hình mới
Hiện nay, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo
diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức to lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng các hoạt động, yêu sách chủ quyền, nhất là ở những vùng biển giáp ranh, nhạy cảm, chưa phân định. Vì vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo càng trở nên quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
Một là, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm bảo vệ
chủ quyền biển, đảo cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong hệ thống chính chính trị và toàn xã hội đối với trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đúng thì mới tạo được sự đồng thuận xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, như Bác Hồ đã căn dặn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và bè lũ cướp nước”. Cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc ta; đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật, phương châm, tư tưởng chỉ đạo, đối sách giải quyết các vấn đề biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta; các tập quán, điều ước quốc tế về biển và Việt Nam là thành viên; bản chất âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá nước ta; tính chất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay...
Hai là,vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư
tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Quán triệt và vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người, cần thấm nhuần quan điểm có tính nguyên tắc: Chủ quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia trên biển, là lợi ích quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái “bất biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thay mặt đất nước và nhân dân Việt Nam, tuyên bố với thế giới rằng, nhân dân chúng tôi thành thực mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và độc lập cho đất nước; toàn thể nhân dân Việt Nam “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải” để giữ vững chủ quyền quốc gia. Cái “vạn biến” là cách ứng xử của ta phải linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ theo đúng tinh thần: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưngsách lượccủa ta thì linh hoạt”. Vận dụng tư tưởng này của Người trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc để đạt mục đích tối thượng là bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất, sải biển, song phương pháp, cách thức đấu tranh phải linh hoạt, mềm dẻo bằng mọi hình thức, biện pháp, trong đó lấy đối thoại, đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng; kiên quyết, kiên trì không mắc âm mưu khiêu khích, tạo cớ. Kiên định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng giải pháp “hòa bình”, bằng sức mạnh tổng hợp: đấu tranh chính trị, ngoại giao, chứng cứ pháp lý, lịch sử. Chúng ta kiên trì, tránh xung đột nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm, chúng ta sẵn sàng đáp trả bằng quyền tự vệ chính đáng. Xử lý thật tốt mối quan hệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền và duy trì hòa bình, ổn định. Đồng thời, cần cảnh giác trước những mưu toan hạ thấp giá trị chủ quyền biển, đảo hoặc làm suy giảm lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước…
Ba là,xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển là quá trình xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, ý chí, tâm lý và niềm tin của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc, mà cốt lõi là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu của nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển phải song hành với việc giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ pháp luật. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển vững mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt.
Tập trung xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng biển, kiểm ngư và dân quân tự vệ biển, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; chú trọng xây dựng trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác chiến quân binh chủng đi liền với trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; kết hợp tốt phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh trên biển của các lực lượng chuyên trách. Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò tham mưu của lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quốc phòng, quân sự địa phương; về xây dựng khu vực phòng thủ biển, đảo vững chắc; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng, an ninh cho ngư dân; bảo đảm hậu cần kỹ thuật nghề cá; chú trọng - công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ môi trường biển.
Bốn là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Xác lập và thực thi chiến lược phát triển đất nước thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo - đảm quốc phòng an ninh; phát huy các nguồn lực bên trong, thu hút mạnh các -
nguồn lực bên ngoài để phát triển các khu vực ven biển. Phát triển kinh tế biển là cơ sở quan trọng để củng cố quốc phòng an ninh trên biển, đồng thời củng cố - quốc phòng an ninh trên biển là điều kiện, tiền đề để phát triển kinh tế biển một - cách bền vững. Bảo đảm mỗi bước phát triển kinh tế biển phải tạo cơ sở cho việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và ngược lại. Sự gắn kết và mối quan hệ biện chứng này phải được xác định rõ từ quan điểm, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên biển; gắn chặt và thống nhất chung trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng ta khẳng định: “Đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng”. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân định cư lâu dài trên các đảo. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, đảo. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại, theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, công nghệ cao, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
LIÊN HỆ
Trước tình hình căng thẳng trên biển Đông trong thời điểm hiện tại, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam, đảm bảo quốc phòngan ninh chính là nội dung mang tính then chốt, chiến lược và cấp bách hiện nay. Từ đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.
Cụ thể, chúng tacần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và nhà nước, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo TrườngSavà Hoàng Sa, chủ quyền đối với vùng lãnh hải, nội thuỷ, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200hải lý và thềm lục địa theo như quy định của Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Đi theo chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên Hợp Quốc, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và tuyên bố giữa Trung Quốc và ASEAN về ứng xử của các bên Biển ở Đông năm 2020.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển là nội dung chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện nay. Trách nhiệm thiêng liêng này thuộc về mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò xung kích thuộc về thế hệ trẻ, đây là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thanh niên Việt Nam nói chung và mỗi cá nhân Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng cần trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về chủ quyền biển đảo, biên giới tổ quốc, nắm vững các vấn đề liên quan đến biển Đông để tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo.
Ngoài ra, các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn tích cực bồi dưỡng nâng cao nhận thức ám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ, đặc điểm của từng địa bàn nhằm đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền được phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và địa phương trong việc phát huy các tổ chức, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, các bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược trong thanh niên.
Cần tham gia tích cực vào các cuộc vận động và chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, "Biên cương Tổ quốc”... Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) và các hoạt động văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp, hướng thanh niên chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới của Tổ quốc.
Hay tham gia, thành lập các CLB Truyền thông, các group với mục đích tuyên truyền, đề cao chủ quyền biển, đảo, biên giới của Tổ quốc, với số lượng lớn thành viên là Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm nòng cốt. Ví dụ như CLB Truyền thông Trẻ thuộc Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hay Nhóm Sóng Đỏ đăng tải, chia sẻ các bài viết về chính trị, các thông - tin liên quan đến chủ quyền biển, đảo, biên giới đặc biệt là tình hình biển Đông nước ta.
Và còn nhiều các hoạt động khác được sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền áp dụng thực hiện để xây dựng, bảo vệ, truyên truyền về chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia, để chống lại các thế lực thù địch, chia rẽ, chống phá Đảng và Nhà nước nhằm đạt được mục đích xấu xa.
KẾT LU N Ậ
Là một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền em nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tại Học viện, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới Quốc gia là bảo vệ Tổ quốc trên hướng biển, nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của toàn dân tộc, nên trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu, bổ sung các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. Hiện nay, Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Chúng ta cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, trong đó thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt, xung kích trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, chúng ta cần phải tiếp tục gìn giữ và phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam, để Việt Nam có thể làm giàu từ