3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.5. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp đánh giá
2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông học Quy chuẩn Quốc gia
Diện tích bảo vệ
KHỐI I KHỐI II KHỐI III
HT1 (đ/c) BĐR17 AR34 AR19 AR34 HT1 (đ/c) D20 HT1 (đ/c) BĐR17 BĐR17 AR19 D20 AR34 D20 AR19 Diện tích bảo vệ
QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT Ngày bắt đầu đẻ nhánh ( 10% số cây có nhánh).
Ngày bắt đầu trổ ( 10% số cây trổ). Ngày kết thúc trỗ ( 85% số cây trổ).
Tổng thời gian sinh trƣởng : Tổng số ngày từ khi gieo đến khi có 85% số hạt/bông chín.
Chiều dài phiến lá: Đo từ gối lá đến đỉnh của lá giáp lá đòng. Chiều rộng phiến lá: Đo ở vị trí to nhất của phiến lá giáp lá đòng Chiều dài bông
Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt).
2.5.2.Các chỉ tiêu về sinh hóa
Hàm lƣợng diệp lục tổng số trong lá:
+ Thời điểm lấy mẫu: Giai đoạn đòng và vào chắc.
+ Phƣơng pháp phân tích mẫu: (diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số) theo phƣơng pháp so màu quang phổ.
Hàm lƣợng chất khô (%) = (KL khô / KL tƣơi) x100
+ Thời điểm lấy mẫu: Giai đoạn đòng và vào chắc.
2.5.3. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái và nông học:
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông học Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT
Sức sống của mạ, Độ dài giai đoạn trỗ, Độ thoát cổ bông, Độ cứng cây, Độ tàn lá, Thời gian sinh trƣởng (ngày), Chiều cao cây (cm), Độ rụng hạt, Dạng cây, Dạng lá đòng, Màu sắc vỏ trấu ( trừ mỏ hạt).
2.5.4. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất theo Quy
chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT
Số bông hữu hiệu/m2
, Tổng số hạt trên bông, Số hạt chắc/bông, Tỉ lệ lép/bông (%), Khối lƣợng 1000 hạt, NSLT, NSTT.
2.5.5. Các chỉ tiêu về sinh hóa và phẩm chất liên quan đến chất lượng gạo
Đánh giá mùi thơm gạo lật: Cho 10 ml dung dịch KOH 1,7% vào 2 gam hạt gạo lật đã để sẵn trong đĩa pectri, để trong 15 phút sau đó đánh giá mùi thơm và cho điểm (QCVN 01-65: 2011 /BNNPTNT).
Đánh giá mùi thơm sau khi nấu cơm: đánh giá chất lƣợng cảm quan cơm phƣơng pháp cho điểm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8373-2010.
Kích thƣớc hạt gạo: Chọn ngẫu nhiên 20 hạt gạo cho mỗi lần lặp lại, dùng dụng cụ đo hạt Baker E-02 (Nhật) đo chiều dài và rộng của hạt (mm) và tính giá trị trung bình (QCVN 01-65: 2011 /BNNPTNT).
Dạng hạt: Hạt gạo lật: Dạng hạt (D/R) (QCVN 01-65: 2011 /BNNPTNT).
Chất lƣợng xay chà: Cân 200 gram mẫu lúa ở ẩm độ 14% và xay trên máy McGill Polisher No. 3 (Nhật). Các thông số về tỉ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên đƣợc tính theo phƣơng pháp của Govindewami và Ghose (1969) nhƣ sau:
Tỉ lệ gạo lức (%) = (Trọng lƣợng gạo lức (g)/ Trọng lƣợng lúa ban đầu (g) )x 100
Tỉ lệ gạo trắng (%) = (Trọng lƣợng gạo trắng (g)/ Trọng lƣợng lúa ban đầu (g) )x 100
Tỉ lệ gạo nguyên (%) = (Trọng lƣợng gạo nguyên (g)/ Trọng lƣợng lúa ban đầu (g) )x 100
Tỉ lệ bạc bụng: Chọn 100 hạt gạo nguyên cho mỗi lần lặp lại, quan sát và tính tỉ lệ hạt đục. Lựa chọn, Phân loại độ bạc bụng theo tiêu chuẩn TCVN 8372 : 2010.
Hàm lƣợng amylose: Hàm lƣợng amylose đƣợc phân tích theo phƣơng pháp thủy phân tiêu chuẩn TCVN 5716- 2017.
