6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM
(Nguyễn Tài Trường, 2016, tr.16) “Chất lượng tín dụng được phản ánh thông qua nhiều yếu tố, song để dễ dàng và thường xuyên nắm bắt được thực trạng tín dụng của ngân hàng, các nhà phân tích, nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí sau để phản ánh chất lượng tín dụng”:
1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng
Các tiêu chí định lượng: những tiêu chí có thể tính toán và biểu hiện bằng các phép tính, các con số. Từ những con số này sẽ giúp đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
a. Quy mô vốn tín dụng:
- Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn cho vay của NHTM được đầu tư vào nền kinh tế tại thời điểm xác định.
- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng: độ ư ợ �ố� �ă�� � � = �� ( ư ợ� � �� � �à� � � �� �ỳ − ư ợ ỳ ư �� ớ�) ư ợ ỳ ư � � �� � �� ớ� x100
Đây là chỉ tiêu cho biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của một NHTM. Nếu NHTM tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn, sẽ dẫn đến RRTD ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
b. Cơ cấu vốn tín dụng:
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng:
ỷ đ ư � ��ọ�� �ℎ�� ố� � ợ�� = �� ư ợ đ � � �� �ℎ�� ố� ư � ợ�� �� ư ợ �ổ�� � � �� x100
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung vốn đầu tư vào đối tượng khách hàng của ngân hàng tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ đa dạng hoá khách hàng cho vay của NHTM. Mỗi ngân hàng khi mở rộng hay thu hẹp phạm vi cho vay đối với từng nhóm khách hàng. Khi một NHTM quá tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng nào thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành nghề ỷ ℎ � ��ọ�� �ℎ�� ��à� ℎề = �� ư ợ ℎ ℎề, � � �� �ủ� ��à� �� ℎ �ĩ� �ự� ư ợ �ổ�� � � �� x100
Chỉ tiêu này phản ánh vốn tín dụng theo từng lĩnh vực ngành nghề. Qua đó đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào những lĩnh vực ngành nghề trọng yếu nào. Nếu tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực ngành nghề, mà ngành nghề đó đang có những bất lợi về thị trường tiêu thụ, tác động bất lợi của những yếu tố khách quan như dịch bệnh Covid…sẽ tác động tới việc thu hồi nợ, ảnh hướng tới chất lượng tín dụng. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo kỳ hạn ỷ ỳ � ��ọ�� �ℎ�� � ℎạ� = ư ợ � � �� �ℎ�� �ừ�� ỳ � ℎạ� ư ợ �ổ�� � � �� x100
Chỉ tiêu này xác định cơ cấu các khoản vay trên tổng dư nợ theo thời hạn của khoản vay (ngắn, trung hay dài hạn), cho thấy biến động của tỉ trọng giữa các loại dư
nợ tín dụng của ngân hàng, cơ cấu tín dụng của mỗi kỳ hạn vay cho thấy mức độ phát triển của nghiệp vụ, mối quan hệ với KH.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ
ỷ � ��ọ�� �ℎ�� ��ạ� = ��ề� ư ợ � � �� �ℎ�� ��ạ� ệ ��ề� � ư ợ �ổ�� � � �� x100
Chỉ tiêu này xác định cơ cấu các khoản vay trên tổng dư nợ theo loại tiền tệ.
- Dư nợ theo các nhóm nợ:
Dựa trên QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, Hiện nay các NHTM thực hiện việc phân loại nợ theo hai cách cơ bản sau đây:
* Phân loại nợ theo theo thời gian quá hạn:
i) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, điều 6.
ii) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 6.
iii) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 6.
iv) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 6.
v) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 6.
* Phân loại nợ theo khả năng trả nợ
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ đánh giá là không
còn khả năng thu hồi mất vốn.
Phân loại dư nợ để xác định mức độ rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM tại từng thời điểm phân tích, đánh giá.
c. Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ: - Vòng quay vốn tín dụng: �ò�� ���� �ố� �í� = �ụ�� ℎ ố ���� � �ℎ� ợ� ư ợ ℎ � � �ì� ��â�
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một kỳ báo cáo, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý, tổ chức vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, chất lượng tín dụng tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho KH vay.
ệ ố ợ � � �ℎ� � = d. Nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng - Nợ xấu ℎ ố ợ ���� � �ℎ� � ư ợ �ổ�� � � ��
Tỷ lệ nợ xấu: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Được xác định theo công thức:
ỷ ệ ợ � � � �ấ� = ợ � �ấ� ư �ổ�� � ợ � x100
Đây là những khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo quy định về phân loại tài sản có và TLDPRR trong hoạt động Ngân hàng của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị coi là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, do đó, điều quan trọng là NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Theo quy định thì tỷ lệ này ở mức dưới 3%.
- Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với dư nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
+ Dự phòng cụ thể: là chi phí được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Được tính theo công thức sau:
Số tiền trích lập dự phòng cụ thể = (Dư nợ của khách hàng – Giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ) x Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
+ Dự phòng chung: là chi phí được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
Số tiền dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Theo đó, khi một NHTM có dư nợ quá hạn và nợ xấu càng thấp thì số tiền cần phải trích lập dự phòng rủi ro (nhất là dự phòng cụ thể) càng thấp. Việc này đồng nghĩa với chất lượng hoạt động cho vay càng cao và ngược lại.
e. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ỷ ℎ ừ � ��ọ�� �ℎ� � ậ� � = �� ℎ ừ �ℎ� � ậ� � �í� �ụ�� ℎ �ổ�� �ℎ� � ậ� x100
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng. Từ đó thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, để có biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng càng cao , chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
f. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
ỷ ệ � � �� ��à� �ố� = ự ó �ố� � � "Có" �ổ�� �à� �ả� rủi ro x100
Là tỷ lệ giữa vốn tự có và Tổng tài sản “Có” rủi ro hay còn gọi là hệ số kiểm soát TD. Chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của NHTM. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động TD của các NHTM. Trước yêu cầu tăng cường
quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, việc nâng hệ số CAR từ 8% lên 9% bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II - ở mức 12%. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%.
1.2.2.2. Các tiêu chí định tính
Các chỉ tiêu định tính (hay chỉ tiêu phi tài chính): là những chỉ tiêu không thể lượng hóa được bằng con số. Đây không chỉ là những chỉ tiêu về môi trường bên ngoài cũng như bên trong của ngân hàng mà còn liên quan đến khách hàng và nền kinh tế vĩ mô. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như tình trạng tín dụng của khách hàng.
Các tiêu chí định tính được thể hiện qua sự thỏa mãn, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, Ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho khách hàng khách hàng hướng dẫn và tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng nhiệt tình, chu đáo làm cho khách hàng hài lòng khi đến với Ngân hàng.
Cảm giác hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng có bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí, một ban lễ tân niềm nở và hướng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo, một không khí làm việc nghiêm túc, có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian thì ngân hàng sẽ tạo được một ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng khách hàng.
Việc bố trí sắp xếp phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên, nhất là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn ngân hàng sẽ giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút được nhiều khách hàng mới đến với Ngân hàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM
Có ba nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM (Đặng Hồng Nhung, 2017, tr.22), cụ thể: