Giống như các quốc gia khác, hoạt động Ngân hàng xanh của Hàn Quốc cũng được hỗ trợ bởi khung pháp lý và các hỗ trợ tài chính và công cụ khác từ chính phủ.
Ở Hàn Quốc, có thể thấy sự huy động nhiều Bộ, ngành lập ra các kế hoạch phát triển xanh toàn diện ở các cấp, từ Trung ương tới địa phương. Hệ thống chính sách được hình thành bởi các chiến lược vĩ mô, chính sách của từng ngành, từng giai đoạn với những nội dung nhất quán cụ thể và khả thi. Hàn Quốc tạo ra một hình mẫu tốt cho các quốc gia khác trong việc hoạch định chính sách toàn diện và năng động để phát triển bền vững.
Hàn Quốc đã theo đuổi tăng trưởng xanh toàn diện từ năm 2008. Tài chính xanh mới xuất hiện vào năm 2009 và việc xây dựng các chính sách liên quan đã bao gồm các cuộc thảo luận về cách tài trợ cho tăng trưởng xanh cũng như công nghiệp xanh. Tháng 1/2009, chính phủ Hàn Quốc đã khởi động Thoả thuận xanh mới (Green New Deal), trong đó, xác định những dự án trọng điểm tập trung vào năng lượng tái tạo, các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, các phương tiện đường bộ và đường sắt ít (thải) các-bon, nước và quản lý chất thải. Trong thoả thuận mới này, Chính phủ đã ban hành một kế hoạch đầu tư trị giá 50 nghìn tỷ won (38,5 tỷ đô la) cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012. Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã ban hành luật nhằm hạn chế khí thải nhà kính và phát triển quản lý năng lượng. Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương cũng đang tham gia vào cuộc đua xanh. Việc áp dụng xe buýt chạy bằng khí ga hóa lỏng, sử dụng xe ô tô chạy điện, thay thế bóng điện ở những nơi công cộng bằng đèn LED, khuyến khích các cửa hiệu xanh, xây dựng “rừng đô thị”... đang là xu thế tăng trưởng xanh cho các chính quyền địa phương.
Đặc biệt, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã giới thiệu chương trình thẻ tín dụng xanh vào tháng 7 năm 2011 để khuyến khích người tiêu dùng áp dụng các mô hình lối sống bền vững hơn bằng cách cung cấp các phần thưởng kinh tế hữu hình. Điểm được tích lũy làm phần thưởng để tiết kiệm khi sử dụng tiện ích (nước máy, điện và khí đốt), sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điểm tích lũy có thể được sử dụng như tiền mặt để mua sản phẩm và dịch vụ tại nhiều địa điểm, chẳng hạn như khách sạn, nhà hàng và rạp hát. Điểm cũng có thể được sử dụng để mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, chẳng hạn như ô tô hybrid hoặc bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Thẻ Tín dụng Xanh là sáng kiến toàn quốc đầu tiên trên thế giới sử dụng nền tảng thẻ tín dụng để cung cấp các phần thưởng kinh tế khác nhau cho các hành vi thân thiện với môi trường. Có thể nói đây
là một sáng kiến đột phá, thay đổi cơ cấu tiêu dùng và đưa ý tưởng xanh vào trong cộng đồng ở quy mô lớn nhất.
Chính phủ cũng giới thiệu và kế hoạch mua bán khí thải (ETS) với mục đích giảm hiệu quả lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của các công ty thông qua cơ chế thị trường vốn. Trên thị trường vốn, nó đã đưa ra bộ quy tắc quản lý của Hàn Quốc để thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm của các nhà đầu tư tổ chức vào năm 2016 góp phần vào việc giảm KNK hiệu quả của các công ty thông qua các hoạt động tham gia của các nhà đầu tư tổ chức.
