Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu VŨ HƯƠNG TRÀ - 1906030284 - TCNHK26A (Trang 66)

Agribank đã kiện toàn lại cơ cấu tổ chức hoạt động. Ban quản trị Agribank là Hội đồng thành viên gồm 08 người, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Thành viên. Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc và 07 Phó Tổng giám đốc. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban kiểm soát và 03 Thành viên. Dưới Hội đồng thành viên sẽ gồm các Ủy ban giúp việc cho Hội đồng thành viên trong các lĩnh vực và giúp việc cho Tổng giám đốc là các hội đồng như hội đồng rủi ro, hội đồng ALCO, hội đồng quản lý vốn..

2.1.3. Đến ngày 31/12/2020, mạng lưới Agribank gồm 171 chi nhánh loại I, 768 chi nhánh loại II và 1.291 phòng giao dịch, 3.294 ATM và 156 CDM, 68 ngân hàng lưu động.Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Agribank, Agribank là ngân hàng có mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước với sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng. Ngân hàng huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Agribank còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác. Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.

5

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững, tiếp tục khẳng định mức độ tín nhiệm lớn của khách hàng đối với uy tín, thương hiệu không ngừng nâng cao của Agribank. Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 106.654 tỷ đồng (+7,9%) so với cuối năm 2019. Cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, giảm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.

Tính đến 31/12/2020, Agribank có tổng tài sản đạt gần 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng. Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và chiếm trên 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành ngân hàng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: tỷ đồng 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2020 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank, là năm cuối cùng thực hiện Phương án tái cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị triển khai Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025. Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng ổn định, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn. Agribank giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng lãi suất thị trường, duy trì mặt bằng lãi suất đầu vào thấp để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều rủi ro, có tỷ suất sinh lời thấp, trong khi vừa đảm nhiệm vai trò của một ngân hàng thực thi chính sách, Agribank vẫn có sự bứt phá về lợi nhuận. Năm 2020, Agribank phải chịu sức ép lớn về lợi nhuận khi vừa phải tuân thủ yêu cầu giới hạn tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn dịch bệnh, thiên tai, chi phí hoạt động cao do triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy vậy, lợi nhuận của Agribank vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Tuân thủ các yêu cầu được NHNN đặt ra trong giai đoạn đặc thù năm 2020 như giới hạn tăng trưởng tín dụng không vượt quá 8,5%, giảm lãi suất nhiều

lần để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, lợi nhuận của Agribank giảm nhẹ so với năm 2019, đạt 13.203 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2019, tổng dư nợ và đầu tư đạt 1,32 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt 1,12 triệu tỷ đồng, tăng 117.2 tỷ đồng (11,7%) so với đầu năm, tiếp tục là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay khách hàng (13,6%). Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 782.15 tỷ đồng, chiếm 69,7% tổng dự nợ cho vay của Agribank. Năm 2020, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó gần 70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; lợi nhuận đạt 12.869 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4: Cho vay khách hàng giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2020, hoạt động trong năm kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19, kinh tế Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt miền Trung, Tây Nguyên, nông nghiệp - lĩnh vực đầu tư chính của Agribank bị tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn, bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, nhất là thời gian nửa đầu năm 2020… Agribank đã xây dựng các kịch bản kinh doanh ứng phó với diễn biến dịch bệnh, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn bởi thiên tai dịch bệnh thông qua các biện pháp cơ cấu lại dư nợ, miễn giảm lãi suất, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và miễn giảm phí dịch vụ thanh toán. Lợi nhuận cho vay của năm 2020 đạt 12.869 tỷ đồng vượt 3% so với kế hoạch đầu năm đề ra, giảm gần 15% so với năm 2019.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank và các rủi rothường gặp thường gặp

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

Trong thời gian qua, Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng cả thị trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại với khách hàng tăng trưởng nhanh qua từng năm, trung bình từ 10% - 20% cùng với

đà tăng trưởng của kinh tế hội nhập, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức giao dịch hối đoái, thỏa mãn nhu cầu đa dạng về ngoại tệ của khách hàng.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi hoạt động của nền kinh tế trong và ngoài nước, doanh số kinh doanh ngoại tệ của Agribank tăng cao, thu phí thanh toán quốc tế và thu lãi kinh doanh ngoại tệ của các Chi nhánh đạt kết quả khả quan. Đến 31/12/2020, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank tăng 21% so với cuối năm 2019. Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu qua Agribank đạt 10,3 tỷ USD, thu phí thanh toán quốc tế năm 2020 vẫn tăng 4,44 và đạt 101% so với kế hoạch đề ra.

