Chính sách, pháp luật quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng quy nhơn (Trang 35 - 68)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Chính sách, pháp luật quản lý thuế

Thực hiện đƣờng lối đ i mới của Đảng, trên cơ sở Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế, thời gian qua Nhà nƣớc đã xây dựng đƣợc một hệ thống các văn bản về thuế tƣơng đối đồng bộ và đầy đủ; bảo đảm về kỹ thuật soạn thảo, nội dung minh bạch, tạo thuận lợi thƣơng mại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Các quy định pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các t chức, cá nhân trong hoạt động XNK và hoạt động của cơ quan hải quan khi thực thi quy định của pháp luật.

Cơ chế quản lý thuế cũng đƣợc thực hiện theo phƣơng thức mới, tạo cơ chế chủ động, đơn giản hóa thủ tục trong việc quản lý thu, nộp, thanh khoản hoàn thuế.

Pháp luật thuế đối với hàng hóa XNK góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn

lọc đối với một số nhóm mặt hàng, ngành nghề phù hợp với tiến trình hội nhập và định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc. Tỷ trọng số thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong t ng thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) ngày càng tăng, góp phần điều chỉnh cơ cấu thu NSNN theo hƣớng bền vững và phát huy vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong chống gian lận thƣơng mại, chống thất thu thuế.

Ngày 06/04/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 thay thế cho Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 45/2005/QH11 và có hiệu lực từ ngày 01/9/2016. Theo đó, nhiều quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 45/2005/QH11 đã đƣợc sửa đ i, b sung để phù hợp với những nội dung cam kết trong một số Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán ký kết.

1.3.3. Người nộp thuế

Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế nói cung và thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng.

Ý thức của đối tƣợng nộp thuế (các đơn vị kinh doanh XNK) thể hiện trƣớc hết ở sự am hiểu hệ thống luật pháp, các quy định trong chính sách xuất nhập khẩu nói cung và của các cơ quan chức năng nói riêng. Không am hiểu luật pháp các quy định của nhà nƣớc về thuế thì không thể chấp hành đúng đắn, gây khó khăn cho các cơ quan thu thuế. Thứ hai là ý thức chấp hành các quy định của nhà nƣớc về thu thuế. Thực tế không ít các trƣờng hợp doanh nghiệp nắm chắc các quy định nhƣng lại cố tình không chấp hành hoặc cố tình thực hiện không đúng, không đầy đủ đối tƣợng tính thuế, thuế suất… gây thất thu cho ngân sách và khó khăn trong công tác quản lý thu thuế của Hải quan. Thứ ba là trình độ khoa học kỹ thuật của đối tƣợng nộp thuế. Hiện nay ngành hải quan đang thực hiện đ i mới công tác hải quan, trong đó có nội dung rất quan trọng là là thực hiện thông quan điện tử. Nếu trình độ công nghệ thông tin của ngƣời kê khai thuế không thành thạo có thể dẫn đến sự

nhầm lẫn, làm cho công tác quản lý thu thuế không chính xác.

Quản lý thu thuế XK, thuế NK thuận lợi hay khó khăn còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của đối tƣợng nộp thuế (ĐTNT), nếu đa số ĐTNT tuân thủ pháp luật thì quá trình kiểm tra, giám sát sẽ dễ dàng hơn, thời gian thông quan hàng hóa sẽ nhanh hơn. Ngƣợc lại, nếu có nhiều ĐTNT cố tình trốn tránh, chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế XK, thuế NK thì công việc quản lý của hải quan sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí còn gặp nguy hiểm, nguy cơ mất mát cán bộ rất lớn. Hơn nữa, tình trạng nợ đọng thuế, gian lận thƣơng mại chủ yếu do ĐTNT có thái độ không tuân thủ pháp luật về thuế.

Để phân biệt những đối tƣợng kém ý thức tuân thủ, hải quan áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) vào quy trình quản lý thu thuế XK, thuế NK. Đây là một bƣớc đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc tập trung bố trí, sắp xếp nguồn vào quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, các đối tƣợng đƣợc xác định là có đé rủi ro tuân thủ cao. Cơ chế QLRR cũng tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại, khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tƣợng quản lý. Hiện nay, để phân luồng hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế, hệ thống quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào các thông tin về ĐTNT nhƣ tính chấp hành pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế, hàng hóa XK, hàng hóa NK, tính ngẫu nhiên… Những căn cứ là cơ sở để hải quan xếp loại ĐTNT vào ba loại: có ý thức tuân thủ tốt; có ý thức tuân thủ trung bình; có ý thức tuân thủ kém. Trên cơ sở phân loại nhƣ vậy cơ quan hải quan sẽ tập trung quản lý các ĐTNT có ý thức tuân thủ kém.

