IV. Các giải pháp về quy mô vốn đầu tư
2. Các giải pháp riêng đối với từng nguồn vốn:
2.2 Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư nước ngoài:
* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việt Nam chưa có dự án FDI nào trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, phát hành sách hay băng đĩa, nguyên nhân là quyền Sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo ở Việt Nam.
- Cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ. Theo các nhà đầu tư, các quy định liên quan đến hệ thống tài chính là ít hiệu quả. Như việc ngân hàng quốc doanh nắm giữ nguồn tiền
đồng lớn và ít cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, các khoản vốn vay thường ngắn hạn và ít các nguồn huy động dài hạn.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính: thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả: Các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả. Mặc dù các dịch vụ này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm 90, song vẫn còn rất chậm so với các nước trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng thông tin. Giá hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng... của ta còn rất cao so với khu vực. Cần có những cải thiện tích cực hơn để giảm cước bưu chính viễn thông, tiền thuê đất, tăng thêm các ưu đãi về thuế và tài chính.
- Mở rộng lĩnh vực đầu tư phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; thiết lập cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng kinh doanh nhà ở và phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư: Để tăng cường tính minh bạch, ổn định và dự đoán trước, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần nâng cao chất lượng xây dựng quy định và danh mục dự án gọi vốn FDI.
* Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 4 bài học về thu hút và sử dụng ODA đó là: Cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh. ODA không phải
“thứ cho không” mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín, trách nhiệm quốc gia trong quan hệ cộng đồng tài trợ quốc tế.
Các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và mở rộng qui mô vốn ODA: - Các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
- Các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010 và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án này.
- Tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.
- Xây dựng kế hoạch, chủ động giảm dần vay ODA, trước hết là bộ phận vay vốn gắn với các điều kiện ràng buộc, như các quốc gia đi trước trong việc thu hút ODA thuộc khối ASEAN đã làm. Kế hoạch này cần có lộ trình rõ ràng nhằm từng bước giảm dần vay ODA, cũng như tăng cường mở rộng qui mô vốn FDI.
LỜI KẾT
Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là mục tiêu mà tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam đều hướng tới. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những động thái tích cực về phát triển kinh tế như tăng trưởng cao, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước… Đây thực sự là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, song hành với xu thế các dòng vốn từ bên ngoài đổ vào mạnh mẽ, ngoại thương mở rộng và GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát, thâm hụt ngân sách cao, nhập siêu lớn, nhiều cân đối vĩ mô bị phá vỡ và xu thế bất ổn gia tăng. Tình hình đầu tư vì thế mà cũng chịu ảnh hưởng - suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bởi vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đã phân tích mối quan hệ giữa lãi suất, tỉ suất vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư, phân tích thực trạng về mối quan hệ đó tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đó để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Kèm theo đó là một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. Hi vọng, các giải pháp đó có thể phần nào giúp cho đầu tư của Việt Nam có một diện mạo mới, năng lực mới trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tr 23, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007.