Với các công cụ hỗ trợ, Hàn Quốc đã giới thiệu hệ thống công bố thông tin về môi trường vào năm 2013. Hệ thống công bố thông tin môi trường nhằm mục đích công bố chủ yếu kết quả hoạt động môi trường của doanh nghiệp cho công chúng và để công chúng và các nhà đầu tư hiểu, đánh giá và đầu tư có chọn lọc về hiệu lực cũng như hiệu quả. Mục đích là xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý môi trường trên toàn quốc và thiết lập quản lý môi trường tự nguyện bằng cách nâng cao ý chí tự nguyện để thúc đẩy quản lý môi trường ở cấp doanh nghiệp và thúc đẩy truyền thông môi trường với công chúng và đóng góp vào các khoản vay và đầu tư xanh của các tổ chức tài chính bằng cách cung cấp thông tin môi trường đã được xác minh. Các tổ chức đối tượng tiết lộ phải gửi thông tin môi trường của năm trước lên trang web (www.env-info.kr) trước tháng 6 hàng năm và thông tin đã nộp sẽ được công bố rộng rãi vào tháng 3 hàng năm sau đó. Ngoài ra còn có hệ thống Hỗ trợ Tài chính enVinance. Mục đích của enVinance là thúc đẩy hoạt động tài trợ xanh của các ngân hàng thương mại thông qua việc ưu đãi các công ty có hoạt động quản lý môi trường nổi bật bằng cách thu thập và phân tích thông tin môi trường doanh nghiệp mà chính phủ sở hữu theo Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh các-bon thấp và Đạo luật về Hỗ trợ của Công nghệ và Công nghiệp Môi trường. Vào tháng 1 năm 2017, chính phủ đã sửa đổi quy định thực thi của Đạo luật Hỗ trợ Công nghệ Môi trường và Công nghiệp để tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống tài chính môi trường. Hệ thống cung cấp các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động môi trường cho các công ty riêng lẻ và các ngân hàng thương mại sử dụng chúng để đánh giá, bao gồm rủi ro môi trường trong quá trình đánh giá khoản vay. Các công ty có thể hiểu được trạng thái rủi ro môi trường của họ và tìm cách khắc phục thông qua báo cáo đánh giá và hệ thống xác
định các công ty có quản lý môi trường xuất sắc là những công ty có điểm xuất sắc hoặc đã nhận được giải thưởng lớn về quản lý môi trường; họ được đối xử ưu đãi và được cộng thêm điểm trong lĩnh vực tương ứng chính sách trong quá trình đánh giá quỹ chính sách môi trường. Nhiều ngân hàng thương mại Hàn Quốc trong số các tổ chức tài chính Hàn Quốc đã tham gia enVinance và nỗ lực sử dụng nó trong các sản phẩm tài chính.
Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ kế hoạch thúc đẩy tài chính xanh năm 2021, bao gồm tăng cường vai trò của khu vực công, thúc đẩy tài chính xanh trong khu vực tư nhân và cải thiện khuôn khổ quy định. Theo đó, các chính sách nhằm tăng cường vai trò của khu vực công sẽ bao gồm: Chuẩn bị chiến lược đầu tư cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính được nhà nước hậu thuẫn để tăng gấp đôi đầu tư vào các lĩnh vực xanh từ 6,5% hiện tại lên khoảng 13% trong vòng 6 tháng và xem xét triển khai chương trình cho vay tài chính xanh mới. Bên cạnh đó, thiết lập các nhóm tài trợ xanh trong các đơn vị này để cải thiện tính nhất quán trong công việc và thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức khác nhau. Ngoài ra, thành lập cơ quan tham vấn về tài chính xanh để giúp vạch ra chiến lược tổng hợp về tài chính xanh, thúc đẩy chia sẻ thông tin và tăng cường quan hệ quốc tế. Trong khi đó, để thúc đẩy tài chính xanh trong khu vực tư nhân, Hàn Quốc sẽ phát triển và triển khai K-taxonomy để phân biệt rõ ràng giữa các ngành và hoạt động xanh và không xanh và tìm ra các cải tiến cho hệ thống. Đồng thời, chính phủ sẽ đưa ra các hướng dẫn thực hành tốt nhất về tài chính xanh để áp dụng bình đẳng cho tất cả các lĩnh vực tài chính và thúc đẩy nội bộ hóa các quy tắc sau một thời gian điều chỉnh. Cuối cùng, xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát rủi ro khí hậu cho các tổ chức tài chính, qua đó tiến hành các cuộc kiểm tra về tác động của việc phá giá các ngành sử dụng nhiều carbon đối với sự lành mạnh của các tổ chức tài chính.
