Tiêu chí đánh giá kinh doanh dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 29 - 32)

- Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ logistics: Đây là tiêu chí tương đối phản ánh số lượng, loại hình sản phẩm, dịch vụ logistics mà nhà cung ứng dịch vụ logistics cung ứng cho khách hàng. Khi sản phẩm, dịch vụ logistics càng đa dạng thì càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ logistics có thể đánh giá thông qua số lượng sản phẩm, dịch vụ logistics mà doanh nghiệp phát triển mới trong kỳ.

Doanh nghiệp càng mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ logistics thì càng triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ logistics nhằm thỏa mãn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp gia tăng doanh thu, thị phần và sức cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô lợi ích kinh tế mà nhà cung ứng dịch vụ logistics thu được từ việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có); thu từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước và thường được đo lường bằng cách tính toán 2 chỉ tiêu:

Sự biến động về doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics kỳ này

Doanh thu từ hoạt động - dịch vụ logistics kỳ

trước Tốc độ biến động

về doanh thu từ hoạt Doanh thu từ hoạtđộng dịch vụ

-

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics kỳ trước động dịch vụ

logistics

logistics kỳ này

= Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics kỳ trước x 100

Quy mô doanh thu càng lớn thì chứng tỏ dịch vụ logistics của nhà cung ứng dịch vụ logistics càng được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn, năng lực cạnh tranh của nhà cung ứng dịch vụ logistics càng cao và chứng tỏ chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng.

Do đó nếu như sự biến động về doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics và tốc độ biến động về doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics có giá trị dương thì cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp được mở rộng và phát triển và ngược lại.

- Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lợi nhuận mà nhà cung ứng dịch vụ logistics thu được từ việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định, thường được đo lường bằng cách tính toán 2 chỉ tiêu:

Sự biến động về lợi nhuận từ hoạt động

dịch vụ logistics

Lợi nhuận từ hoạt = động dịch vụ

logistics kỳ này

Lợi nhuận từ hoạt động - dịch vụ logistics kỳ

Tốc độ biến động về lợi nhuận từ hoạt

động dịch vụ

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ - logistics kỳ này

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics kỳ trước

logistics = x 100Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics kỳ trước Quy mô lợi nhuận càng lớn thì chứng tỏ dịch vụ logistics của nhà cung ứng dịch vụ logistics càng mang lại nhiều doanh thu, đồng thời chi phí bỏ ra của nhà cung ứng dịch vụ logistics cũng ít hơn, mang lại lợi ích kinh tế cuối cùng cho nhà cung ứng dịch vụ logistics cao hơn.

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng từ dịch vụ logistics của doanh nghiệp, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hướng tới.

Sự biến động về lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics và tốc độ biến động về lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics mang giá trị dương thì phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: là chỉ tiêu phản ánh quãng thời gian cần thiết mà nhà cung ứng dịch vụ logistics cần phải có để hoàn thành cung ứng dịch vụ logistics theo hợp đồng. Thông thường, do dịch vụ logistics khá đa dạng nên chúng ta thường đo lường bởi số lần quá hạn thực hiện dịch vụ theo hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thỏa mãn của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thời gian thực hiện hợp đồng càng nhanh chóng thì sức cạnh tranh càng cao, doanh nghiệp càng có thể dễ dàng mở rộng thị trường, khách hàng và doanh thu từ hoạt động kinh doanh logistics.

- Số lần phát sinh sai sót khi thực hiện hợp đồng: là số lần khách hàng kiến nghị, thắc mắc về thực hiện sai sót trong các đơn hàng. Số lần phát sinh sai sót càng thấp thì chứng tỏ chất lượng dịch vụ càng cao.

Số lần phát sinh sai sót khi thực hiện hợp đồng càng thấp thì càng phản ánh mức độ chính xác trong kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng, yên tâm về dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp càng được nâng cao.

- Tính đa dạng của khách hàng sử dụng dịch vụ: nhà cung ứng dịch vụ nào càng thu hút được nhiều khách hàng ở các thành phần kinh tế khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau thì chứng tỏ cung ứng dịch vụ logistics càng phát triển và ngược lại.

Tiêu chí này được đánh giá bởi cơ cấu khách hàng theo các tiêu chí phân loại khác nhau. Khách hàng càng đa dạng càng phản ánh năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics càng cao. Điều nảy càng phản ánh khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp, vị thế trên thị trường. Do đó, tính đa dạng của khách hàng cũng phán ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w