Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn thất khê, huyện tràng định, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2016 (Trang 30)

2.2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Từ năm 2015, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát, thống kê các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở từng xã, phường, thị trấn; Xây dựng kế hoặch cụ thể để triển khai thực hiện, đảm bảo cơ quan hoàn thành cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2016. Đầu năm 2016, tỉnh giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận cho UBND các huyện và các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp chi tiết đến từng xã, phường, thị trấn.

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc thống kê số lượng thửa đất và diện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. tổng nhu cầu cấp giấy chứng nhận lần đầu là 58.273,17 ha với số giấy chứng nhận cần cấp là 196.047 giấy.

Kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính và diện tích trích đo địa chính của toàn tỉnh là 1084,13 ha, trong đó chỉnh lý là 781,48 ha, trích đo địa chính là 302,65 ha. Đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp cho 610.150,6 ha diện tích, với 467.889 giấy chứng nhận; đất phi nông nghiệp đã cấp được 16.593,04 ha diện tích với 195.403 giấy chứng nhận. bên cạnh đó việc lập hồ sơ địa chính đã thực hiện với tổng diện tích đất là 792.943,64 ha, gồm 201 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh còn một số loại đất đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận thấp. Do đó, số lượng tồn đọng cần phải cấp giấy chứng nhận là 57.344,89 ha, số giấy cần cấp là 189.819 giấy chứng nhận, chủ yếu là các loại: đất nuôi trồng thủy sản mới, đất nông nghiệp khác, đất tôn giáo tĩn ngưỡng, đất phi nông nghiệp khác.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn thị trấn Thất Khê.

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Thất Khê giai đoạn 2014-2016.

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian: Thực hiện từ ngày 26/12/2015 - 23/04/2016.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Thất Khê

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016. - Tình hình quản lý đất đai.

3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Thất Khê giai đoạn 2014-2016 đoạn 2014-2016

- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2014 - 2016. - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đối với từng loại đất

+ Đất ở.

+ Đất nông nghiệp.

- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức giai đoạn 2014 - 2016.

3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số biện pháp khắc phục

- Khó khăn;

- Giải pháp khắc phục.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tài liệu *Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp *Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra phỏng vấn 50 hộ gia đình và 5 cán bộ lãnh đạo cơ quan (đối tượng sử dụng đất).

*Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa giáo dục, y tế, hiện trạng sử dụng đất …

- Kết quả cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Thất Khê.

3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu

- Được sử dụng phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra những yếu tố đặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Thất Khê giai đoạn 2014 - 2016.

- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Thất Khê giai đoạn 2014 - 2016.

3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được

Sau khi phân tích và tổng hợp số liệu tiến hành so sánh và đánh giá kết quả đạt được để thấy tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Thất Khê giai đoạn 2014 - 2016.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Thất Khê

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Thị Trấn Thất Khê có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 86,55 ha.

- Phía Bắc giáp xã Chi Lăng, xã Đại Đồng; - Phía Nam giáp xã Đề Thám, xã Đại Đồng; - Phía Đông giáp xã Đại Đồng;

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Thất Khê tương đối bằng phẳng là thị trấn vùng núi thấp, có độ cao cao nhất là 200m, thấp nhất là 150m, trung bình 175 m so với mặt nước biển. Do vậy ở các khu vực ven sông thường bị lụt về mùa mưa.

b. Khí hậu

Qua số liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn của huyện trong những năm qua cho thấy: thị trấn Thất Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rỏ rệt, Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4.

Nhiêt độ: Nhìn chung không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực trong huyện. Nhiệt độ trung bình năm chênh lệch giữa các vùng là không nhiều khoảng 20C. Nhiệt độ trung bình năm 19,8 - 21,6 0C. Nhìn chung khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương.

d. Thủy văn, nguồn nước

Nguồn nước tự nhiên rất khan hiếm, tầng nước mặt rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa nên khả năng đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa. Vì vậy dân cư phân bố trên địa bàn thị trấn chưa đều. Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng hạn chế, nhân dân thường đào giếng khoảng 20m mới có nước để phục vụ cho sinh hoạt.

e. Đất đai

Tổng diện tích đất đai của thị trấn là 86,55 ha. Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình xây dựng như: Các công trình trong khu trung tâm hành chính, chính trị có thể cho thấy địa chất công trình khu vực thị trấn Thất Khê tương đối phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng, các công trình công nghiệp và cầu cống ...

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nền kinh tế của Thị trấn đạt mức tăng trưởng khá, Thị trấn đã áp dụng những cơ chế, chính sách

nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Các ngành phát triển nhanh cả về số lượng lẫn quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó ổn định và đạt doanh thu cao là cán kéo thép xây dựng, chế biến lâm sản, đồ nội thất, sửa chữa láp ráp và bán ô tô xe máy... Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 18% năm 2012 lên 28,14% năm 2013, hàng năm chiếm từ 40 - 45% chỉ tiêu thu ngân sách. Nền kinh tế của thị trấn đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo định hướng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại – Nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy, Thất Khê được nhìn nhận như một trọng điểm kinh tế của huyện trong tương lai.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, cơ cấu kinh tế thị trấn Thất Khê có sự tăng dần theo hướng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của thị trấn dù có tăng nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Hơn nữa, hoạt động thương mại - dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn chung, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thụ động, chưa có định hướng cụ thể.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế nông ngiệp

+ Trồng trọt:

Những năm vừa qua, thị trấn đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường áp dụng các biện pháp cải tiến, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhờ đó góp phần làm tăng giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác từ 13 triệu đồng/ha năm 2012 lên 18 triệu đồng/ha năm 2014. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng từ 50% - 70% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 1.298,07 tấn tăng 8,17% so với chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội Đảng bộ lần VI đề ra là 1.200 tấn, 6 tháng đầu năm 2006 diện tích gieo cấy vụ xuân là 24 ha, năng suất đạt 48,3 tạ/ha, sản lượng 116,1

tấn, chủ yếu là giống lúa Khang Dân. Diện tích hoa màu là 7,2 ha với sản lượng 118,56 tấn. Ngô, khoai lang đạt 23,05 tấn.

