2 Các nghiên cứu theo chiều lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp nội địa

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 31 - 39)

1.1.2.1. Nghiên cứu về tác động lan tỏa theo chiều ngang

Tác động lan tỏa của FDI theo chiều ngang (nội bộ ngành) (biến Horizontal) được định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực. Những tác động này có thể làm thay đổi công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh, cải thiện nguồn lực hoặc thay đổi kỹ năng quản trị trong các nước (Javorcik, 2004; Kokko, 1994; Blomstrom & Sjoholm, 1999; Keller & Yearple, 2003). Đôi khi các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với các doanh nghiệp đa quốc gia, do những bất lợi về công nghệ, các doanh nghiệp này không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp đa quốc gia nên không thể xảy ra ảnh hưởng lan tỏa. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra do việc bảo hộ tri thức, bí mật thương mại, chi trả tiền lương cao hơn đối với những ngành mà quốc gia nhận đầu tư bị hạn chế về khả năng bắt chước công nghệ. Cụ thể, trong nghiên cứu của Javorcik (2004) nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI tại các nước đang phát triển, tác giả kết luận rằng tác động lan tỏa của FDI có thể mang đến những thay đổi về công nghệ, tăng

khả năng cạnh tranh, cải thiện nguồn lực hoặc thay đổi kỹ năng công việc và khả năng quản trị của các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên các nghiên cứu về ảnh hưởng gia tăng sự hiện diện của FDI hầu như không đạt được kết quả nhất quán. Trong khi Kokko (1994), Blomstrom và Sjohlm (1999), Keller và Yeaple (2003) đưa ra kết luận rằng có sự lan tỏa tích cực theo chiều ngang của FDI đến các doanh nghiệp trong nước cùng ngành, thì Haddad và Harrison (1993) lại khẳng định không có tác động này, và Aitken và Harrison (1999) lại tìm thấy tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp của Venezuela.

Tác động lan tỏa trong nội bộ ngành không chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực vì mang tính chất cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để chiếm lĩnh thị trường. Theo Aitken và Harrison (1999), cạnh tranh sẽ khiến cho các doanh nghiệp nội địa thiếu nguồn lực bị cắt giảm sản lượng, thu thẹp thị trường, thậm chí phá sản. Ngoài ra dịch chuyển lao động cũng là một trong những kênh lan tỏa theo chiều ngang quan trọng, khi lao động chuyển sang làm từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước sẽ mang kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề theo và từ đó làm tăng năng suất doanh nghiệp.

Một nghiên cứu gần đây tập trung vào tác động lan tỏa theo chiều ngang từ các doanh nghiệp nước ngoài đến các doanh nghiệp nội địa là nghiên cứu của Shi He và cộng sự (2019). Bộ dữ liệu được sử dụng gồm 1018 ước tính từ 41 nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa củ FDI theo chiều ngang tại Trung Quốc. Mục tiêu chính của của nghiên cứu là tổng hợp một cách định lượng các ước tính được báo cáo và giải thích cho sự không đồng nhất trong các kết quả thực nghiệm hiện có bằng cách sử dụng phân tích hồi quy meta. Kết quả chỉ ra rằng: (1) mức độ lan tỏa theo chiều ngang trung bình ở Trung Quốc là tích cực và có ý nghĩa thống kê; (2) tác động lan tỏa theo chiều ngang khác nhau giữa các phân nhóm vốn FDI được đặc trưng bởi bản chất của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn gốc của nguồn vốn đầu tư nước ngoài và cơ cấu sở hữu của nguồn vốn trong nước.

