7. Kết cấu luận văn
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định
Phương hướng, mục tiêu
Nhanh chóng phục hồi kinh tế. Tiếp tục duy trì mức độ tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh và huy động t ng hợp các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển; tích cực thu hút đầu tƣ; tạo điều kiện thuận lợi để các dự án lớn sớm triển khai trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh toàn diện, đồng bộ công cuộc đ i mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng đ i mới sáng tạo. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chủ động đối phó với biến đ i khí hậu và phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, phấn đấu Xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung [12, tr. 1, phần phụ lục].
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2021-2025
- T ng sản phẩm địa phƣơng bình quân hàng năm tăng 7,0 - 7,5%; trong đó công nghiệp - Xây dựng tăng 9,5 - 10,2%, dịch vụ tăng 7,1 - 7,5%, nông,
lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,2 - 3,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10 - 10,5%.
- Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế: công nghiệp - Xây dựng 31,8%, dịch vụ 39,6%, nông, lâm nghiệp, thủy sản 23,4%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 5,2%; GRDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 3.900 USD; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 16.000 tỷ đồng.
- T ng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 6.000 triệu USD.
- Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội 5 năm đạt 41%/GRDP.
- Đến năm 2025: Tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 52,8% trở lên; trên 85% số xã (96 xã) đạt tiêu chí nông thôn mới, 36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (thêm Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn), [12, tr. 1, phần phụ lục].