nhập quốc tế
4.2.1. Định hướng chung về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhậpquốc tế quốc tế
a) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh phú Thọ.
Theo báo cáo Quy hoạch phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 thì Phú Thọ quyết tâm rút ngắn nhanh khoảng cách chênh lệch với nhóm 20 tỉnh có sự phát triển nhất của Việt Nam. Từ đó các nhà quy hoạch đã dự báo những chỉ tiêu chủ yếu về phát triển của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Tác giả đồng tình với những dự báo đó.
Bảng 4.1. Dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh Phú Thọ đến 2025
Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2020 2025 Tốc độ tăng
b/q, % Dân số Ngàn ng 1.381 1.422 1.479 0,8 Lao động xã hội Ngàn ng 752 782 828 1,22 Lao động du lịch Ngàn ng 10,8 15 25 12,5 % so tổng LĐXH % 1,44 3,5 5,0 GRDP, giá 2010 Tỷ đ 31.490 41.880 59.885 7,5 Riêng dịch vụ Tỷ đ 11.367 16.330 25.150 9,5 % so tổng GRDP tỉnh % 36,1 39,0 42,0 - Riêng du lịch, giá 2010 Tỷ đ 354 1.125 1.790 13,5
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Phú Thọ đến 2025; Tác giả. GTGT du lịch tính theo giá 2010 đạt tốc độ tăng khoảng 13,5%/năm
b) Định hướng sản phẩm du lịch chủ yếu, đặc sắc của tỉnh Phú Thọ
- Du lịch văn hóa kết hợp tâm linh, lễ hội;
- Du lịch sinh thái (gắn với khu du lịch Xuân Sơn, các trang trại hoặc các khu nông nghiệp sinh thái...) và leo núi;
- Du lịch nghỉ dư ng kết hợp chữa bệnh, tắm suối nước nóng; - Du lịch hội nghị, hội thảo;
- Du lịch gắn với các sự kiện giỗ tổ Hùng Vương.
c)Phát triển các trọng điểm du lịch của tỉnh
- Củng cố khu du lịch quốc gia Đền Hùng (Việt Trì);
- Phát triển khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn); - Phát triển khu du lịch Văn Lang (Việt Trì);
- Phát triển khu du lịch suối nước khoáng Thanh Thủy; - Phát triển khu đô thị sinh thái nghỉ dư ng Tam Nông; - Phát triển khu du lịch Bạch Hạc - Bến Cót (Việt Trì);
- Phát triển khu đô thị nghỉ dư ng Hoàng Gia - Đầm Vân Hội (Hạ Hòa); - Phát triển khu du lịch Đầm Ao Châu (Hạ Hòa).
d) Mở rộng liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch
Vấn đề quan trọng là xác định được đối tượng ưu tiên để liên kết và tiến hành hội nhập quốc tế phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. Các đối tác cần bổ sung và góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của tỉnh Phú Thọ để từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho du lịch của tỉnh và nâng cao trình độ phát triển du lịch ở tỉnh nhà. Từ phân tích thực tiễn và dự báo phát triển du lịch trên phạm vi cả nước cũng như trên phạm vi toàn cầu tác giả luận án đã lựa chọn phương hướng phát triển liên kết và hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
Bảng 4.2. Dự báo đối tác ưu tiên và sản phẩm du lịch trong liên kết và hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
Lĩnh vực Định hướng đối tác
ưu tiên tiêu biểu Định hướng sản phẩm du lịch
1. Liên kết với các tỉnh để phát triển du lịch
- Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Ninh Bình - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
- Du lịch văn hóa tâm linh, tắm nước khoáng nóng, du lịch sinh thái kết hợp leo núi; tắm nước khoáng nóng, du lịch sinh thái
- Tham quan tục thờ cúng Hùng Vương, di tích đền thờ m Âu Cơ, lễ hội, hát xoan 2. Hội nhập quốc tế (liên kết quốc tế) Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Mỹ, Úc... - Du lịch kết hợp nghỉ dư ng, Du lịch văn hóa tâm linh, tắm nước khoáng nóng, du lịch sinh thái kết hợp leo núi - Tham quan tục thờ cúng Hùng Vương, di tích đền thờ m Âu Cơ, lễ hội, hát xoan
Nguồn: Tác giả
Du khách đến Hà Giang và Tuyên Quang đi qua Phú Thọ với mong muốn thăm lại những địa danh, cảnh thú, di tích cách mạng nổi tiếng. Du khách đến Hà
Giang với mong muốn du ngoạn công viên đá nổi tiếng thế giới, viếng thăm cổng trời và đ o Mã Pí L ng cực phẩm…(vào năm 2018 du khách đến 3 địa phương này khoảng 1,4 triệu khách). Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đón tiếp 44 triệu khách du lịch (trong đó có du khách quốc tế khoảng 10 triệu). Năm 2018, theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Viet_kiều, bài viết về Việt Kiều cho biết có khoảng 4,5 triệu người (riêng Mỹ khoảng 2,1 triệu, Pháp khoảng 35 vạn), vì thế Phú Thọ cần có kế sách phối hợp với Bộ Ngoại giao của Việt Nam và các Công ty du lịch của nước ngoài quảng bá, thu hút Việt Kiều trở về đất Tổ nhằm đón Việt Kiều về nước và tới Phú Thọ du lịch. Tùy bối cảnh cụ thể mà xác định đối tác được lựa chọn liên kết để phát triển du lịch của Phú Thọ một cách có hiệu quả và bền vững.
