(i) FDI tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Kỳ vọng là sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI trên thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh và phải đổi mới nhằm nâng cao năng lực của mình. Tuy nhiên, tại tỉnh Savannakhet trong giai đoạn này, các doanh nghiệp trong nước vẫn không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp thuộc cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều bị ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng cạnh tranh. Khi các doanh nghiệp FDI xâm nhập thị trường, những lợi thế về bí quyết, công nghệ của họ đã lấy mất thị trường của các doanh nghiệp trong nước và làm họ hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp trong nươc vẫn chưa thể thích nghi với môi trường cạnh tranh cao. Do vậy đòi hỏi họ cần có các biện pháp, chính sách kinh doanh đổi mới hơn, tăng cường thay đổi cơ cấu quản lý, năng lực công nghệ, lao động cũng như huy động vốn có hiệu quả để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI.
(ii) Tác động lan tỏa thông qua chuyển giao công nghệ còn chưa thực sự hiệu quả. Quá trình chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước là khá hạn chế. Thực tế, các doanh nghiệp FDI vẫn luôn muốn nắm giữ bí quyết công nghệ để hạn chế tối đa chảy máu chất xám. Tại tỉnh Savannakhet, mới chỉ thấy được ảnh hưởng tích cực do lan tỏa công nghệ tại nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp. Không thê phủ nhận lợi ích to lớn của công nghệ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước cần có biện pháp để hấp thụ hơn nữa năng lực công nghệ tiên tiến mà các doanh nghiệp FDI mang lại.
(iii) Chuyển dịch lao động chưa thực sư hiệu quả. Tỷ lệ lao động có kỹ năng, tay nghề, trình độ quản lý chuyên từ khối FDI sang các doanh nghiệp trong nước làm việc chưa thực sự cao như mong đợi. Những lao động này là một nguồn lực quan
trọng giúp lan tỏa tri thức từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, mới chỉ có 27,12% số lao động chuyển đi tử doanh nghiệp FDI sang DN trong nước. Lý do có thể kể đến là nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước về vốn, môi trường hoạt động, môi trường kinh doanh còn yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI. Do vậy các doanh nghiệp nội địa cần cải thiện môi trường làm việc và chế độ cho lao động để có thể giữ chân cũng như thu hút các lao động có năng lực từ các doanh nghiệp FDI.
Từ những kết quả tích cực và những hạn chế của hiệu ứng lan tỏa FDI tại tỉnh Savannakhet, trong thời gian tới tỉnh cần đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao các kết quả tích cực và hạn chế các kết quả tiêu cực. Và điều này đòi hỏi sự thực hiện từ cả phía doanh nghiệp nội địa tại tỉnh và cả cơ quan nhà nước.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 đã tiến hành phân tích thực trạng hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước, Luận án thực hiện nghiên cứu theo mô hình của Caves (1974) và Globerman (1979), dựa trên phương pháp nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999, tr, 605-618) cho các doanh nghiệp dựa trên quy mô, phương pháp định lượng bằng mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model: FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model: REM) với sự trợ giúp của phần mềm Eviews theo phương pháp nghiên cứu của Le Thanh Thuy (2005, tr, 23-27),
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra có tồn tại hiệu ứng lan tỏa tích cực theo chiều ngang từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước cùng ngành, Đáp ứng kỳ vọng về tri thức, công nghệ có thể lan tỏa từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước thông qua quá trình đào tạo lao động và nhà quản lý, thông qua chuyển giao công nghệ và qua sự học hỏi bắt chước của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động R&D cũng làm tăng sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà các tác động lan tỏa lại khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng cạnh tranh do không đủ tiềm lực về tài chính và khả năng cạnh tranh sẽ phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần thậm chí dẫn đến phá sản. Các doanh nghiệp có quy mô vừa
chịu ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc ngược chiều và tiêu cực theo chiều dọc xuôi chiều. Xét về chiều ngược, các doanh nghiệp FDI có thể yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao hơn dẫn đến chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng nhằm thúc đẩy, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Xét về chiều xuôi, do khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước không thể học hỏi hay ứng dụng công nghệ được chia sẻ từ các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI cung ứng các sản phẩm chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu hay các doanh nghiệp FDI khác sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI cùng ngành. Nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn do tự chủ được nguồn cung lẫn thị trường nên không chịu tác động của hiệu ứng lan tỏa.
Xét về lĩnh vực kinh doanh thì nhóm ngành công nghiêp và dịch vụ có mối liên kết tích cực với các doanh nghiệp FDI là khách hàng, hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngược này giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình từ đó nâng cao năng lực sản suất. Tuy nhiên về chiều ngang, và chiều dọc xuôi nhóm này lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cạnh tranh. Hoạt động R&D cũng giúp tạo ra sự khác biệt về sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp có R&D thì doanh thu bình quân sẽ lớn hơn doanh nghiệp không có hoạt động R&D. Đối với nhóm ngành nông nghiệp, liên kết dọc xuôi có ảnh hưởng tích cực, nhưng liên kết dọc ngược không ảnh hưởng và liên kết ngang có ảnh hưởng tiêu cực.
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THỤ HIỆU ỨNG LAN TỎA TÍCH CỰC
VÀ HẠN CHẾ HIỆU ỨNG LAN TỎA TIÊU CỰC CỦA FDI
TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO