Thói xấu thứ hai là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh Thánh làng ,

Một phần của tài liệu BÀI TỔNG hợp CHƯƠNG 3 văn hóa tổ CHỨC đời SỐNG tập THỂ học phần cở sở văn hóa VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

lo vun vén cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh Thánh làng ,

nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng ta;….

- Một biểu hiện nữa đó chính là óc gia trưởng, tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu. Nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi thói “gia đình chủ nghĩa” vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.

* Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biện chứng dẫn đế sự hình thành của nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho nên “tính chất nước đôi” chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt vừa có

tính đoàn kết, tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỷ, cào bằng. Vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái địa phương. Vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng, vừa có tính gia trưởng, tôn ty. Vừa có tính cần cù, tự cung tự cấp, vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tùy nơi, tùy lúc mà điều kiện tốt xấu được bộc lộ. Khi gian nan, khó khăn, nguy cơ đe dọa sự sống thì đoàn kết, gắn bó; khi nguy cơ qua rồi thì trở về với tư hữu, bè phái địa phương.

=> Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tuỳ lúc tuỳ nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy

1.7 Làng Nam Bộ

Đến thời Nguyễn, việc khai phá đồng bằng Nam Bộ đã đem lại thêm một khuôn mặt mới cho làng xã Việt Nam ngày càng đa dạng. Vùng nông thôn ở khu vực Nam bộ cũng được tổ chức thành những làng xã,nhưng với tên gọi

“làng” không được phổ biến như ở phía Bắc mà thay vào đó là phương ngữ mang đậm tính chất Nam bộ đó là “thôn ấp”.

Nếu như làng xã ở đồng bằng Bắc bộ mang tính chất cổ truyền, khép kín sau lũy tre làng, cây đa, trong một phạm vi không gian cố định,... thì thôn ấp Nam bộ lại mang tính chất mở rộng, làng Nam bộ không có lũy tre bao quanh với các cổng làng đặc trưng của từng địa phương, sáng mở tối đóng .

 Làng thường được định vị ở vùng đất cao (gọi là miệt giồng)

Vùng sông nước (miệt sông), kênh rạch chằng chịt, hoạt động đi lại thường diễn ra trên sông nước, do đó các thôn ấp đều trải qua lại thường diễn ra trên sông nước, do đó các thôn ấp đều trải qua các bờ kênh rạch.

Cư dân hay có sự biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương, không bị bó hẹp trong thôn ấp của mình, do đó tính cách của người cư dân Nam bộ theo đó cũng trở nên phóng khoáng hơn, tự do hơn

Các sự biến đổi như trên là do

 Thành phần dân cư hay biến động do vùng này có nhiều vùng đất chưa được khai phá

 Tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh, các trục giao thông thuận tiện là do kinh tế hàng hoá đã sớm phát triển...

 Tính cách phóng khoáng do thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ổn định, ít thiên tai

 Do cấu trúc mở, tính cách phóng khoáng nên dễ tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài

Dù có sự biến động như thế nào thì người dân Nam bộ vẫn sống quy tụ thành từng làng ấp của mình với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng cũng có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng. Hàng năm, người dân nơi đây đều tụ hội ở những lễ hội

Rặng tre Nam Bộ

Dù tính cách phóng khoáng, làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam bộ vẫn

giữ nếp cần cù

chịu thương chịu khó “một nắng hai sương”,

vẫn thể hiện phong cách của “Anh hai Nam bộ” rõ nét.

Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, vẫn rất coi trọng tính cộng đồng. Người dân Nam bộ quan niệm: “Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” (quan trọng nhất là gần chợ, thứ hai gần hàng xóm, ba gần sông, bốn gần đường, năm gần ruộng).

BÀI 2: TỔ CHỨC QUỐC GIA

2.1 Từ làng đến Nước và việc quản lý xã hội

 Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp là Đất người dân cấy

trồng và Nước nuôi cây lúa

 Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng

 Người Việt Nam xử sự theo câu tục ngữ: sống ở làng, sang ở nước

2.1.1. Hệ thống tổ chức xã hội Việt Nam

Trong hệ thống tổ chức xã hội Việt Nam, đơn vị trung gian giữa làng và nước ( cấp vùng, tỉnh ) không quan trọng; trong lịch sử cấp này chưa có vai trò gì đáng kể. Điều đó thể hiện qua:

 Tên gọi luôn thay đổi  Địa giới không ổn định

 Ngay gần đây, diện mạo các tỉnh vẫn thường biến động

_ Nếu so sánh tổ chức xã hội Việt Nam với phương Tây ta sẽ thu được bức tranh có tính quy luật rất thú vị ( bảng 3.2 )

 Ở Việt Nam, con người luôn hoà tan vào tập thể >< Ở phương

Tây, cá nhân luôn được khuyến khích và nhấn mạnh

 Làng xã: Việt Nam có tổ chức chặt chẽ >< phương Tây rời rạc,

như cái “ bao tải khoai tây ”

 Vùng ( tỉnh ) ở Việt Nam không quan trọng >< phương Tây coi

trọng

 Ranh giới quốc gia với người Việt Nam rất thiêng liêng ><

phương Tây rất mờ nhạt 2.1.2. Chức năng và nhiê ‹m vụ

Một phần của tài liệu BÀI TỔNG hợp CHƯƠNG 3 văn hóa tổ CHỨC đời SỐNG tập THỂ học phần cở sở văn hóa VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)