Biểu đồ 2.1: Khảo sát giới tính khách hàng
Nguồn: tác giả tổng hợp
Trong cuộc khảo sát ta thấy số lượng khách nữ sử dụng dịch vụ nhiều hơn khách hàng nam. Cụ thể khách hàng nữ chiếm 58,5% còn khách hàng nam là 41,5%
Biểu đồ 2.2: Khảo sát độ tuổi khách hàng
Nguồn: tác giả tổng hợp
“Từ biểu đồ trên ta cũng có thể nhận ra khách hang sử dịch dịch vụ của Vietcombank có sẽ có độ tuổi giao động từ 20 tuổi cho đến 60 tuổi. Phần lớn nhóm khách hàng từ 20 đến 30 tuổi là sử dụng nhiều nhất. Sau đó là đến nhóm khách hàng từ 31 đến 40 tuổi, tiếp theo là đến nhóm khách hàng từ 41 đến 50 tuổi và cuối cùng là nhóm khách hàng từ 51 đến 60 tuổi. Từ đó ta thấy đối với dịch vụ ngân hàng số khách hàng trẻ sẽ có xu hướng sử dụng nhiều hơn. Vì những người trẻ họ thường tiếp thu học hỏi những các mới nhanh hơn so với lứa tuổi trung niên. Họ rất nhạy bén với cái mới nên vì vậy lượng khách hàng từ 20 cho đến 30 tuổi chiến đến 46%.
Biểu đồ 2.3: Khảo sát nghề nghiệp khách hàng
Về nghề nghiệp ta cũng có thể thấy phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hang số của Vietcombank là những người trẻ và đã có công việc ổn định. Từ biểu đồ ta có thể thấy khách hàng kinh doanh tự do là lượng khách hàng sử dụng nhiều nhất. Vì tính chất công việc của họ cần phái giao dịch rất là nhiều ví dụ như chuyển khoản thanh toán tiền hàng hay nhận tiền qua tài khoản thông qua các giao dịch bán hàng cho khách. Chính tính chất công việc cộng thêm với những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng số mang lại họ sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng dịch vụ này nhiều hơn. Như trên biểu đồ ta cũng có thể thấy là nhóm khách hàng này chiếm tỷ lệ là 31,5%. Tiếp theo sau và chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ là nhóm nhân viên văn phòng. Nhóm nhân viên văn phòng sử dụng dịch vụ này chủ yếu dùng để nhận lương, thanh toán chuyển khoản hoặc mua vé máy bay, vé xem phim. Đây có thể nói cũng là nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân hàng đang hướng đến vì nhu cầu sử dụng dịch vụ rất cao chiếm 27,5%. Tiếp theo là nhóm công nhân tại các khu công nghiệp. Nhóm khách hang này thì nhu cầu sử dụng cũng sẽ giống với mục đích sử dụng của nhóm nhân viên văn phòng nhưng những tính năng họ sử dụng nhiều hơn là thanh toán hoá đơn tiền điện tiền nước, nạp tiền điện thoại và chuyển khoản,…Nhóm cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 20%. Hai nhóm cuối cùng là học sinh sinh viên và người đã nghỉ hưu. Hai nhóm này thì hầu như thu nhập sẽ thấp và nhu cầu sử dụng cũng sẽ ít hơn các nhóm trên. Học sinh sinh viên thường là chưa có thu nhập ổn định và đi làm những công việc part time, mở tài khoản chủ yếu là để nhận tiền của bố mẹ chuyển để đóng tiền học hoặc sinh hoạt phí. Còn với nhóm khách hàng đã nghỉ hưu thì họ mở tài khoản cũng chỉ có mục đích là nhận tiền lương hưu và sẽ có xu hướng là rút tiền mặt để sử dụng luôn thay vì thực hiện thanh toán mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử. Bên cạnh đó họ tiếp cận với công nghệ không được nhanh nhạy như giới trẻ nên nhu cầu sử dụng ngân hàng số là thấp. Như ta có thể thấy trên biểu đồ lượng khách hàng này là ít nhất chiếm 3,5%.
Biểu đồ 2.4: Khảo sát thu nhập khách hàng
Nguồn: tác giả tổng hợp
“
Nhìn qua biểu đồ thấy khách hàng sử dụng dịch vụ có thu nhập từ 5-15tr chiếm nhiều nhất 67,5%; dưới 5tr chiếm 18,5%; từ 15-25tr chiếm 14% và trên 25tr chiếm 2%.”