Khái niệm hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông qua hoạt động trả

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông

1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông qua hoạt động trả

thông qua hoạt động trải nghiệm

1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm trải nghiệm

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm” được diễn giải theo hai nghĩa. “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc, cảm xúc nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp, “trải nghiệm” là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” [78].

HĐTN trong nhà trường là hoạt động có mục đích, động cơ và có đối tượng để chiếm lĩnh. Các hoạt động này được tổ chức thông qua những việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, dưới sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn cuộc sống. Thông qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có, sự sáng tạo sẽ nảy sinh và ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn hay lối mịn đã có.

Giáo dục thơng qua trải nghiệm tiến hành trên vốn kinh nghiệm và việc sử dụng các giác quan của người học. Trong trải nghiệm, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình trải nghiệm thực tế nhằm tìm ra kiến thức, hình thành những kỹ năng, hành vi. Trong trải nghiệm, tất cả học sinh đều huy động tối đa kinh nghiệm có sẵn, cùng với các giác quan để quan sát, cảm nhận về sự vật, hiện tượng; học sinh đều được phát huy khả năng làm việc tự lập, làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, biết so sánh, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng dựa trên sự trải nghiệm của bản thân.

Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm Quốc tế thì học qua trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Như vậy, hoạt động giáo dục thông qua trải nghiệm cịn được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạp cá nhân của mình” [10, tr.46]

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)