Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu hút vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu hút vốn

Trong thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã thường xuyên theo dõi tình hình thực tế, kịp thời kiến nghịđể sửa đổi, bổ sung cho Luật đầu tư nước ngoài, các Nghịđịnh, Thông tư liên quan đến lĩnh vực ĐTNN nhằm tạo môi trường luật pháp thông thoáng để khuyến

khích các nhà ĐTNN vào các KCN. Tuy nhiên, các chính sách chưa thật sự đồng bộ,

văn bản pháp quy ban hành chậm và chưa đủ mức cụ thểvà thường không có lộ trình

trước về những thay đổi, do đó gây khó khăn trong quá trình dự đoán, dự báo của nhà

đầu tư dẫn đến gây thiệt hại cho họ. Sự minh bạch và đơn giản hóa hệ thống luật pháp còn yếu nhiều so với các nước (Trung Quốc, Thái Lan..) Việc thi hành pháp luật, chính sách không nhất quán. Một sốvăn bản hướng dẫn của các Sở Ban Ngành tại Hà Nam có

xu hướng xiết lại, thêm một số quy trình dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt”, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế khuyến khích đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thích

ứng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, dẫn đến các dựán ĐTNN vào các KCN trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung ở KCN thuộc thành phố Việt Trì và các huyện lân cận. Các biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trong một sốlĩnh vực chưa thật sự hấp dẫn. Điều này không tạo điều kiện cho KCN Hà Nam thu hút ĐTNN vào những lĩnh vực và khu vực cần thiết, mặt khác làm cho nhà ĐTNN mất nhiều chi phí, thời gian cho việc xác

định cơ hội đầu tư.

b) Hạn chế quy hoạch về chinh sách và nguyên nhân:

Công tác quy hoạch kém hiệu quả cũng là một hạn chế nghiêm trọng trong việc

thu hút đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mất nhiều thời gian để tìm hiểu và hình thành dự án

nhưng đến khi dự án hình thành lại bi hủy bỏ do quy hoạch thay đổi. Công tác quy hoạch chi tiêt, quy hoạch cho đầu tư trực tiếp nuớc ngoài cũng chưa được coi trọng. Trong các

năm vừa qua, tỉnh vẫn chưa có sự nghiên cứu nghiêm túc và xây dựng các danh mục dự án đầu tư chủ yếu cần thu hút. Vì vây, các nhà đầu tư cần thời gian để thăm dò, từđó

dẫn đến giảm sút với nhà đầu tư.

c) Chính sách phát triển các KCN chưa đạt hiệu quả cao và nguyên nhân : Tiến độđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN còn chậm, tỷ lệ lấp đầy tại

các KCN không đồng đều. Tình hình phát triển và hoạt động của các KCN đã có những biểu hiện mất cân đối, thành lập quá nhiều KCN trong khi đó khả năng thu hút đầu tư

hạn chế, không phát huy đƣợc hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng.

Mặt khác, việc tuân thủ quy hoạch KCN chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc bổ

sung quy hoạch cũng như chủtrương thành lập KCN nhiều khi chưa đúngquy trình, chưa

d) Chính sách cải thiện môi trường đầu tư còn nhiều bất cập, yếu kém và nguyên nhân.

Thủ tục cấp phép đầu tư đã liên tục được cải tiến mà quan trọng nhất là việc bổ

sung vào Luật đầu tư nước ngoài chếđộ đăng ký cấp giấy phép đầu tư với thủ tục đơn

giản. Tuy nhiên, các tiêu chí cấp và từ chối giấy phép đôi khi vẫn còn chưa rõ ràng. Thủ

tục để có giấy phép đầu tư được khuyến khích theo hướng một cửa ‟nhưng trên thực tế

phải qua nhiều cổng” (Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý KCN, Sở ngoại vụ, Sở Công an, Sở Khoa học Công nghệ, SởTài nguyên Môi trƣờng…) nhiều khi là nguyên nhân làm nản lòng các nhà đầu tư.

Công tác thẩm định đánh giá đầu tư trước và sau khi cấp giấy phép đầu tư của tỉnh và BQL KCN còn yếu kém.

e) Chính sách đất đai còn nhiều bất cập và nguyên nhân:

Thủ tục hành chính trong việc xin cấp đất, cấp giấy phép xây dựng thường mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà

ĐTNN. Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều khi không nhất quán, không phù hợp với thực trạng đất gây thiệt hại cho cảphía nhà ĐTNN và người dân nhận đền bù. Tiến độ giải phóng mặt bằng đểbàn giao đất sạch cho các dựán đầu tư thường rất chậm do chi phí xửlý chưa kiên quyết, triệt để, chưa nhận được sự hợp tác và tuân thủ của

người dân ở nơi được giải tỏa.

f) Chính sách lao động, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và nguyên nhân:

Lao động tại Hà Nam trong các doanh nghiệp có vốn FDI, chất lượng còn hạn chế,

chưa đáp ứng được yêu cầu nắm bắt công nghệ hiện đại, tiên tiến, thiếu tác phong công nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ

thuật, kỹsư cho các dựán ĐTNN ngày càng rõ khi các dự án lớn đi vào triển khai. Sự

không nhất quán giữa các cơ quan tuyển dụng lao động và các doanh nghiệp cũng tạo ra thiệt thòi, khó khăn cho người lao động.

g) Một số những hạn chế và nguyên nhân khác.

- Chính sách môi trường tại các KCN chưa được triển khai triệt để, chưa có những khu xửlý rác, nước thải tập trung lớn tại các KCN. Việc xửlý nước và rác thải của một số doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp FDI chưa tốt khiến cho môi trường sống của người dân khu vực xung quanh bị ô nhiễm, và trong thực tế người dân luôn tỏ ra bức xúc vì không khí ô nhiễm, khói bụi, mùi hôi thối từ cống rãnh, nước thải…

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, đặc biệt cơ sở hạ

doanh nghiệp đầu tư vào KCN-CCN đã có mặt bằng nhưng lại chưa đủ các dịch vụ phụ

trợnhư điện, nước,…dẫn đến đình trệ tiến độ sản xuất kinh doanh của dự án.

- Hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao: Các doanh nghiệp FDI khi tiến hành thực hiện dự án ở tỉnh Hà Nam vẫn chưa có được sựquan tâm đúng mức của lãnh đạo tỉnh

cũng như của đội ngũ công chức nhà nước, nhiều khi còn bị phân biệt đối xử. Trong khi cung cấp dịch vụ công, tỉnh chưa chủđộng tìm đến doanh nghiệp và tìm hiểu các nguyện vọng chính đáng của họ. Việc đại diện cơ quan nhà nước trực tiếp tiếp xúc và đối thoại với đại diện doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc trong thực thi dự án vẫn còn khá hạn chế. Các hiện tượng phiền hà và sách nhiễu vẫn còn tồn tại làm gia tăng đáng kể

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO KCN TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)