KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 74 - 76)

- Phát triển tình cảm xã hộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn” tôi rút ra một số kết luận:

- Đạo đức là mặt nhân lõi của nhân cách con người. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn.

Trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của trẻ mẫu giáo lớn, trò chơi lắp ghép, xây dựng là một trong những phương tiện để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn. Vì vậy, nếu giáo viên biết tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học, tạo điều kiện cho trẻ được hình thành, trải nghiệm các hành vi đạo đức trong các tình huống khác nhau của trò chơi thì hiệu quả giáo dục đạo đức sẽ được nâng cao.

- Qua quá trình điều tra thực trạng ở trường mầm non tôi nhận thấy rằng: Tuy giáo viên đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ, nhưng do việc tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhiều lúc mang tính chất máy móc, khô cứng… cho nên hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng đạt được kết quả chưa như mong muốn.

- Từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã đề xuất 7 biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

- Bằng việc thực nghiệm các tác động sư phạm vào trong trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn tôi thấy rằng: Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ trước thực nghiệm ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương. Tuy nhiên, sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm và cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng đó được đưa ra trong đề tài.

2. Kiến nghị

Để hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng được nâng cao tôi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với giáo viên mầm non

- Giáo viên mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo, vì thế giáo viên cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Cô giáo cần phải là tấm gương tốt để trẻ học tập và rèn luyện, phải chú ý đến lời ăn tiếng nói cũng như các hành vi, cách cư xử của mình với mọi người trong xã hội.

- Biết khai thác vai trò chủ đạo của trò chơi lắp ghép, xây dựng để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn, từ đó làm cơ sở để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của ngành học.

2.2. Đối với trường mầm non

- Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi lắp ghép, xây dựng cho giáo viên.

- Trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ và đa dạng nhằm tạo ra môi trường hoạt động phù hợp cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hành vi, thái độ… của mình trong hoạt động vui chơi một cách chủ động tích cực.

- Quan tâm đúng mức tới sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để theo dõi hành vi đạo đức của trẻ nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả cao. - Huy động sự ủng hộ đóng góp của cha mẹ học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo cho trẻ mầm non một môi trường hoạt động thuận lợi, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)