3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA DOANH
3.1.2 Về việc nâng cao kiến thức của bộ phận quản lý nhãn
hiệu/marketing
3.1.2.1 Đào tạo chuyên sâu về quản trị nhãn hiệu cho bộ phận marketing hoặc quản trị nhãn hiệu.
Ngoài việc đào tạo nâng cao nhận thức nói chung của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đào tạo chuyên sâu về phát triển và quản trị nhãn hiệu cho đội ngũ cán bộ marketing của doanh nghiệp vì đây sẽ là những người tham gia trực tiếp nhất vào việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
Việc đào tạo chuyên sâu về quản trị nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể thực hiện dưới một số hình thức
Hình thức thứ nhất là gửi người tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị nhãn hiệu tại các cơ sở đào tạo. Hình thức này thường đơn giản và ít tốn kém hơn nếu đội ngũ cán bộ marketing và quản trị nhãn hiệu của doanh nghiệp ít. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là các chương trình thường được thiết kế cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau nên không thể hiện sâu sắc đặc thù của từng ngành.
Hình thức thứ hai là thuê các cơ sở đào tạo tiến hành khảo sát đặc điểm của doanh nghiệp, sản phẩm, và định hướng chiến lược để thiết kế chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị nhãn hiệu phù hợp với đặc thù của ngành, của doanh nghiệp và khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ marketing và quản trị nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với hình thức đào tạo này thì doanh nghiệp phải có
được đội ngũ cán bộ marketing và quản trị nhãn hiệu đủ lớn để có thể giảm thiểu chi phí đào tạo bình quân đầu người.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cử người đi học về quản trị nhãn hiệu tại các cơ sở nước ngoài có nền kinh doanh và lịch sử nhãn hiệu lâu dài như Mỹ. Hình thức này có ưu điểm là giúp nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu được những phương pháp mới nhất trong xây dựng và quản trị nhãn hiệu. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chi phí cao, đòi hỏi trình độ nhân viên cao và thường không xét đến được những yếu tố đặc trưng của thị trường trong nước. Nhưng đối với những doanh nghiệp có tiềm năng và định hướng phát triển ra thị trường quốc tế thì đây là một phương pháp đào tạo đem lại hiệu quả về mặt dài hạn.
3.1.2.2 Thuê tư vấn về nhãn hiệu
Các doanh nghiệp nhỏ thường khó có đủ nhân sự cũng như quy trình cần thiết để tạo dựng nhãn hiệu cho riêng mình vì đây là một công việc đỏi hỏi kiến thức và kỹ năng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, để có thể xây dựng được những nhãn hiệu tốt, các doanh nghiệp nhỏ nên thuê dịch vụ tư vấn phát triển nhãn hiệu, từ phân tích môi trường và thiét kế của nhãn hiệu đến việc phát triển nhãn hiệu ra thị trường theo mô hình dịch vụ tư vấn từng phần và cử người của doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nhãn hiệu để học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu quy trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để giúp đội ngũ cán bộ marketing nói chung và quản trị nhãn hiệu nói riêng tiếp cận với những phương pháp xây dựng và quản trị nhãn hiệu để nâng cao khả năng của mình trong lĩnh vực này và từng bước hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản trị nhãn hiệu có kinh nghiệm thực tế trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu.