7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc của đề tài
1.4.2. Đặc điểm hoạt động tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ độ tuổi mầm non – lứa tuổi trƣớc khi đến trƣờng phổ thông. Giai đoạn này trẻ có một sự phát triển vƣợt bậc về sinh lý và các chức năng tâm lý trong HĐTPV.
Xét về khía cạnh tâm lý: Tính độc lập và nhu cầu tự khẳng định mình là nền tảng của các HĐTPV của trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có những vốn hiểu biết nhất định về cách sử dụng đồ dùng, dụng cụ, các thói quen vệ sinh thân thể, thói quen ăn uống có văn hóa… Trẻ biết hành động đúng theo những kinh nghiệm học đƣợc từ ngƣời lớn mà không dựa dẫm vào họ, trƣớc khi hành động trẻ biết làm việc đó để làm gì?, làm nhƣ thế nào cho đúng?. Trẻ có khả năng hình dung về những việc mà mình sẽ làm một cách khá rõ ràng [1].
Xét về mặt sinh lí: Theo I.P.PavLop sự tạo thành thói quen có cơ sở sinh lí là sự hình thành các phản xạ có điều kiện dựa trên hoạt động của hệ thần kinh cấp cao thông qua quá trình hƣng phấn - ức chế, tập trung - lan tỏa trên vỏ não. Hệ thống các phản xạ này đƣợc hình thành nhờ sự luyện tập thƣờng xuyên và có hệ thống. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có những vốn hiểu biết nhất định về vệ sinh thân thể qua các độ tuổi trƣớc, vì vậy trẻ khá thành thục trong các hoạt động này [22]
Mặt khác, trẻ 5 - 6 tuổi tỉ lệ cơ thể đã cân đối, tạo ra tƣ thế vững chắc, cảm giác thăng bằng đƣợc hoàn thiện, sự phối hợp vận động tốt. Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khả năng chú ý cao trong quá trình thực hiện các hoạt động. Trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực trong các vận động [10]
Nhƣ vậy, các HĐTPV của trẻ 5 - 6 tuổi đã dần đạt tới mức độ hoàn thiện, chính xác, thể hiện đƣợc sự khéo léo.