Để tính toán độ BĐDT, trước tiên cần đo lường dòng tiền. Trong Bảng 3.1 thể hiện các học thuyết trước đây sử dụng nhiều cách để đo lường dòng tiền bao gồm lợi
nhuận trước khấu hao, lãi vay và thuế (ebitda), lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay (ebit), và DTHĐ của DN. Theo Allayannis and Weston (2003), Memon và cộng sự (2018), sử dụng dữ liệu thực tế từ các báo cáo tài chính do DN cung cấp để xây dựng dòng tiền tốt hơn các cách đo lường dòng tiền dựa trên báo cáo thu nhập hoặc sự thay đổi các khoản mục của bảng cân đối kế toán. Đồng thời, DTHĐ của DN phản ánh lượng tiền mặt thực tế trong hoạt động của DN, nên BĐDT được đo lường bằng DTHĐ sẽ phản ánh khả năng thiếu hụt tiền mặt trong ngắn hạn (Bates và cộng sự, 2009, Harris and Roark, 2019). Do đó, tác giả sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được cung cấp trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN để ước lượng dòng tiền theo Allayannis and Weston (2003), Memon và cộng sự (2018) .
Tiếp theo, hầu hết các nghiên cứu đo lường BĐDT sử dụng tổng tài sản để điều chỉnh dòng tiền về cùng một đơn vị quy mô giữa các DN ở các thời điểm khác nhau (Keefe and Yaghoubi, 2016). Tuy nhiên, khoản mục tổng tài sản bao gồm tiền mặt. Hay việc nắm giữ tiền mặt trong DN là một hàm của BĐDT (Pinkowitz and Williamson, 2007), khoản mục tiền mặt được loại ra khỏi tổng tài sản khi đo lường BĐDT. Do đó, nghiên cứu sử dụng tổng tài sản ròng để điều chỉnh dòng tiền về cùng một đơn vị quy mô giữa các DN ở những giai đoạn khác nhau. Khi đó, tổng tài sản ròng được tính bằng giá trị tài sản của DN theo giá trị sổ sách trừ đi các khoản tiền và tương đương tiền, và chứng khoán khả mại (nếu có) theo Keefe and Yaghoubi (2016).
Với những thảo luận về dữ liệu sử dụng như trên, nghiên cứu tiếp đến sẽ tính tốc độ tăng trưởng của DTHĐ từ sản xuất kinh doanh của DN như sau:
ωi,t = (OCFi,t − OCFi,t−1)/tổng tài sản ròngi,t−1 (5)
Vớii , là tốc độ tăng trưởng dòng tiền tại năm t của DN thứ i. OCF là DTHĐ sản xuất kinh doanh của DN.
Nghiên cứu không tính tốc độ tăng trưởng của dòng tiền qua từng năm như thông thường, vì khi DTHĐ âm tại năm t hoặc năm t-1 thì kết quả tính toán sẽ không có ý nghĩa (De Veirman and Levin, 2011). Với cách đo lường này, chỉ tiêu chênh
lệch DTHĐ chia tổng tài sản ròng còn cho thấy khả năng tạo tiền từ các nguồn lực kinh tế của DN và có thể so sánh giữa các DN. Cách tính này sẽ cho thấy duy nhất sự biến động của DTHĐ (Keefe and Yaghoubi, 2016).
Cuối cùng, trong việc đo lường BĐDT đề cập ở bảng 2.2, các nghiên cứu về BĐDT đến CTV thường dung phương pháp trung bình trượt mẫu. BĐDT tính trung bình trượt mẫu trong 05 năm mới phản ánh hết được các tác động (Keefe and Yaghoubi, 2016). Tuy nhiên, với phương pháp sẽ điều chỉnh làm mượt hoá dữ liệu trung bình, và không tính được sự biến động từng thời điểm của DN. Trong khi đó, dữ liệu trong nghiên cứu này hơn 10 năm. Do đó, thay vì sử dụng phương pháp trung bình trượt mẫu, nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán sự BĐDT theo De Veirman and Levin (2011). Với phương pháp này, BĐDT sẽ được tính đến theo sự thay đổi của từng năm và các thành phần riêng cụ thể của DN đối với sự biến động ở cấp DN.
Đo lường sự BĐDT dựa trên phần dư của hồi quy hiệu ứng cố định theo công ty dưới đây:
, = +1 +2 +3 , +4 ∗ +4 ∗ , + , (6)
Trong đó:
, là tốc độ tăng trưởng dòng tiền tại năm t của DN thứ i giữa năm t-1 và năm t và được tính như phương trình (5). là hằng số.
thể hiện các tác động của các yếu tố gộp chung lên tốc độ tăng trưởng của dòng tiền, được xác định bằng hiệu ứng cố định theo thời gian, và được đo lường bằng ma trận biến giả năm. là hiệu ứng tác động của
ngành DN hoạt động, được đại diện bằng ma trận biến giả ngành phân loại dựa trên chuẩn phân ngành ICB. , là
hiệu ứng tác động của quy mô DN, được đại diện bằng tỷ lệ mức tứ phân vị của tỷ số doanh thu trên GDP theo
Phần dư , đại diện cho sự chênh lệch giữa giá trị ước lượng và giá trị quan sát của DTHĐ DN i năm t.
Ước lượng mô hình (5) thu được phần dư. Dựa trên phần dư, nghiên cứu tính BĐDT có điều kiện như sau: ̂ = √ /2 ∗ | ̂ |.
, ,
De Veirman and Levin (2011), O'Connor Keefe and Tate (2013), De Veirman
and Levin (2018) chỉ ra rằng BĐDT có điều kiện ̂ là một ước lượng không chệch ,
của BĐDT trên thực tế. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng ̂ đại diện cho sự BĐDT.
,
Với cách đo lường BĐDT như trên sẽ được sử dụng để ước lượng chính trong mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa BĐDT và ĐBTC của DN. Ngoài ra, để kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng thêm lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay (ebit) hay chính là lợi nhuận hoạt động (oi) trong nghiên cứu của Keefe and Yaghoubi (2016) tạo ra một cách đo lường DTHĐ khác. Tiếp đó, ước lượng sự biến động sẽ được tính toán tương tự như ước lượng BĐDT ở trên.
Cuối cùng, để chuẩn hoá phân phối của BĐDT, nghiên cứu lấy logarit tự nhiên của tất cả các ước lượng về BĐDT (Keefe and Yaghoubi, 2016, Memon và cộng sự, 2018)