Truyền thông và bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Thu - 1906035045- TCNH26B (Trang 89 - 91)

Hiện nay tiềm năng của các dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank chưa thực sự được khai thác hết. Nhiều khách hàng mặc dù đã biết ngân hàng có cung cấp

dịch vụ này nhưng chưa thực sự an tâm tin tưởng do đó cần phải tăng cường công tác Marketing cho sản phẩm, giới thiệu về sản phẩm, thuyết phục khách hàng về độ an toàn cũng như sự tiện lợi mà nó mang lại làm cho việc sử dụng sản phẩm trở nên quen thuộc. Đối với những khách hàng là giới trẻ ưa thích công nghệ thì việc quảng bá có thể dễ dàng hơn đối với những khách hàng đã ở tuổi trung niên, tuy vậy thì cũng không nên bỏ qua nhóm khách hàng này vì họ là những khách hàng rất tiềm năng.

Vietcombank cần làm cho khách hàng hiểu được dịch vụ ngân hàng số là gì, nó mang đến cho họ những tiện ích gì hơn hẳn so với những dịch vụ truyền thống mà lâu nay họ vẫn sử dụng thông qua các giải pháp sau:

Thứ nhất, kế hoạch truyền thông tổng thể. Vietcombank cần có kế hoạch

truyền thông tổng thể có lộ trình phát triển sản phẩm, đảm bảo thống nhất với kế hoạch truyền thông chung của thương hiệu Vietcombank và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Việc tổ chức triển khai các chương trình phải truyền thông đảm bảo theo đúng kế hoạch, đảm bảo tính xuyên suốt, liên tục có tính nhắc đi nhắc lại. Bên cạnh đó, Vietcombank cần lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp với mỗi loại sản phẩm ngân hàng số.

Thứ hai, kế hoạch marketing cho từng sản phẩm. Bên cạnh kế hoạch truyền

thông tổng thể, Vietcombank cần xây dựng kế hoạch marketing cho từng dòng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu như chương trình khuyến mại theo định kỳ đối với từng dòng sản phẩm, chương trình khuếch trương, quảng bá,…

Thứ ba, mở rộng và đa dạng hóa các kênh giới thiệu và phân phối sản phẩm,

đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại như internet, telemarketing,… hay quảng cáo thông qua báo đài, qua website của Ngân hàng, phát tờ rơi,…

Thứ tư, tăng cường truyền thông nội bộ đối với cán bộ ngân hàng nhằm tạo những khách hàng trung thành và kênh truyền thông tin tin cậy và có hiệu quả.

Thứ năm, hoàn thiện và duy trì thường xuyên cơ chế động lực khuyến khích cán bộ chi nhánh, gắn công tác phát triển mạng lưới kinh doanh ngân hàng số với

quyền lợi của từng cán bộ tại chi nhánh.

Thứ sáu, tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông

ngân hàng số hiện có, những phát triển trong tương lai và cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về dịch vụ ngân hàng số nhằm nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt xưa nay của họ. Đồng thời Vietcombank cũng cần lắng nghe những ý kiến và những vấn đề khách hàng còn lo ngại, gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ này để Ngân hàng sẽ có những hướng hoàn thiện và phát triển các dịch vụ cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Thu - 1906035045- TCNH26B (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)