Vai trò của tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - 1906030228 - TCNH26A (Trang 25 - 28)

Đối với ngân hàng

Ngân hàng tìm kiếm nguồn thu thông qua việc cung cấp các hoạt động dịch vụ như thanh toán, tư vấn tài chính, trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động chiếm tỷ lệ cao trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy mọi ngân hàng đều chú trọng đánh giá, quản lý chất lượng tín dụng và tìm kiếm nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tín dụng.

Ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội và cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu đi vay và sử dụng vốn của khách hàng. Phần chênh lệch lãi suất giữa cho vay và đi vay chính là thu nhập của ngân hàng. Đây chưa phải là toàn bộ khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được tuy nhiên trong toàn bộ các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện thì lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Đối với khách hàng

Hoạt động tín dụng của ngân hàng góp phần đáp ứng cho nhu cầu về vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình. Khi đó, việc tổ chức, cá nhân tìm đến các ngân hàng để được cung ứng nguồn vốn cho nhu cầu của mình ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong nền kinh tế, ngoài các ngân hàng còn có các TCTD khác cung cấp nguồn vốn cho vay với nhiều hạn mức, sản phẩm, lãi suất đa dạng.

Bên cạnh đó, nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển đời sống người dân, giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận các khoản vốn vay với lãi suất thấp, tạo công ăn việc, ổn định trật tự xã hội, nhà nước cũng có những chương trình ưu đãi về việc vay vốn áp dụng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển: các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… để đảm bảo phát triển kinh tế quốc gia theo định hướng phù hợp với từng giai đoạn của .

Đối với nền kinh tế

Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng tăng lên, để đầu tư cho các dự án, phục vụ sản xuất kinh doanh hàng ngày doanh nghiệp cần có nhiều vốn để thực hiện. Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng…". Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tín dụng ngân hàng góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, tăng cường lưu thông tiền tệ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là công cụ quan trọng, hữu hiệu phát triển và mở rộng kinh tế trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác, là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến lược quốc gia. Khi vốn tín dụng ngân hàng được thể hiện đúng chức năng và vai trò của mình sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong toàn xã hội, góp phần tạo nên những thành tựu cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - 1906030228 - TCNH26A (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w