4.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch
a) Mục tiêu phát triển chung: Để hòa nhập và theo kịp với sự phát triển
ngành du lịch cả nước, Phú Thọ phấn đấu đến năm 2030 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá vùng đất Tổ, thân thiện với môi trường và cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Phấn đấu ngành du lịch đạt năng suất lao động cao và có mức gia tăng tương đối ổn định, vào khoảng 5,5 - 6%/năm. Mỗi một lao động du lịch nuôi sống được trên 2,5 người ăn theo.
Bảng 4.3. Năng suất lao động ngành du lịch Phú Thọ
(Tính theo GTGT, giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2017 2020 2025
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %
Toàn nền kinh tế tỉnh 51,8 100 70,2 100 94,2 100
Riêng ngành du lịch 43,5 83,9 72,5 103,3 98,5 104,5 Nguồn: Tác giả. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển đến 2025 tầm nhìn đến 2035 thì năng suất lao động của tỉnh Phú Thọ tăng khoảng 4,5-5%/năm.
b) Các mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở phát huy tốt lợi thế so sánh Phú Thọ phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản đều ở mức cao hơn hẳn hiện nay và đạt hiệu quả cao rõ rệt. Dựa vào các công thức tính đã trình bày ở chương 2, kết quả dự báo tổng GRDP của tỉnh trong Báo cáo Quy hoạch phát triển đến 2025 và tầm nhình đến 2035 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tác giả luận án đã dự báo một số chỉ tiêu quan trọng cho ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Cụ thể là:
- Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ: Từ những dự báo trên, các chỉ tiêu cơ bản du lịch Phú Thọ có thể đạt được giai đoạn 2021 - 2030, như sau:
Khách du lịch quốc tế: Dự kiến giai đoạn từ 2020 - 2030 lượng khách quốc tế
vẫn tiếp tục tăng đáng kể nhưng do điểm xuất phát cao hơn nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau năm 2020 sẽ thấp hơn giai đoạn trước năm 2020 và được dự kiến đạt khoảng 9 - 10%/năm.
Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ sau năm 2020 vẫn
bao gồm khách tham quan trong ngày và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên khách lưu trú chiếm tỷ trọng ngày càng cao, khách trong ngày có xu hướng tăng chậm lại. Theo đó, dự báo khách nội địa như sau:
Mức chi tiêu trung bình một ngày của khách nội địa có lưu trú đạt khoảng 70 - 80 USD. Công suất sử dụng buồng bình quân đạt 75 - 80%.
Bảng 4.4. Khách du lịch của Phú Thọ
Chỉ tiêu
2017 2020 2025
Ngàn
người % ngườiNgàn % ngườiNgàn %
Tổng lượt khách du lịch 833 100 1.440 100 2.850 100
Riêng khách quốc tế 5,5 0,66 11 0,8 30 1,1
Nguồn: Tác giả. Ghi chú: khách du lịch đến Phú Thọ tăng bình quân 14,5%/năm
- Doanh thu của ngành du lịch trong những năm tới: Theo dự báo của Tổng cục du lịch, mức chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế đạt khoảng 120 - 150 USD tại Việt Nam và khách du lịch nội địa tiêu khoảng 900 nghìn đồng đến
1,2 triệu đồng/ngày. NCS cho rằng, Phú Thọ cố gắng phấn đấu để đạt mức bằng khoảng 70% trung bình của cả nước. Thu nhập từ du lịch của Phú Thọ tăng nhanh trong thời gian tới.
Bảng 4.5. Thu nhập từ du lịch và chi tiêu bình quân khách du lịch của tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu 2017 2020 2025
Tổng thu nhập từ du lịch, giá hiện hành, Tỷ đ 1.982 4.320 12.825 Chi tiêu bình quân 1 khách du lịch, Tr.đ 0,53 0,75 0,9-1,2 Nguồn: Tác giả. Ghi chú: Nếu tính theo giá 2010 tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt khoảng 22,4%/năm
- Khách du lịch từ các địa phương đến Phú Thọ: Bằng mọi biện pháp, nhất là liên kết cùng phát triển du lịch, du khách từ các nơi đến Phú Thọ ngày nhiều hơn. Theo ý kiến của các Công ty lữ hành và dự báo dòng khách tăng khoảng 15 - 17%/năm, tức là từ khoảng 85 nghìn người năm 2017 lên khoảng 510 nghìn người vào năm 2025. Bảng 4.6. Khách du lịch từ Hà Nội và vùng TDMN tới Phú Thọ Chỉ tiêu Ngàn ng2017 % Ngàn ng2020 % Ngàn ng2025 % Tổng lượt khách du lịch 833 100 1.440 100 2.850 100 Khách từ Hà Nội và vùng TDMN đến Phú Thọ 85 10,2 205 14,2 510 17,9 Nguồn: Tác giả
- Khách du lịch từ Phú Thọ đi các nơi: Từ năm 2017 đến năm 2025 lượng du khách từ Phú Thọ đi các địa phương khác sẽ tăng nhanh. Theo dự án Quy hoạch phát triển của tỉnh thì GRDP/người tăng khoảng 8 - 8,5%/năm. Khả năng dành cho du lịch tăng khoảng 7 - 8%/năm. Tức là số du khách từ Phú Thọ đến các tỉnh sẽ từ khoảng 77 nghìn người lên khoảng 427 nghìn người vào năm 2025.
