4. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Thực tiễn áp dụng chế định thừa kế ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm
Ninh năm 2014
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Bộ. Phía Bắc giáp Trung Quốc với 118,8 km đƣờng biên giới; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng. Có vị trí địa chiến lƣợc về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành
lang, một vành đai” kinh tế Việt Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu -
nối ASEAN Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh- -Singapore…
Tỉnh có 14 huyện, thị, thành phố và 186 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó, là tỉnh duy nhất cả nƣớc có 04 thành phố trực thuộc. Dân số hiện nay là 1,185 triệu ngƣời,
trong đó dân số thành thị chiếm tỷ lệ 50,3%. Có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong
đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nƣớc biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nƣớc, trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250 km.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2014 có 37 vụ án liên quan đến vấn đề thừa kế, trong đó có 30 vụ giải quyết đƣợc, 7 vụ chƣa thể giải quyết đƣợc vì một số lý do khách quan nên gây ra tình trạng đọng án.
Theo đánh giá của cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì tỷ lệ án liên quan đến thừa kế ngày càng tăng cao nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ ít so với những tranh chấp khác mà tòa án thụ lý và giải quyết.
24
năm sau khi đánh giá kết quả đạt đƣợc, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có một số nhận xét khách quan về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhận đơn, thụ lý và giải quyết án thừa kế.
Về thuận lợi:
+ Tòa án đã phân định đƣợc rõ ràng từng phần của từng ngƣời trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan, điều này phần nào đã thỏa mãn quyền lợi chính đáng của đƣơng sự.
+ Trong quá trình chƣa xét xử một số vụ án đã tiến hành hòa giải đƣợc, các đƣơng sự đã nhận biết đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề liên quan đến tranh chấp trong thừa kế, đồng thời với sự tƣ vấn pháp luật của thẩm phán tòa án nên các đƣơng sự đã hiểu các quy định hiện hành.
Về khó khăn:
+ Về văn hóa: Nhƣ chúng ta đã biết,Quảng Ninh là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc, mặc dầu bƣớc sang chế độ xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa nhƣng nếp sống phong kiến “trọng nam” vẫn ăn sâu trong đời sống của ngƣời dân tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, những quyền lợi liên quan đến thừa kế cũng đƣợc ƣu tiên cho con trai trong gia đình, họ tộc. Với những phong tục ấy nên nhiều vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế ngƣời dân khó chấp nhận chia theo quy định của pháp luật.
+ Về đội ngũ thẩm phán còn mỏng so với nhu cầu thực tế trên địa phƣơng, điều này cũng gây ra một số khó khăn cho đội ngũ cán bộ tòa án khó đảm nhiệm hết các công việc liên quan đến án thừa kế. Điều này đƣợc thể hiện qua quy trình chuẩn bị giải quyết một vụ án thừa kế, cán bộ tòa án làm rất nhiều công việc đòi hỏi thời gian và công sức nhƣ đi thu thập tài liệu, tiến hành xác minh tài liệu, triệu tập đƣơng sự, lấy lời khai nhân chứng và phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc tìm hƣớng giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Không những thế, đội ngũ cán bộ tòa án, nghiệp vụ thẩm phán cũng có một số hạn chế trong giải quyết án. Việc cập nhật thông tin, tài liệu đổi mới cũng vấp phải những hạn chế… khiến cho quá trình giải quyết án thừa kế còn những vấn đề cần khắc phục hoàn thiện hơn.
+ Về vƣớng mắc nghiệp vụ: Theo nhận định của một số thẩm phán thuộc tòa án tỉnh Quảng Ninh thì hiện nay một số văn bản quy định về giải quyết án liên quan đến
25
thừa kế còn chồng chéo, thẩm quyền giải quyết vụ việc còn nhập nhằng nên làm cho
các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm và nhiều khi không biết thuộc cơ quan nào giải quyết cho ngƣời dân.