1.3.4. Cơ quan hải quan, công chức hải quan

Con ngƣời luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của cán bộ xây dựng và hoạch định chính sách thuế quyết định hiệu quả của chính sách thuế. Trong thời đại ngày nay, việc xây dựng chính sách thuế không những phải đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế

mà còn phải phù hợp với điều kiện trong nƣớc. Cán bộ thu thuế vừa là ngƣời tiếp xúc thực tế với đời sống xã hội, triển khai các nội dung chính sách, giải quyết trực tiếp các vƣớng mắc của đối tƣợng nộp thuế. Đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách ban hành sẽ không phát huy đƣợc tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách.

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu thuế tại một số chi cục hải quan cửa khẩu và bài học cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai

Phân công công chức chuyên quản, chủ động nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền qua mạng xã hội là cách để Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Cục Hải quan Quảng Ninh) đồng hành, thu hút doanh nghiệp.

Theo Phó Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai Vũ Quý Hƣng, Chi cục đ i mới các hoạt động hỗ trợ đồng hành với doanh nghiệp. Với gần 400 doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn, lãnh đạo Chi cục đã phân công từng cán bộ, công chức phụ trách, chủ động nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các trƣờng hợp doanh nghiệp XNK mặt hàng mới cần cơ quan Hải quan tƣ vấn, đơn vị đã tiến hành rà soát các chính sách quản lý hàng hóa, phân loại, áp mã HS hàng hóa và áp dụng mức thuế cũng nhƣ thủ tục có liên quan... biên soạn thành tài liệu để doanh nghiệp dễ nghiên cứu, nắm bắt. Mặt khác, đối với các dự án đầu tƣ mới, Chi cục đã chủ động liên lạc, trao đ i thông tin, hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết nhƣ đăng ký địa điểm kiểm tra tại chân công trình, cũng nhƣ các thủ tục về đầu tƣ.

Trong năm 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã hỗ trợ cung cấp thông tin để giải quyết vƣớng mắc thuộc thẩm quyền cho 130 lƣợt

doanh nghiệp. Phần lớn các nội dung giải đáp chủ yếu liên quan đến chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, áp mã HS, phân loại hàng hoá, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan, hỗ trợ các chủ đầu tƣ và doanh nghiệp mới trên địa bàn quản lý. Ngoài ra, Chi cục đã t chức gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc tại trụ sở/gọi điện thoại trao đ i với lãnh đạo của 126 doanh nghiệp; ký kết 8 bản thỏa thuận hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp với các doanh nghiệp có kim ngạch, số thu lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ

Ngay từ đầu năm, Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ đã chủ động lập kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng đơn vị; t chức ký kết giao ƣớc thi đua giữa các đơn vị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chính trị đƣợc giao.

Với sự chủ động này, công tác thu ngân sách trên địa bàn quản lý trong nhiều năm qua đạt và vƣợt so với chỉ tiêu cấp trên giao. Số thu nộp ngân sách của đơn vị trƣớc mắt chƣa bị ảnh hƣởng nhiều do hàng hóa nhập về chủ yếu là hàng miễn thuế phục vụ gia công sản xuất xuất khẩu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ và của Bộ Tài chính, T ng cục Hải quan về việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tiếp tục tạo điều kiện cho DN nhanh chóng thông quan hàng hóa sau khi đã hoàn thành khâu kiểm dịch, không để xảy ra tình trạng ùn tắc; khuyến khích ngƣời dân, DN trên địa bàn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tuyên truyền, hƣớng dẫn, hỗ trợ các đơn vị và DN thực hiện đề án nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7.

Đồng thời, đơn vị sắp xếp, bố trí công chức có năng lực, thông thạo nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm, khả năng giải quyết công việc, kỹ năng quan hệ giao tiếp với doanh nghiệp… vào các bộ phận

nghiệp vụ quan trọng nhƣ đăng ký tiếp nhận tờ khai, kiểm hóa và theo dõi, xử lý nợ thuế.

