Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 30)

C ng 1 TỔNG QUAN Á VẤN ĐỀ NGHIÊ N

1.3.5. Điều kiện kinh tế-xã hội

1.3.5.1. Về kinh tế

Thu nhập của nhân dân trong v ng chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng sản lượng cây lương thực 8 xã v ng đệm là 8.653,8 tấn, bình quân lương thực đầu người: 2.732,5kg/người/năm, trong đó riêng thóc là 1.506,2 kg/người/năm.

Các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, ngành nghề phụ không đáng kể. Một số xã thuộc huyện Hướng Hóa đang phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, như xã Hướng Ph ng tổng diện tích trồng cà phê toàn xã là 1278.9 ha.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong v ng là 53,3%; Số hộ trung bình và khá chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình có thêm ngành nghề

16

phụ, có người hưởng lương và biết lối làm ăn. Riêng 02 thôn trong v ng l i có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 67,4% tổng số hộ (thôn Cuôi 66,7%, thôn Cựp 68,2%).

* Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính của dân địa phương trong v ng đệm, trong đó cây lúa và một số loại hoa màu vẫn là cây trồng chủ yếu trong v ng. Việc tổ chức thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp và bộ mặt nông thôn mới, nhất là các xã v ng sâu, v ng xa đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Các v ng sản xuất tập trung như sắn, cà phê, cao su, chuối; Tạo ra một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu, sắn nguyên liệu, chuối. Vi vậy, để tiếp cận thị trường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, giá trị sản phẩm. Sản xuất nông sản gắn với các cơ sở thu mua, chế biến đã góp phần tăng giá trị sản phẩm.

Việc tổ chức triển khai trồng cao su vẫn còn những vấn đề bất cập, việc tiếp cận nguồn đầu tư từ nhà nước, doanh nghiệp cũng như nội lực của nông dân còn hạn chế, nên phát triển diện tích trồng cây cao su tiểu điền không đạt kế hoạch đề ra; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiếu nhất là việc giao đất cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc.

* Chăn nuôi:

Phần lớn sản phẩm chăn nuôi ở các xã v ng đệm chỉ mới phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và lễ hội. Các xã v ng đệm có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại nông lâm kết hợp. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi còn theo hình thức thả rông, không có thói quen làm chuồng trại, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Các loại giống gia súc, gia cầm chủ yếu là các loại giống địa phương, tuy có khả năng thích nghi với các điều kiện tự nhiên của v ng, nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa cao.

17

Tồn tại: Do nguồn vốn hạn hẹp, thiếu nguồn thức ăn chế biến công nghiệp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, c ng với mạng lưới thú y còn quá mỏng manh nên bệnh dịch sảy ra khá phổ biến, hiệu quả kinh tế thấp và còn gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng và công tác bảo tồn.

* Sản xuất lâm nghiệp:

Trong những năm qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã v ng đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên. Các cơ sở sản xuất cây giống và chế biến lâm sản chưa phát triển, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chưa đúng tầm với địa bàn các xã miền núi.

Nhìn chung hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, công tác phát triển rừng, công tác khai thác chế biến lâm sản phụ chưa được chú trọng tham gia của nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn ít, đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn còn thấp so với tiềm năng.

1.3.5.2. Về xã hội

* Dân số: V ng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa có 19.116 khẩu, 4.467 hộ, mật độ trung bình 119,17 người/ km2. Mật độ dân cư các xã nằm trong v ng đệm không đồng đều, xã có mật độ dân cư cao nhất là xã Hướng Ph ng có mật độ 39,36 người/km2, xã Hướng Lập và xã Hướng Sơn có mật độ thấp nhất là 9,1 người/km2. Dân cư trong xã cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã, nơi có điều kiện thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, có khả năng làm lúa nước và có đường giao thông qua lại. Mỗi hộ trung bình có khoảng 4 người/hộ. Các xã v ng đệm có tỷ lệ tăng dân số khá cao trung bình đạt 1,83 % gồm cả tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.

Đặc biệt hiện nay trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn có 40 hộ, với 215 nhân khẩu, thuộc 02 thôn (thôn Cựp và thôn Cuôi ), xã Hướng Lập nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn.

18

* Giáo dục và đào tạo:Sự nghiệp giáo dục tại các xã v ng đệm đã được chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo cho con em ăn học nâng cao dân trí. Kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động từ các doang nghiệp các tổ chức Phi Chính phủ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, tỷ lệ phòng học mầm non kiên cố đạt 82%, phổ thông đạt 97,5%. Hệ thống trường học đã được đầu tư xây dựng, các điểm trường đã được xây dựng trải đều ở các thôn, trang thiết bị phần nào cũng đã đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên, thực hiện tốt công tác duy trì và củng cố vững chắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.

Tỷ lệ học sinh huy động đến trường đạt 99,75%; có 8/8 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, có nhiều em vươn lên học tập xuất sắc. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa m chữ hiện đang tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động và duy trì các đối tượng đến lớp.

* Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đ ng: C ng với sự tiến bộ của ngành y tế, trong thời gian qua công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong các xã v ng đệm ngày càng tiến bộ. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và mở rộng. Theo số liệu thống kê năm 2015 cho thấy, các xã đã có trạm y tế là nhà kiên cố và bán kiên cố; 8/8 xã đã có bác sỹ, 100% thôn bản có nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên so với nhiều xã, thị trấn trong huyện, tỉnh thì công tác y tế ở các v ng đệm còn phát triển chậm, các trạm y tế xã với cơ sở sở vật chất còn nghèo nàn, thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc khám và chữa bệnh.

19

1.3.5.3. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến Khu BTTNBắc Hướng Hóa

Các xã trong v ng đệm đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ tầng đã được tăng cường, đời sống kinh tế-xã hội của đại bộ phận dân cư được nâng lên r rệt, người dân đã có nhận thức về sản xuất hàng hóa và có chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, cứu trợ của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện quá trình hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các xã v ng đệm còn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức trên bước đường phát triển, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, các ngành thương mại, dịch vụ chưa phát triển. Nguồn nhân lực lao động hầu hết chưa qua đào tạo, trình độ dân trí thấp, chưa có định hướng phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ngành nghề nên vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho con em đến tuổi trưởng thành đang bị bế tắc.

Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chưa hoàn thiện, đặc biệt các công trình thủy lợi chưa bảo đảm tưới tiêu chủ động, các đường giao thông nội đồng còn nhiều hạn chế do mưa lũ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học của thầy và trò, cũng như yêu cầu khám chữa bệnh hoặc giao lưu văn hoá thông tin trong khu vực của người dân.

Các hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến sinh thái môi trường như: khai thác gỗ, củi và lâm sản phụ, tập quán chăn thả gia súc bừa bãi. Đặc biệt là nhận thức của người dân về rừng và công tác bảo tồn cũng còn nhiều hạn chế, việc phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra thường xuyên, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái rừng khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

20

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w