Bảng 4.7. Khách du lịch từ Phú Thọ tới vùng TDMN và Hà Nội Chỉ tiêu Ngàn ng2017 % Ngàn ng2020 % Ngàn ng2025 % Tổng lượt khách 833 100 1.440 100 2.850 100 Khách từ Phú Thọ tới Hà Nội và vùng TDMN 77 9,2 172 11,9 427 15,0 Nguồn: Tác giả
- Lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Từ số khách du lịch đến Phú Thọ đã dự báo và dự báo định mức dịch vụ 1 lao động tác giả tính toán được nhu cầu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Số lao động sẽ tăng từ 10 nghìn người năm 2017 lên khoảng 25 nghìn người năm 2025.
Bảng 4.8. Lao động ngành du lịch trong tổng lao động xã hội của Phú Thọ Chỉ tiêu Ngàn ng2017 % Ngàn ng2020 % Ngàn ng2025 %
Lao động xã hội tỉnh 752 100 782 100 828 100
Lao động du lịch 10,8 1,44 15 3,5 25 5,0
Nguồn: Tác giả
- Giá trị gia tăng của ngành du lịch tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn. Từ số lao động đã dự báo và mục tiêu về năng suất lao động phấn đấu tác giả tính được giá trị gia tăng (GTGT) của ngành du lịch; rồi từ đó tính được tỷ lệ GTGT du lịch chiếm trong tổng GRDP tăng từ khoảng 1,1% năm 2017 lên khoảng 3% vào năm 2025.
Bảng 4.9. Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDP của Phú Thọ Chỉ tiêu Tỷ đ2017 % Tỷ đ2020 % Tỷ đ2025 %
GRDP tỉnh, giá hiện
hành 41.960 100 55.710 100 79.647 100
GTGT du lịch 461,5 1,1 1.115 2,0 2390 3,0
Nguồn: Tác giả
- Ngành du lịch đóng góp ngày càng lớn cho tổng thu ngân sách của tỉnh. Với mức tăng GTGT như trên và tỷ lệ tương quan giữa GTGT du lịch và tỷ lệ nộp vào ngân sách thì tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh từ du lịch tăng từ khoảng hơn 1% năm 2017 lên khoảng 6% vào năm 2025.
Bảng 4.10. Nộp ngân sách của ngành du lịch Phú Thọ Chỉ tiêu Tỷ đ 2016% Tỷ đ 2020% Tỷ đ 2025% Tổng thu ngân sách Tỉnh 5.436 100 10.025 100 19.910 100 Riêng ngành du lịch đóng góp 59,8 1,1 405 4,0 1195 6,0 Nguồn: Tác giả
4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế
Tác giả muốn nhắc qua về căn cứ xác định giải pháp một cách ngắn gọn để không trùng lắp và xin nêu qua và khái quát những căn cứ chính:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế cũng như những kinh nghiệm đã trình bày ở chương cơ sở lý luận;
- Nguyên nhân của thành công và của hạn chế đã xác định ở chương 3,
- Những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và mục tiêu phát triển du lịch nói riêng đã trình bày ở đầu chương 4.
Để phát triển du lịch Phú Thọ nói chung và thúc đẩy phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập, ngành du lịch Phú Thọ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, về quản lý Nhà nước, về đầu tư, thị trường, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ tài nguyên và môi trường…
4.3.1. Giải pháp số 1: Hoàn thiện chính sách
Trên cơ sở Luật Du lịch và các luật liên quan, UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,... nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ.
(1) Đối với chính sách đầu tư
Trên cơ sở tham khảo thực tiễn phát triển du lịch của các địa phương, kinh nghiệm khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của Hà Nội và bài học của bản thân tỉnh thu hút các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng khách sạn ở thành phố Việt Trì (Sài Gòn - Phú Thọ, Mường Thanh Luxury Phú Thọ, Royal Việt Trì...), UBND tỉnh cần
nghiên cứu, ban hành các chính sách sau:
- Ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia và đối với các điểm du lịch tiềm năng được định hướng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ...
- Ưu tiên về vốn vay và hỗ trợ 30% lãi suất tín dụng cho những dự án biểu diễn nghệ thuật, xúc tiến du lich; hỗ trợ 15 - 20% kinh phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích đầu tư vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm, đặc thù và xây dựng khu du lịch Xuân Sơn.
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiện năng lượng và nước; triển khai công nghệ “3R” trong hoạt động phát triển du lịch.
- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư.
- Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư từ khu vực Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT…
(2) Đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp bằng các