Đặc biệt, Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh việc cải thiện khuôn khổ quy định. Theo đó, nước này sẽ tiến hành tăng cường dần việc công bố thông tin doanh nghiệp về các yếu tố môi trường và yêu cầu tất cả các công ty niêm yết tiết lộ dữ liệu môi trường của họ từ năm 2030; xem xét đưa ra các sửa đổi đối với quy tắc quản lý để khuyến khích hơn nữa đầu tư có trách nhiệm với môi trường của các nhà đầu tư tổ chức. Xây dựng mô hình đánh giá để thực hiện phân tích tác động môi trường hiệu quả đối với
các công ty trong nước. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét thiết lập một nền tảng về tài chính để thúc đẩy chia sẻ thông tin, mạng lưới và kết nối quỹ giữa các doanh nghiệp xanh, tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã lập ra một tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận gọi là Tổng Công ty Công nghệ Tài chính (KOTEC). Tổ chức này hoạt động như một quỹ bảo lãnh tín dụng, giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn tài chính do hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng thương mại. Đặc biệt hơn, KOTEC là tổ chức tài chính duy nhất được đánh giá và cấp giấy phép xanh cho các doanh nghiệp. Mỗi công ty nhận được giấy phép xanh có thể áp dụng mức bảo lãnh lên đến 7 tỷ Won.
Hoạt động ngân hàng nói chung và ngân hàng xanh nói riêng của Hàn Quốc cũng chịu sự chi phối mạnh bởi các ông lớn trong ngành. Với những cam kết trung lập về carbon và nhận thức về tính bền vững trong việc định hình lại các thị trường và ngành công nghiệp trên toàn cầu, các gã khổng lồ này nắm bắt được phát triển bền vững là xu thế chung của nhân loại, họ tin rằng việc giành được danh tiếng thị trường về các tổ chức có trách nhiệm và bền vững là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai của họ. Tham vọng mở rộng ra nước ngoài và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong cuộc chiến thời gian giành “tem xanh” trở thành động lực vững chắc để thúc đẩy công cuộc xanh hoá.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 3.1 Khái quát về hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
3.1.1 Khung pháp lý với hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
Trước hết, Chính phủ, các Bộ ban ngành có liên quan đã ban hành nhiều Chương trình, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định nhằm tăng cường bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, có thể kể đế như:
• Chương trình Nghị sự 21 Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;
• Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ban hành kèm Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008;
• Chiến lược chống biến đổi khí hậu Việt Nam ban hành kèm Quyết định 2139/2011/QĐ-TTg ngày 5/12/2011;
• Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu ban hành kèm theo Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012;
• Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm Quyết định 432/2012/QĐ-TTg ngày 16/4/2012;
• Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
hướng tới 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012;
• Kế hoạch hành động phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 ban hành kèm Quyết định 160/2013/QĐ-TTg ngày 12/11/2013;
• Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chống biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và định hướng tăng trưởng xanh;
• Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020 ban hành kèm theo quyết định 403/2014/QĐ-TTg ngày 20/3/2014
• Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực từ ngày ký 10/01/2022
Chính sách khuyến khích tín dụng xanh lần đầu tiên được đề cập tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chống biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và định hướng tăng trưởng xanh. Để thực hiện Nghị quyết này, NHNN đã ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 23/4/2015 về thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó yêu cầu các TCTD tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho một số ngành kinh tế như: (i) Bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) Sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; (iii) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (iv) Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (v) Sử dụng công nghệ thiết bị thân thiện với môi trường và sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Các rào cản tiếp cận vốn tín dụng của các lĩnh vực nhạy cảm với môi trường như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mặt trời, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn,… đã được tháo gỡ. Theo đó, mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm của cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cho phép cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; Cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm. Hơn nữa, chương trình tín dụng xanh đã được NHNN đã lồng ghép trong một số văn bản pháp luật như Thông tư 39 (ngày 30/12/2016) quy định về hoạt động cho vay của TCTD , Nghị định 55 (chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn) và Nghị định 116 (sửa đổi Nghị định 55) của Chính phủ nhằm ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp nông thôn,... Trong năm 2019, các TCTD tiếp tục mở rộng vốn an toàn cho sản xuất nông nghiệp – nông thôn, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tính đến hết năm 2019, dư nợ tín dụng nông nghiệp – nông thôn tăng 11% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với DNNVV tăng khoảng 16%, tín dụng đối với DN ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%.
Hiện nay, định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam được quy định rõ tại Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước về phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, theo đó mục tiêu chính là: tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Bên cạnh đó, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014