Bảng 2.1: Doanh số mua, bán ngoại tệ của Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng doanh số mua 20.159 21.315 18.676 57.010 84.977

Tổng doanh số bán 19.925 21.436 18.762 57.156 85.135

(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Tại Agribank, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện ở cả hội sở chính (Trung tâm Vốn) và chi nhánh trong hệ thống, được chia làm hai mảng nghiệp vụ chính là là phục vụ nhu cầu khách hàng các nhân, tổ chức và kinh doanh tự doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Mảng nghiệp vụ phục vụ khách hàng cá nhân và tổ chức được thực hiện tại hệ thống các chi nhánh của Agribank. Các chi nhánh của Agribank chỉ thực hiện mua bán kinh doanh ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng, không thực hiện vì mục đích đầu cơ. Các giao dịch hay được chi nhánh sử dụng là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi; phổ biến nhất vẫn là giao dịch giao ngay. Khi phát sinh giao dịch với khách hàng, chi nhánh thường cân đối bằng cách thực hiện giao dịch với Hội sở chính của Agribank, lợi nhuận của chi nhánh chủ yếu từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ; phí dịch vụ ngân hàng. Năm 2020, doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh với Hội sở chính đạt 6,83 tỷ USD, giảm 9,59% so với năm 2019. Trong đó,

mua từ chi nhánh đạt 3,93 tỷ USD giảm 19,28% và mức bán cho chi nhánh đạt 2,9 tỷ USD tăng 7,97% so với năm 2019.

Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DS mua USD từ chi nhánh 4.155.515 4.545.772 4.149.109 4.867.761 3.929.099 DS bán USD cho chi nhánh 2.318.941 2.765.726 2.900.072 2.687.793 2.901.952

(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Hội sở chính, cụ thể là Trung tâm Vốn - nơi quản lý ngoại tệ của toàn hệ thống đóng vai trò đại diện của Agribank tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước với đối tác là NHNN và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Doanh số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Mảng nghiệp vụ này luôn chịu rủi ro về tỷ giá do Trung tâm Vốn phải nắm giữ trạng thái ngoại tệ phục vụ thanh khoản cho hệ thống. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của NHNN về hạn mức ngoại tệ, dự trữ bắt buộc, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả.

Bảng 2.3: Doanh số mua bán các ngoại tệ khác USD (quy đổi USD) giữa chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Mua ngoại tệ khác

USD từ chi nhánh 120.566 124.569 123.916 127.843 231.390 Bán ngoại tệ khác

USD cho chi nhánh 356.455 404.760 387.893 253.691 370.247

Các ngoại tệ Agribank thực hiện giao dịch với khách hàng gồm hầu hết các ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD...Tuy nhiên, do tâm lý của người Việt Nam chủ yếu tin dùng vào đồng ngoại tệ USD nên tỷ trọng đồng USD trong giao dịch tại Agribank chiếm phần lớn.

Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ USD trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh số mua liên ngân hàng 6.176.080 6.655.581 5.190.783 9.297.231 18.470.671 Doanh số bán liên ngân hàng 8.114.141 7.447.029 3.608.062 8.101.810 17.081.330

(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Năm 2020, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với các năm trước đây, nguyên nhân là do việc đẩy mạnh thực hiện các giao dịch hoán đổi trên thị trường liên ngân hàng với các TCTD. Đẩy mạng giao dịch hoán đổi giúp Agribank giải quyết được lượng vốn dư thừa cũng như làm tăng lợi nhuận về kinh doanh ngoại tệ. Thời gian gần đây, giao dịch hoán đổi được Agribank phát triển sử dụng nhiều do quan điểm về rủi ro của Agribank đã có những thay đổi cũng như có nhiều cải thiện để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Các giao dịch hoán đổi của Agribank chủ yếu tập trung vào cặp USD/VND do thứ nhất là nhu cầu của khách hàng cá nhân và tổ chức của Agribank vẫn thực hiện thanh toán hầu hết bằng USD, thứ hai là mục tiêu kinh doanh ngoại tệ chính của Agribank là phục vụ thanh khoản của hệ thống mà chưa tập trung vào đầu cơ kinh doanh ngoại tệ. Ngoài giao dịch hoán đổi USD/VND, thời gian gần đây Agribank đã triển khai thực hiện giao dịch hoán đổi EUR/USD và JPY/USD nhằm tận dụng nguồn USD dư thừa, tuy nhiên số lượng giao dịch chưa nhiều và thường xuyên.

