Khái niệm, mục tiêu quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng quy nhơn (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý thu thuế

1.2.1.1. Khái niệm quản lý thu thuế

Quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế là sự tác động có t chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, các cơ cấu có thể có để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế. Trong khi đó quản lý tài chính công là quá trình Nhà nƣớc hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phƣơng pháp thích hợp tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế-xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nƣớc đảm nhận.

Quản lý thuế rõ ràng là một nội dung của quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Ngoài ra, nó là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công. Do vậy, khái niệm quản lý thuế cũng có một số nét tƣơng đồng với hai khái niệm trên.

Lê Xuân Trƣờng, Giáo trình Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2010 [30, tr.7-10], tác giả định nghĩa quản lý thuế là “một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính nhà nƣớc” và dẫn giải “quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính nhà nƣớc vào con ngƣời hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt đƣợc các mục tiêu của chính phủ”.

Dƣơng Thị Bình Minh, Giáo trình Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2005 [14, tr. 5-15], thì “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) thực hiện”... “Đó là những hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan thu hƣớng về phía đối tƣợng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật

định”. Với quan niệm nhƣ vậy, quản lý thuế là quản lý thu thuế. Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, t chức các biện pháp tiến hành thu thuế và t chức bộ máy ngành thuế.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lý thuế không đồng nghĩa với quản lý thu thuế.

Theo tác giả, quản lý thuế là quá trình Nhà nƣớc sử dụng hệ thống các công cụ và phƣơng pháp thích hợp tác động lên đối tƣợng của quản lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, công cụ và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải đƣợc xác định đúng đắn.

Khái niệm này đã chỉ rõ chủ thể quản lý là Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ở đây có thể là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tƣ pháp. Tùy theo t chức bộ máy của nền hành chính từng quốc gia, mỗi nƣớc có cơ quan nhà nƣớc trực tiếp quản lý thuế phù hợp. Thông thƣờng, đó là cơ quan thuế, cơ quan hải quan...

Đối tƣợng của quản lý thuế là các quan hệ phát sinh trƣớc, trong và sau quá trình triển khai t chức thu nộp thuế cho nhà nƣớc. Các quan hệ này có thể diễn ra giữa cơ quan thuế với ngƣời nộp thuế, giữa ngƣời nộp thuế với nhau, giữa nội bộ cơ quan thuế, thậm chí giữa cơ quan thuế trong nƣớc với cơ quan thuế các nƣớc khác... Vì vậy, nó hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có các công cụ và phƣơng pháp quản lý thích hợp.

Công cụ của quản lý thuế là pháp luật, là kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác. Pháp luật là công cụ quản lý thuế có tính định hƣớng và điều tiết quan trọng nhất. Nó tạo tiền đề để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự n định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bền vững. Nó tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về thuế giữa các chủ thể kinh tế. Pháp luật thể

hiện chủ yếu ở các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân...ban hành. Đó có thể là Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, Luật Hải quan, các văn bản dƣới Luật... Kế hoạch cũng là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thuế. Nếu quản lý thuế không lên kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn một cách cụ thể thì không thể đánh giá so sánh đƣợc chất lƣợng hiệu quả của quản lý thuế qua các từng giai đoạn, không rút ra đƣợc những kinh nghiệm b ích phục vụ công tác quản lý thuế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, với nhiều nhân tố tác động đến quản lý thuế từ trong và ngoài nƣớc, công tác lập kế hoạch và quản trị chiến lƣợc trong quản lý thuế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trƣớc những biến động trong đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc. Các chính sách về kinh tế rất đa dạng nhiều loại, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới quản lý thuế. Những chính sách chủ yếu tác động tới quản lý thuế gồm có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách thuế. Chính sách kinh tế đối ngoại thay đ i theo hƣớng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì công tác quản lý thuế trở nên khó khăn, phức tạp hơn, phải đối mặt với những vấn đề mới phát sinh nhƣ thuế trùng, giá chuyển nhƣợng, cạnh tranh thuế... Chính sách cơ cấu kinh tế thay đ i theo hƣớng chuyển dịch từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ thì cơ cấu nguồn thu từ thuế cũng có sự thay đ i. Chính sách thuế thay đ i để phù hợp với yêu cầu của hội nhập nhƣ cắt giảm thuế quan và tuân theo các nguyên tắc quốc tế thì nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hƣởng. Ngoài ra, nó có thể tác động tới bộ máy quản lý thuế, chu trình quản lý thuế. Bộ máy quản lý thuế phải hình thành thêm những phòng chức năng mới, chu trình quản lý thuế phải thiết kế phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Với những lý do trên, hệ thống các chính sách kinh tế là công cụ vô cùng quan trọng cần đƣợc xây dựng phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế trong nƣớc và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập

kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng.

Phƣơng pháp quản lý thuế gồm có phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp giáo dục... Phƣơng pháp hành chính đƣợc sử dụng khi các chủ thể của quản lý thuế muốn các đòi hỏi của mình phải đƣợc khách thể quản lý tuân thủ một cách bắt buộc, vô điều kiện. Quản lý thuế bằng phƣơng pháp hành chính cần tránh kiểu quản lý hành chính quan liêu, lạm dụng quyền hành.

Sử dụng phƣơng pháp này chỉ có hiệu quả khi các quyết định mà chủ thể quản lý thuế đƣa ra có căn cứ khoa học, đƣợc luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Sử dụng phƣơng pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng các quyền hạn đó. Phƣơng pháp kinh tế đƣợc sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các t chức và cá nhân đang thực hiện các hoạt động quản lý thuế. Phƣơng pháp kinh tế trong quản lý thuế thể hiện dƣới hình thức khoán, thƣởng, ƣu đãi...Phƣơng pháp giáo dục trong quản lý thuế đƣợc sử dụng thông qua việc Nhà nƣớc tác động vào nhận thức và tình cảm của khách thể quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực của họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Nhà nƣớc có thể sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ sách, báo, đài phát thanh, truyền hình,...sử dụng các đoàn thể, các hoạt động có tính xã hội để thực hiện tuyên truyền, giáo dục.

1.2.1.2. Mục tiêu quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế hƣớng đến 3 mục tiêu chủ yếu sau:

Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể dẫn đến cản trở quá trình chi tiêu công và ảnh hƣởng đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Vì vậy, đây là mục tiêu quan trọng nhất, quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế bởi vì nếu mục tiêu này không đạt thì các

mục tiêu khác cũng không mang đủ ý nghĩa của nó.

Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của ngƣời dân và công chức quản lý thuế về ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế. Cơ quan thuế chuyển từ chức năng quản lý thuế là chủ yếu sang chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ phục vụ tốt nhất cho quá trình tuân thủ chính sách thuế của doanh nghiệp.

Thứ ba, đảm bảo pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung đƣợc thực thi. Việc thực thi pháp luật thuế xuất phát từ 2 phía: đối tƣợng nộp thuế và cơ quan thuế.

Đối tƣợng nộp thuế thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Cơ quan thuế trong phạm vi quyền hạn đƣợc giao có trách nhiệm đảm bảo cho chính sách thuế đƣợc thực thi một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng quy nhơn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w