Đơn vị cũng chú trọng xây dựng kế hoạch t chức hội nghị để tháo gỡ khó khăn, giải đáp vƣớng mắc cho DN, ph biến kịp thời các chính sách, pháp luật mới với phƣơng châm hỗ trợ, đồng hành cùng DN.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn

Ngay từ đầu năm, Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn phải xây dựng Kế hoạch thu NSNN trong năm và triển khai thực hiện tới toàn thể công chức, ngƣời lao động trong đơn vị cùng với việc triển khai các văn bản chỉ đạo, triển khai khác của T ng cục Hải quan, Bộ Tài chính và yêu cầu toàn thể cán bộ công chức thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm đảm bảo đạt chi tiêu thu NSNN do Cục Hải quan tỉnh Bình Định giao.

Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc phát sinh liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, công tác thu nộp tiền thuế, chế độ kế toán thuế, chế độ hoàn thuế, miễn thuế ... làm cho khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Chi cục tăng để tăng thu NSNN. Tiếp tục duy trì T tƣ vấn nghiệp vụ hải quan để giải quyết nhanh và kịp thời các vƣớng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.

T chức thu thập thông tin về các trƣờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại Hải quan các địa phƣơng khác nhƣng hàng hóa đƣợc đƣa về phân phối, sử dụng hoặc sản xuất sản phẩm tại tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh lân cận; liên hệ, tuyên truyền, vận động, thu hút doanh nghiệp đƣa hàng về làm thủ tục tại cảng Quy Nhơn bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về chính sách chế độ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chƣơng 1 đã trình bày những nội dung rất cơ bản về quản lý thu thuế tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Quản lý thu thuế là một nội dung rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về hải quan. Luận văn đã thống nhất đƣa ra một khái niệm cụ thể về quản lý thu thuế và khẳng định mục tiêu rất quan trọng của quản lý thu thuế là bảo đảm thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Về quản lý thu thuế, luận văn còn đề cập đến một số nội dung chính liên quan nhƣ chủ thể quản lý thu thuế, nguyên tắc quản lý thu thuế, nội dung quản lý thu thuế, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thu thuế của cơ quan hải quan. Ngoài ra Chƣơng 1 còn đề cập đến kinh nghiệm quản lý thu thuế tại một số đơn vị Chi cục hải quan là điểm sáng về quản lý thu thuế trong thời gian qua là Chi cục HQCK cảng Hòn Gai và Chi cục HQCK cảng Đình Vũ. Các giải pháp, các phƣơng thức quản lý của các Chi cục khác nhau tùy theo tình hình cụ thể tại mỗi Chi cục nhƣng các giải pháp đều có điểm chung là hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý thuế. Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng cho Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn nhƣ: xây dựng Kế hoạch thu NSNN trong năm và nghiêm túc triển khai thực hiện; tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc phát sinh liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế…; thu hút doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và nộp thuế tại địa bàn do Chi cục quản lý. Với những nội dung trên, chƣơng 1 sẽ tạo tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản lý thu thuế tại Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn ở Chƣơng sau và là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế tại Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn trong thời gian đến.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG QUY NHƠN

2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn

Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định, đƣợc giao nhiệm vụ quản lý về hải quan trên địa bàn cảng Quy Nhơn (từ phao số không trở vào), có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; t chức thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, theo quy định của pháp luật; Thực hiện quản lý nhà nƣớc về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp t chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn đƣợc giao và theo quy định của pháp luật.

Ngày 09/5/1987, T ng cục Hải quan có Quyết định số 112/TCHQ- TCCB về việc thành lập Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn trực thuộc Hải quan tỉnh Nghĩa Bình, đó là tiền thân của Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn ngày nay.

Tháng 6/1989, tỉnh nghĩa Bình đƣợc chia tách thành hai tỉnh là Bình Định và Quảng Ngãi. Ngày 18/4/1990, T ng cục trƣởng T ng cục Hải quan đã ra Quyết định số 172/TCHQ-TCCB đ i tên Hải quan tỉnh Nghĩa Bình thành Hải quan tỉnh Bình Định trực thuộc T ng cục Hải quan. Chức năng nhiệm vụ, t chức bộ máy, cơ sở vật chất của Hải quan tỉnh Bình Định vẫn thực hiện trên cơ sở Hải quan tỉnh Nghĩa Bình cũ.

Mặc dù trong điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn, Cục hải quan nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn nói riêng đã sớm n định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng quy nhơn (Trang 35 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w