Bảng 2.5: Doanh số giao dịch hoán đổi của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DS Swap USD/VND 8.387.500 6.722.100 5.077.000 29.647.800 51.601.680 DS Swap EUR/USD 0 2.887.000 3.653.500 11.790.500 6.189.000 DS Swap JPY/USD 0 0 0 16.500 3.984.000

(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank)

Sự tăng lên không ngừng về số lượng các giao dịch ngoại tệ qua các năm cho thấy ngân hàng và các doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều hơn các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nhìn chung, so với các ngân hàng, lợi nhuận về kinh doanh ngoại hối và tỷ trọng lợi nhuận thu được của hoạt động này của Agribank đạt mức trung bình, cao hơn BIDV và Vietinbank, thấp hơn Vietcombank - ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngoại thương. Mặc dù vậy, lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của Agribank vẫn duy trì trong mức ổn định và đi đầu so với các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Cùng với sự gia tăng về doanh số, trong giai đoạn 2016 - 2020 doanh thu từ hoạt động KDNH tại các NHTM ngày càng góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của các NHTM, kết quả kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng qua các năm được phản ánh theo bảng sau:

Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại từ 2016 - 2020 Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 A G R IB A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 501.148 520.621 704.649 1.030.125 1.120.000 Tỷ trọng 9,92% 10,27% 9,59% 7,30% 8,48% Tổng LNTT 4.211.819 5.066.265 7.345.482 14.116.530 13.203.000 V IE T IN B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 685.139 709.966 709.869 1.564.300 1.999.721 Tỷ trọng 8,03% 7,71% 10,54% 13,27% 11,7% Tổng LNTT 8.530.019 9.206.194 6.730.402 11.780.993 17.084.849 V IE T C O M B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 1.850.118 2.042.417 2.266.429 3.378.274 3.906.399 Tỷ trọng 21,71% 18,00% 12,4% 14,55% 16,95% Tổng LNTT 8.523.083 11.341.361 18.269.226 23.211.571 23.049.561 B ID V Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 534.446 668.128 1.039.685 1.494.696 1.732.324 Tỷ trọng 6,91% 7,71% 10,97% 13,93% 19,19% Tổng LNTT 7.734.627 8.665.177 9.472.505 10.732.209 9.026.243 T E C H C O M B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 240.201 278.585 233.751 104.581 745 Tỷ trọng 6,01% 3,46% 2,19% 0.81% 0.005% Tổng LNTT 3.996.640 8.036.297 10.661.016 12.838.268 15.800.296

M

BLãi/lỗ thuần từ

hoạt động KDNT 112.573 201.772 444.568 647.478 785.809

Tỷ trọng 3,03% 4,37% 5,72% 6,45% 7,35%

Tổng LNTT 3.711.031 4.615.726 7.767.373 10.036.119 10.688.276

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016 -2020 của các NHTM)

2.2.2.Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank

Các hệ thống quản trị rủi ro mà các ngân hàng Việt Nam sử dụng nhìn chung thường kém phát triển và kém tinh vi hơn ở những thị trường khác mặc dù nhiều ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và ngân hàng TMCP đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào kết cấu hạ tầng và hệ thống quản trị rủi ro. Khung quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chỉ đang trong giai đoạn bước đầu khi các ngân hàng chỉ mới bắt đầu xem xét lại cơ cấu quản trị rủi ro của ngân hàng. Các ngân hàng trong nước vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ về vai trò quản trị rủi ro như là một phần quan trọng trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Các rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu VŨ HƯƠNG TRÀ - 1906030284 - TCNHK26A (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w