Năm vừa qua diện tích cây ăn quả tăng thêm 104,8 ha, cây chè tăng 16,8 ha.

+ Chăn nuôi:

Thời gian qua tuy có dịch cúm gia cầm nhưng trên địa bàn phường không có dịch bệnh xảy ra. UBND thị trấn đã chỉ đạo cán bộ y tế và cán bộ khuyến nông của thị trấn thường xuyên phối hợp với các phòng chức năng của thành phố tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

- Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Là một thị trấn có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: tuyến QL4A chạy qua. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động... Tỷ trọng thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 18% năm 2000 lên 28% năm 2012.

d. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Theo số liệu thống kê thì tính đến 31/06/2016 toàn thị trấn có 1.137 hộ, lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân là sản xuất kinh doanh.

- Thành phần dân tộc gồm: Nùng, Tày, Kinh

- Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng chung toàn huyện trình độ dân trí của thị trấn là tương đối cao so với mặt bằng chung toàn huyện . Song đa số nhân dân trong thị trấn có ý thức về pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống sinh hoạt. Trong những năm gần đây, có những nhân tố mới dám đầu tư vào thâm canh sản xuất và chuyển hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ trong phạm vi hẹp, chưa thành hệ thống phong trào.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 STT Loại Đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 86,55 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 37,59 43,43

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 37,03 42,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 36,60 42,29

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12,98 14,99

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 23,62 27,30

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,43 0,49

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,20 0,24

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,35 0,41

2 Đất phi nông nghiệp PNN 48,96 56,57

2.1 Đất ở OCT 21,70 25,08

2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 21,70 25,08

2.2 Đất chuyên dùng CDG 20,43 23,61

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,27 2,62

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,86 0,99

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,55 0,64

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 4,81 5,56

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,88 1,01

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 11,06 12,78

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,55 0,63

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,10 0,11

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.. NTD 0,13 0,15

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 6,05 6,99

Cụ thể các mục đích sử dụng như sau:

Nhóm đất nông nghiệp: 37,59 ha, chiếm 43,43 % tổng diện tích tự nhiên trong đó:

a) Đất sản xuất nông nghiệp: 37,03 ha, chiếm 42,78 %, tổng diện tích tự nhiên. - Đất trồng lúa: 12,98 ha, chiếm 14,99 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất trồng cây hàng năm khác: 23,62 ha, chiếm 27,30 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất trồng cây lâu năm: 0,43 ha, chiếm 0,49 %, tổng diện tích tự nhiên. b) Đất nuôi trồng thủy sản: 0,20 ha, chiếm 0,24 %, tổng diện tích tự nhiên. c) Đất nông nghiệp khác: 0.35 ha, chiếm 0,41 % tổng diện tích tự nhiên.

Nhóm đất phi nông nghiệp: 48,96 ha, chiếm 56,57 % tổng diện tích tự nhiên trong đó:

a) Đất ở tại đô thị: 21,70 ha, chiếm 25,08 %, tổng diện tích tự nhiên. b) Đất chuyên dùng: 20,43 ha, chiếm 23,61 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 2,27 ha, chiếm 2,62 %, tổng diện tích tự nhiên. - Đất quốc phòng: 0,86 ha, chiếm 0,99 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất an ninh: 0,55 ha, chiếm 0,64 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 4,81 ha, chiếm 5,56 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: 0,61 ha, chiếm 0,70 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: 0,55 ha, chiếm 0,64 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng cơ sở y tế: 0,86 ha, chiếm 0,99 %, tổng diện tích tự nhiên. + Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 1,55 ha, chiếm 1,79 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: 1,11 ha, chiếm 1,28 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 0,88 ha, chiếm 1,01 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất thương mại, dịch vụ: 0,82 ha, chiếm 0,95 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: 0,06 ha, chiếm 0,07 %, tổng diện tích tự nhiên.

- Đất có mục đích công cộng: 11,06 ha, chiếm 12,78 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất giao thông: 9,80 ha, chiếm 11,32 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất thủy lợi: 0,55 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên. + Đất sinh hoạt cộng đồng: 0,03 ha, chiếm 0,03 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa: 0,02 ha, chiếm 0,02 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất công trình năng lượng: 0,06 ha, chiếm 0,07 %, tổng diện tích tự nhiên. + Đất công trình bưu chính, viễn thông: 0,09 ha, chiếm 0,10 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chợ: 0,34 ha, chiếm 0,39 %, tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 0,05 ha, chiếm 0,06 %, tổng diện tích tự nhiên.

c) Đất cơ sở tôn giáo: 0,55 ha, chiếm 0,63 %, tổng diện tích tự nhiên. d) Đất cơ sở tín ngưỡng: 0,10 ha, chiếm 0,11 %, tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn thất khê, huyện tràng định, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2016 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)