1.1.2.1. Nghiên cứu về tác động lan tỏa theo chiều dọc

(i) Lan tỏa theo chiều ngược

Các mối liên kết ngược (Backward Linkages) xảy ra khi các doanh nghiệp FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn. Những ảnh hưởng lan tỏa như vậy xảy ra thông qua chuyển giao tri thức trực tiếp từ các khách hàng nước ngoài tới nhà cung cấp bản địa, những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và cung cấp hàng hóa đúng thời hạn mà các doanh nghiệp đa quốc gia đặt ra khiến cho các nhà cung cấp nội địa có động cơ cập nhật công nghệ và quản lý sản xuất tốt hơn (Javorcik, 2004; Schoors & van de Tol, 2002; Blalock & Gertler, 2008). Trong đó nghiên cứu của Javorcik (2004) cho rằng mối liên kết ngược của doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào quyết định mua sắm của họ. Ban đầu, các doanh nghiệp này thường sử dụng đầu vào tại nước chủ nhà khi họ chỉ cần những nguồn đầu vào tương đối đơn giản. Mua sắm trong nước có xu hướng tăng dần theo thời gian khi họ tích lũy được những kinh nghiệm đầu tư, nâng cấp được các yếu tố nội địa tại chỗ và có thể hạ thấp được chi phí mua sắm, chi tiêu nội địa (Javorcik, 2004).

Bên cạnh đó, sự đòi hỏi về đầu có chất lượng cao của doanh nghiệp FDI đã tạo động lực thúc đẩy các nhà cung cấp trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Việc này được thực hiện thông qua các kế hoạch R&D, đào tạo lao động, hay chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp FDI phần nào hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước về chương trình đào tạo hay kỹ năng công nghệ để tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ (Balock và Gertler, 2008)

(ii) Lan tỏa theo chiều xuôi

Các nghiên cứu của Javorcik (2004) và Rodriguez (1996) cho trường hợp Lithhuania và Mỹ chỉ ra có sự ảnh hưởng tiêu cực từ nha cung cấp FDI đến các doanh nghiệp trong nước. Sự có mặt của FDI có thể đem khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa khi họ cũng cung cấp các nguồn đầu vào tương tự như các doanh nghiệp nội địa. Và điều đó sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực theo chiều xuôi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Caves (1974), Globerman (1979) hay Blomstrom (1983) lại chỉ ra có sự tác động tích cực từ nhà cung cấp FDI đến khách hàng trong nước. Sự có mặt của FDI là nhà cung cấp phần nào đã giảm năng suất của các doanh nghiệp trong nước.

Lan tỏa theo chiều xuôi tích cực xảy ra khi doanh nghiệp FDI đầu tư cho doanh nghiệp nội địa nhằm cải tiến công nghệ, giảm đầu vào chi phí trung gian cho các sản phẩm. Các doanh nghiệp FDI hướng vào thị trường nội địa thường mua nhiều hơn nguyên liệu trong nước do những yêu cầu thấp hơn về chất lượng cũng như chỉ tiêu kỹ thuật. (Rodriguez, 1996).

Một trong những nghiên cứu gần đây về hiệu ứng lan tỏa FDI theo chiều lan tỏa bao gồm chiều ngang, chiều ngược, chiều xuôi đó là nghiên cứu của Arif Rahman và Kazuo Inaba (2021). Nghiên cứu xem xét cả tác động lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc (cả chiều ngược và chiều xuôi) của các doanh nghiệp FDI tại Bangladesh và so sánh với kết quả ở Việt Nam. Mô hình được sử dụng dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas cho dữ liệu cấp doanh nghiệp và sử dụng phương pháp OLS để ước lượng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng các doanh nghiệp Bangladesh cải thiện năng suất thông qua liên kết nội ngành hoặc liên kết ngang, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thông qua liên kết ngược. Việc gia tăng sự hiện diện của nước ngoài trong cùng một ngành đối với Bangladesh và trong các ngành hạ nguồn của Việt Nam có liên quan đến sự gia tăng sản lượng của các doanh nghiệp trong nước.