3.1.2. Những vƣớng mắc và giải pháp nâng cao hiệu qu ả áp dụng chếđịnh th a ừ
kế
3.1.2.1. Nhiều quy định của pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo
Theo đó, tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc
miệng nhƣ sau: “ rong trƣờng hợp tính mạng của một ngƣời bị cái chết đe dọa di bệnh T
tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và di chúc miệng đƣợc coi là hợp pháp, nếu ngƣời di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trƣớc mặt ít nhất hai ngƣời làm chứng và ngay sau đó, ngƣời làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ngƣời di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải đƣợc công chứng”
Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc miệng chỉ đƣợc lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của ngƣời để lại di chúc bị đe dọa, đƣợc hiểu là ngƣời di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà ngƣời lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu. Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp di chúc miệng với những điều kiện hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành thì di chúc miệng có còn là một loại hình di chúc
hợp pháp nữa hay không và việc để lại di chúc miệng có thể thực hiện đƣợc không? .
Luật Công chứng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật công chứng có quy định về công chứng di chúc ngƣời lập di chúc phải tự mình yêu cầu công
chứng di chúc, không ủy quyền cho ngƣời khác công chứng di chúc… Quy định này
của Luật công chứng chỉ đúng với trƣờng hợp thực hiện công chứng đối với di chúc đƣợc lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì ngƣời di chúc đã trong hoàn
cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì không thể tự mình yêu cầu công chứng đƣợc. Nếu
buộc ngƣời lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc thì không còn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu ngƣời để lại di chúc miệng có thể tự mình yêu cầu công chứng thì trong mọi trƣờng hợp ý chí đó sẽ đƣợc công chứng viên ghi chép
26
lại, có nghĩa là đều đƣợc thể hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn
bản đƣợc thành lập theo cách nhƣ vậy
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng với quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng và với quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản.
Đây là vấn đề cần đƣợc xem xét kỹ lƣỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay.
3.1.2.2. Quy định của pháp luật về thừa kế còn nhiều vướng mắc
+ Ngƣời thừa kế
Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức. Điều 638 BLDS quy định:
- Ngƣời thừa kế là cá nhân phải là ngƣời còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhƣng đã thành thai trƣớc khi ngƣời để lại di sản chết.
- Trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là
cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế ”.
Tất nhiên, ngƣời thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn ngƣời thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vấn đề đặt ra cần làm rõ là:
Thứ nhất,hiểu nhƣ thế nào về “ngƣời còn sống vào thời điểm mở thừa kế”, đặc biệt trong trƣờng hợp những ngƣời thừa kế chết mà không xác định đƣợc ai chết trƣớc, ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trƣờng hợp những ngƣời có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng ngƣời rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án (có lẽ, trong những trƣờng hợp này, căn cứ pháp lý duy nhất có thể tin cậy đƣợc là giấy chứng tử, nhƣng
trong nhiều trƣờng hợp giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ,phút chết của cá nhân).
27
thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc đƣợc coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định đƣợc ngƣời nào chết trƣớc, thì họ không đƣợc thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi ngƣời do ngƣời thừa kế của ngƣời đó hƣởng. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đƣơng sự. Trong cùng nội dung này, luật dân sự Pháp lại áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý: “Đối với những ngƣời dƣới 15 tuổi thì ngƣời nhiều tuổi hơn đƣợc suy đoán là chết sau; trên 60 tuổi thì ngƣời ít tuổi hơn đƣợc suy đoán là chết sau; nếu đàn ông và đàn bà không chênh nhau quá 3 tuổi thì đàn ông đƣợc suy đoán là chết sau đàn bà”. Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một nguyên tắc cần xem xét, nghiên cứu khi sửa đổi Bộ luật dân sự.
Thứ hai, điều luật cho phép ngƣời đã thành thai trƣớc thời điểm mở thừa kế nhƣng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài sản. Vấn đề ở chỗ: trƣờng hợp nào đƣợc coi là sinh ra và còn sống? Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sống đƣợc 30 phút, 01 giờ, 7giờ, 24 giờ, 7 ngày… sau đó mới chết. Việc xác định khi nào đứa trẻ đó đƣợc coi là ngƣời thừa kế có ảnh hƣởng rất lớn đối với kỷ phần thừa kế của những ngƣời khác.