2. Tr 141 – 160, Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008.
3. Tr 275 – 286, Giáo trình Lập dự án đầu tư , Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007.
4. Tr 31 & 292, Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Tạp chí kinh tế phát triển.
6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 7. Tạp chí kinh tế và dự báo. 8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
9. Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.org.vn
10. Website trường Đại học Kinh tế quốc dân: www.neu.edu.vn 11.Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org.vn
12. Bộ công thương: www.moi.gov.vn
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 14. Báo Đầu tư http://www.vir.com.vn/
15. Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
16. Blog khoa kinh tế đầu tư trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. 17. Văn bản pháp luật đầu tư, Nxb Công an nhân dân.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ...2
I. Lãi suất: ...2
1. Khái nệm chung về lãi suất....2
2. Vai trò của lãi suất....2
3. Phân loại lãi suất....3
3.1 Phân loại theo nguồn sử dụng:...3
3.2. Phân loại theo giá trị thực:...4
3.3. Phân loại theo phương pháp tính lãi:...4
3.4. Phân loại theo loại tiền:...5
3.5 .Phân loại theo độ dài thời gian:...5
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất....5
4.1 Cung cầu các quỹ cho vay:...5
4.2 Lạm phát kì vọng:...5
4.3 Bội chi ngân sách:...6
4.4 Những thay đổi về thuế:...7
4.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội:...7
II. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR- RATE OF RETURN)...7
1. Khái niệm và phân loại tỷ suất lợi nhuận....7
1.1 Lợi nhuận thuần:...7
1.2 Tỷ suất lợi nhuận:...8
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return)...9
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và ý nghĩa của việc tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư....10
III. Qui mô vốn đầu tư...11
1. Vốn đầu tư...11
1.1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế....11
1.2 Đặc trưng của vốn đầu tư...12
2. Quy mô vốn đầu tư...12
2.1 Khái niệm :...12 2.2 Vai trò của quy mô vốn đầu tư đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế :...12
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quy mô vốn đầu tư...16
IV. Lí luận về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư....18
1. Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và qui mô vốn đầu tư....18
1.1 Tác động của lãi suất tiền vay đến qui mô vốn đầu tư...18
1.2. Tác động của quy mô vốn đầu tư tới lãi suất tiền vay...21
2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư....22
2.1 Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến qui mô vốn đầu tư:22 2.2. Tác động của qui mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư:...24
3.Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay và tỷ̉ suất lợi nhuận vốn đầu tư:...25
3.1 Tác động của lãi suất vốn vay đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư...25
3.2 Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến lãi suất vốn vay...28
4. Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư....28
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VỐN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM...31
I. Thực trạng lãi suất tiền vay, tỉ suất lợi nhuận, quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...31
1. Lãi suất...31
1.1 Thực trạng:...31
1.2 Đánh giá thực trạng lãi suất:...34
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư....36
2.1 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư:...36
2.2 Đánh giá tỷ suất lợi nhuận thông qua hệ số ICOR...40
3. Qui mô vốn đầu tư....42
3.1 Thực trạng qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay :...42
Vốn đầu tư nước ngoài...43
III. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn
đầu tư và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam:...49
1. Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư...49
2.Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư...56
3. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay và tỷ suất lợi nhuận:...56
4. Thực trạng mối quan hệ của lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam:...57
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM...59
I. Giải pháp về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất....59
1. Điều chỉnh lãi suất hợp lý để thúc đẩy đầu tư:...59
2. Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng:...61
3. Giải pháp về cơ chế điều hành lãi suất:...62
II. Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn...64
1. Sử dụng vốn ngân sách nhà nước:...64
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA:...66
3. Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vồn FDI:...66
III. Giải pháp về tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư....67
1. Tối đa hóa lợi nhuận:...68
2. Tăng hệ số quay vòng vốn:...68
IV. Các giải pháp về quy mô vốn đầu tư....68
1. Các giải pháp mang tính vĩ mô:...68
1.1 Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế:...68
1.2 Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:...69
1.3 Xây dựng các chính sách huy động nguồn vốn có hiệu quả:...69
2. Các giải pháp riêng đối với từng nguồn vốn:...70
2.1 Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư trong nước:...70
2.2 Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư nước ngoài:...70
LỜI KẾT...73
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng1: Thực trạng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009...32
Bảng 2: Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành, các khu vực ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003...37
Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2000 -2002...38
Bảng 4: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006...39
Bảng5: Đánh giá tỷ suất lợi nhụân thông qua hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009...40
Bảng 6: Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á...40
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003 - 2009.44 Bảng 8: Tác động của lãi suất cơ bản tới đầu tư giai đoạn 2000 – 2009:...50
Bảng 9. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2009...57
Hình 1: Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất...6
Hình 2: Tác động của vốn đầu tư đến tổng cầu của nền kinh tế...13
Hình 3:Tác động của vốn đầu tư đến tổng cung của nền kinh tế...14
Hình 4 : Hàm đầu tư...19
Hình 5: Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất và cầu vốn đầu tư...20
Hình 6:Đồ thị biểu thị tác động của quy mô vốn đầu tư đến lãi suất vốn vay22 Hình 7:Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận VĐT và quy mô vốn đầu tư...23
Hình 8:Tác động của lãi suất vốn vay đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( i cố định)...26
Hình 9: Tác động của lãi suất vốn vay đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư...27
Hình 10: Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận VĐT và quy mô vốn đầu tư...29
Hình 11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 200942 Hình 12: Tình hình cam kết và giải ngân ODA từ 2001 – 2009...46