1

Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu chung về hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp nội địa Phương pháp nghiên cứu Tác giả Quốc Gia Kết luận chung Hạn chế

Mô hình Cobb-Douglas

Phương pháp ước lượng OLS

Caves (1974) Australia (1962

và 1966) Có sự lan tỏa tích cực từ FDI

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Globerman (1979)

Canada (năm

1972) Có sự lan tỏa tích cực từ FDI

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy

Aitken và Harrison (1999)

Venezuela (1976-1989)

Có sự lan tỏa tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhỏ

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy

Juraj Stancik (2007)

Cộng Hòa Séc (1993-2004)

Có sự lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang, và chiều ngược

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Không có sự lan tỏa theo chiều xuôi Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy Chengchun Li và Yun Luo (2018) West Midlands, Anh (2004- 2011)

Có sự lan tỏa tích cực theo chiều xuôi và tiêu cực theo chiều ngang

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Phương pháp nghiên cứu Tác giả Quốc Gia Kết luận chung Hạn chế Anitta Phommahaxay (2013) Lào (1990- 2001)

Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến năng

suất doanh nghiệp Chưa nghiên cứu sâu vào các biến lan tỏa

theo chiều ngang, và dọc Có ảnh hưởng tiêu cực từ nguồn nhân lực

đến sự phát triển kinh tế Arif Rahman và Kazuo Inaba (2021) Banglades, Việt Nam

Có ảnh hưởng tích cực theo chiều ngang từ FDI đến năng suất doanh nghiệp tại Banglades.

Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến năng suất doanh nghiệp theo chiều ngược tại Việt Nam

Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác

Mô hình Cobb-Douglas

Phương pháp ước lượng FEM, REM Le Thanh Thuy (2005) Việt Nam (1995-1999 và 2000-2002)

Lan tỏa tích cực trong giai đoạn 1995-

1999 Dữ liệu cấp ngành

Không có sự lan tỏa trong giai đoạn 2000- 2002

Khả năng thiên lệch do thiếu các biến quan trọng ảnh hưởng đến năng suất Newman

(2014)

Việt Nam (2009-2011)

Có sự lan tỏa tích cực theo chiều ngược và

Phương pháp nghiên cứu Tác giả Quốc Gia Kết luận chung Hạn chế

Mô hình liên doanh có sự lan tỏa tích cực hơn mô hình 100% vốn FDI

Chưa nghiên cứu sâu các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp ảnh hưởng đến lan tỏa Chanthavone Chanthavong (2010) Lào (2004- 2015)

Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

Chỉ đi nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng Cỡ mẫu nhỏ Phouthakannha Nantharath (2014) Lào (1993- 2015)

FDI từ khu vực sản xuất làm tăng trưởng kinh tế

Chỉ chú trọng nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất

Cỡ mẫu nhỏ

Phương pháp bán tham số

Javorcik (2004) Lithuania (năm 1996-2000)

Có lan tỏa tích cực theo chiều dọc ngược chiều

Không có sự lan tỏa theo chiều xuôi và chiều ngang

Merlevede và Shoors (2008)

Romania (1996- 2001)

Không có sự lan tỏa theo chiều ngang Có sự lan tỏa tích cực theo chiều xuôi và tiêu cực theo chiều ngược

Phương pháp nghiên cứu Tác giả Quốc Gia Kết luận chung Hạn chế

Phương pháp GMM Bwalya (2005) Zambia (1993-

1995)

Có sự lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang Không có sự lan tỏa theo chiều dọc

Mô hình phương trình đồng thời

Kohpaiboon

(2006) Thái Lan (1996)

Lan tỏa công nghệ có ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu

Chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của lan tỏa công nghệ đến xuất khẩu

Mô hình Heckman (1979) Frances Ruane và Julie Sutherland (2004) Ireland (1991- 1998)

Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất

khẩu Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI

tới các doanh nghiệp xuất khẩu Ảnh hưởng tiêu cực giữa cường độ xuất

khẩu và sự có mặt của FDI Greenaway

(2004)

Anh (1992- 1996)

Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất khẩu

Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu

Kneller và Pisu (2007)

Anh (1992- 1999)

Không tồn tại lan tỏa từ FDI đến quyết

định tham gia xuất khẩu Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu Lan tỏa tích cực từ FDI đến tỷ trọng xuất

khẩu

1

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w