Thứ ba, quyền thừa kế của các tổ chức (pháp nhân) đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
- Theo quy định của pháp luật dân sự, các pháp nhân cùng loại có thể bị chấm
dứt khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.. Vậy những pháp nhân này có đƣợc thừa kế không?
- Pháp nhân cũng có thể bị chấm dứt theo quy định về giải thể hoặc phá sản.
Khi này, pháp nhân chấm dứt “tuyệt đối”. Sau khi pháp nhân chấm dứt, một thời gian sau mới phát sinh vụ việc tranh chấp thừa kế mà pháp nhân đó đƣợc chỉ định là ngƣời thừa kế và tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chƣa bị giải thể hoặc phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân để nhận di sản hay khi này tài sản đƣợc coi là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nƣớc?
- Mặt khác, theo quy định của pháp luật dân sự, pháp nhân đã bị giải thể, bị
tuyên bố phá sản có thể đƣợc thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Vậy, trƣờng hợp pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản trƣớc thời điểm mở thừa kế, nhƣng sau thời điểm mở thừa kế lại đƣợc thành lập lại thì pháp nhân
28 đó có đƣợc quyền thừa kế di sản không?
- Từ chối nhận di sản
Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Ngƣời thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trƣờng hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với ngƣời khác”, “Việc từ chối nhận di sản phải đƣợc lập thành văn bản; ngƣời từ chối phải báo cho những ngƣời thừa kế khác, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng nhà nƣớc hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”, “Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế”.
Điều luật dành cho ngƣời thừa kế một quyền năng quan trọng: quyền từ chối nhận di sản.Về hình thức, việc từ chối phải lập thành văn bản, phải thông báo cho một số chủ thể có liên quan.
Quy định này đặt ra một số vấn đề:
Thứ nhất, trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế vì những lý do khác nhau (không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản) mà từ chối nhận di sản, nhƣng việc từ chối này chỉ bằng lời nói. Khi phân chia di sản thừa kế, họ nhất quyết không nhận phần thừa kế của mình thì giải quyết nhƣ thế nào? Có hai phƣơng án lựa chọn:
- Phƣơng án 1: dùng kỷ phần thừa kế đó tiếp tục chia đều cho những ngƣời thừa
kế còn lại (cùng hàng thừa kế của ngƣời để lại di sản).
- Phƣơng án 2: coi đây là một trƣờng hợp từ bỏ quyền sở hữu, kỷ phần thừa kế
đó là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nƣớc.
Chúng tôi cho rằng: hợp lý hơn và cũng dễ chấp nhận hơn là lựa chọn phƣơng án 1.
Thứ hai, điều luật quy định ngƣời từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số ngƣời, cơ quan có liên quan. Vậy trong trƣờng hợp ngƣời từ chối nhận di sản đã thông báo nhƣng không thông báo đủ cho những ngƣời này, sau đó ngƣời này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu đƣợc nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay không? Bộ luật dân sự cũng chƣa quy định cụ thể vấn đề này.
29
Nhƣ vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu ngƣời thừa kế từ chối nhận di sản sau thời hạn trên thì không chấp nhận việc từ chối đó.
Đây là những vấn đề hết sức bức thiết cần phải sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự. Quan điểm của chúng tôi là: trong trƣờng hợp di sản chƣa chia thì cho phép ngƣời từ chối nhận di sản có quyền thay đổi ý kiến; trƣờng hợp di sản đã phân chia thì để bảo vệ quyền lợi cho những ngƣời thừa kế khác, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển, thì không cho phép ngƣời đã từ chối nhận di sản thay đổi ý kiến.
Về thời hiệu khởi kiện
“Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mƣời năm, kể từ thời điểm mở thừa kế ” . Trong thực tiễn, khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, nếu không có hƣớng dẫn cụ thể sẽ tạo tình trạng áp dụng không thống nhất khi xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất.
Điều 165 Bộ luật dân sự quy định: “thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Do đó, quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dƣợng, mẹ kế
Điều 679 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ
kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha mẹ, con thì được thừa kế di sản
của nhau….”. Trong xã hội, quan hệ giữa cha mẹ, con bao gồm cả quan hệ nhân thân