Mục đích, ý nghĩa của việc GDKN phòng chống xâm hại tình dục cho

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 33 - 37)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc GDKN phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh tiểu học

XHTD trẻ em đang là một thực trạng “ nóng” đã và đang là vấn nạn của toàn cầu. Tất cả trẻ em đều có thể bị XHTD. Xâm hại tình dục xảy ra ở mọi cộng đồng, không kể điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị ra sao và điều này xảy ra với cả trẻ nam và trẻ nữ.

* Mục đích của việc GDKN phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

Kỹ năng giúp cho trẻ em phòng tránh xâm hại tình dục là một dạng kỹ năng sống mang tính cá nhân và xã hội với mục đích giúp cho trẻ em có đủ kiến thức, đủ hiểu biết và các kỹ năng trẻ vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để tìm ra cách thức, kỹ năng xử lý khi đứng trước nguy cơ bị XHTD.

Giáo dục cho trẻ em kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD phải tuân theo quy luật hình thành kỹ năng nói chung, quy luật hình thành kỹ năng sống nói riêng. [14]

Giáo dục cho trẻ em các kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục muốn đạt nhiệu quả cao cần có các điều kiện hỗ trợ như có những

chính sách làm cơ sở pháp lý, làm căn cứ thực hiện, sự phối hợp tham gia giữa các lực lượng giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội, để có sự tác động đồng bộ, có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên, học sinh nắm được rõ để thực hiện tốt việc giáo dục các em. Đối với các em học sinh bậc tiểu học, việc giáo dục kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD có cơ sở là chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ, các văn bản pháp luật, bộ chuẩn phát triển học sinh bậc tiểu học. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện mục đích giáo dục học sinh.

* Ý nghĩa của việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

Các kỹ năng để phòng chống khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục đã thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.

Trong thực tế cuộc sống, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, đôi lúc, nhận thức đúng chưa chắc hành vi đã đúng.

Chẳng hạn:

Ai cũng biết rằng, đánh đập, chửi mắng trẻ là vi phạm Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em mà đôi khi vẫn không kìm chế cơn nóng giận khi trút lên trẻ em những trận đòn roi dã man, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ… Rất nhiều người có hiểu biết về Luật nhưng vẫn vi phạm luật, đó chính là vì kỹ năng sống của họ còn yếu. [15]

Đúng vậy, các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD là cầu nối giúp học sinh biến những kiến thức thành những hành vi, thái độ. Biết cách ứng phó cũng như tìm cách phòng chống mỗi khi gặp phải các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống nói chung và trước nguy cơ bị XHTD nói riêng.

Nếu có kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD sẽ biết cách giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải một cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả. Ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như dễ rơi vào cạm bẫy, những tình huống nguy hiểm gây ảnh hưởng, hậu quả xấu tới tinh thần cúng như thể chất của bản thân.

Kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân học sinh, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa vấn đề XHTD trẻ em. Việc thiếu kỹ năng sống của học sinh là nguyên nhân nảy sinh rất nhiều vấn đề trong xã hội đặc biệt là vấn đề XHTD trẻ em. Việc giáo dục những kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục sẽ thúc đẩy những hành vi tích cực trong xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội nói chung và nạn xâm hại tình dục nói riêng. [15]

Giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD là rất cần thiết. Các em là mầm non, là tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Nếu các em không có những kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục nói riêng thì các em sẽ không thế tự bảo vệ mình khỏi những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục dẫn đến những hậu quả nặng nề về mặt thể chất lẫn tâm lý. Điều này khiến các em không thể phát triển một cách hoàn thiện nhất.

Độ tuổi học sinh tiểu học là độ tuổi đang dần hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham muốn hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, a dua…Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên bị tác động đan xen giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đặt mình vào lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách và cả những áp lực, tiêu cực. Nếu như các em không được giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD thì các em sẽ dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, rơi vào cạm bẫy của những kẻ xâm hại tình dục, gây ra nhiều hậu quả, hệ lụy về sau, không những ảnh hưởng tâm lý mà cả sự phát triển nhân cách.

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng phòng chống khi có những nguy cơ bị XHTD cho thế hệ trẻ hiện nay là rất cần thiết, giúp các em có thời gian để rèn luyện kỹ năng, phát triển an toàn, lành mạnh về tâm hồn, thể chất, tâm lý.

Giáo dục các kỹ năng phòng chống khi có những nguy cơ bị XHTD cũng là nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải có những con người lao động mới, những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, do vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng là việc làm hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết của Đảng.

Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [16]

Vậy là, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức lý thuyết cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiến. Phương pháp giáo dục tiểu học cúng đã được đổi mới theo hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, long say mê học tập và ý chí vươn lên” . [16]

Giáo dục các kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục là giúp các em hình thành và phát triển khả năng nhận diện những nguy hiểm nói chung và nguy cơ bị XHTD nói riêng, giúp các em phát triển lành mạnh và an toàn, điều đó phù hợp rất với mục tiêu giáo dục và giáo dục tiểu học hiện nay.

Giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục là rất cần thiết. là xu thế chung của các nước và của thế giới.

Hiện nay, thế giới đã có hơn 155 nước đưa giáo dục các kỹ năng sống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khóa của bậc iểu học và bậc trung học.

Các nước thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo 3 hình thức:

+ Môn học kỹ năng sống là một môn học riêng biệt.

+ Khi dạy các môn học chính có tích hợp dạy kỹ năng sống

+ Việc tích hợp kỹ năng sống có thể tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.

Chỉ có rất ít các Quốc gia đưa nội dung giáo dục các kỹ năng sống thành môn học riêng ( Malawi, Cabodia), còn đa số các nước thì dạy nội dung này bằng cách tích hợp kỹ năng sống vào dạy trong một phần của tiết học, chủ yếu là dạy lồng ghép với các môn giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền trẻ em nhằm giảm bớt sự quá tải trong mỗi nhà trường.

1.4.3. Nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)