứu trong khoảng thời gian này là các nghiên cứu phân tích đơn biến (Campbell và cộng sự, 2011). Những nghiên cứu tách các nhân tố đơn lẻ và so sánh một vài nhân tố giữa hai nhóm doanh nghiệp vỡ nợ và khơng vỡ nợ, nếu các nhân tố tài chính cho thấy các dấu hiệu khác nhau giữa hai nhóm vỡ nợ và khơng vỡ nợ thì chúng được sử dụng như các biến dự báo. Những nghiên cứu đơn biến rất quan trọng như một bước chuẩn bị nền móng cho các mơ hình dự báo khả năng vỡ nợ đa biến sau này.