4. Các giải pháp thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm trà của
4.2.1. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Bởi v đội ngũ nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh trà rất đông đảo, bao gồm đội ngũ công nhân nông trường trồng trà, công nhân trong các nhà máy chế biến trà, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, quản lý, đội ngũ nhân viên bán hàng, các kĩ sư làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đội ngũ nghiên cứu thị trường,…Do đó, Phúc Long xây dựng kế hoạch đào tạo như sau:
Đối với công nhân nông nghiệp: Cán bộ khuyến nông xuống tận các vùng trà, hướng dẫn kỹ thuật c_ thể và cùng làm đất, trồng cây và thu hái trà, hướng dẫn cách bón phân và diệt trừ sâu bệnh có kết quả, để vừa sản xuất được trà sạch, vừa ổn định được năng suất và chất lượng cây trồng.
Đối với công nhân kỹ thuật: tiến hành mở các lớp học tại chỗ, trong đó vừa học lý thuyết vừa học thực hành trên dây truyền thiết bị, tạo điều kiện cho người lao động nắm được những kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật sản xuất trà. Sau đó tiến hành tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp d_ng trong ngành trà.
Đối với cán bộ quản lý: cần có kỹ năng chuyên môn về nghiệp v_ ngoại thương, nghiên cứu thị trường và marketing quốc tế, tổ chức thu thập và xử lý thông tin; về trnh độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và đàm phán tốt… Ngoài ra cũng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực để ph_c v_ công tác xuất khẩu trà trong thời gian tới. Hơn nữa cũng cần xây dựng các chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, chuyên gia của các ngành có liên quan như đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành chế biến, phát triển sản phẩm mới, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quảng bá thương hiệu, chuyên gia marketing…