Nhiệt độ hóa hồ (GT): Nhiệt hóa hồ đƣợc phân tích theo phƣơng pháp độ phân hủy kiềm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5715-1993.
Hàm lƣợng protein (%):Phân tích theo TCVN 8125 : 2015.
2.5.6. Các chỉ tiêu về chống chịu với sâu, bệnh hại
Các chỉ tiêu về chống chịu với sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT.
Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzea), Bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzea), Bênh khô vằn (Rhizoctonia solani), Bệnh đốm nâu, Sâu đục thân (Tryporyza incertulas), Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalin), Rầy nâu (Nilaparvata lugens).
Phƣơng pháp lây nhiễm nhân tạo rầy nâu, đạo ôn theo TCVN 13381- 1:2021.
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc thu thập và xử lý thống kê sinh học theo chƣơng trình Statistix 8.2 và Microsoft Excel
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Điều kiện đất đai nơi tiến hành thí nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại nơi khảo nghiệm
TT Chỉ tiêu phân tích Kết quả Đánh giá Phƣơng pháp phân tích 1 pHKCl 4,93 Chua TCVN 5979 : 2007 2 N tổng số (%) 0,18 Giàu TCVN 6498 : 1999 3 N dễ tiêu (mg/100g) 6,86 Giàu TCVN 5525 : 2009 4 P2O5 tổng số (%) 0,24 Giàu TCVN 8940:2011 5 P2O5 dễ tiêu(mg/100g) 22,40 Giàu TCVN 5256 : 2009 6 K2O tổng số (%) 0,83 Nghèo TCVN 8660 : 2011 7 K2O dễ tiêu (mg/100g) 11,09 Trung bình TCVN 8662 : 2011
Nguồn: Phòng KH Đất và Môi trường Viện KHKTNN DH Nam Trung Bộ
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:
Đất nơi khảo nghiệm thuộc loại đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất chua; độ phì khá với pHKCL = 4,93; hàm lƣợng đạm tổng số giàu (0,18%); lân dễ tiêu 6,86 mg/100 gam đất, kali tổng số nghèo 0,83 %. Nhƣ vậy, đất nơi thí nghiệm thuộc loại đất chua, độ phì khá, do vậy việc bón phân ở mức vừa
phải, tăng cƣờng thêm phân kali sẽ có tác dụng đảm bảo cho cây lúa sinh trƣởng, phát triển thuận lợi đạt năng suất cao.
Về nƣớc tƣới: Khu vực triển khai khảo nghiệm có hệ thống kênh mƣơng, nƣớc bơm chủ động theo lịch của Viện.
3.2. Diễn biến về điều kiện thời tiết khí hậu trong quá trình thực hiện thí nghiệm. nghiệm.
Bảng 3.2. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Đông Xuân 2020-2021 tại An Nhơn, Bình Định Tháng Nhiệt độ không khí (0C) Tổng lƣợng mƣa (mm) Bốc hơi (mm) Giờ nắng (Giờ) Độ ẩm không khí (%) Nhiệt độ mặt đất (0C)
TB Max Min TB Max Min
1 21,3 24,4 19,2 12,0 2,4 2,8 84 37,7 18,3
2 22,2 26,4 19,3 2,8 2,2 7,1 84 59,0 14,3
3 24,9 29,3 22,3 12,0 2,2 8,0 88 55,6 21,0
4 27,0 31,1 24,0 21,2 2,3 8,2 85 56,5 23,5
(Nguồn: Trạm khí tượng An Nhơn)
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:
Vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng đầu 26/12 đến hết tháng 4 điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển.
Nhiệt độ và số giờ nắng: Nhiệt độ trung bình của không khí từ tháng 1 đến tháng 4 dao động từ 21,3-27,0oC, nhiệt độ cao nhất là 31,1oC và thấp nhất là 19,2oC. số giờ nắng trung bình trong một ngày dao động từ 2,8-8,2 giờ; số giờ nắng thấp nhất rơi vào tháng 1 là 2,8 giờ ; số giờ nắng cao nhất là 8,2 giờ rơi vào tháng 4. Trong tháng 1 cây lúa đang ở giai đoạn sinh trƣởng và phát
triển nhiệt độ dao động từ 19,2-24,4oC và số giờ chiếu sáng 2,8 giờ nên hạn chế cây đẻ nhánh và phát triển thân lá, vì vậy 25-27 ngày các giống lúa mới bắt đầu đẻ nhánh. Trong tháng 2 nhiệt độ động từ 19,3-26,4oC và số giờ chiếu sáng 7,1 giờ rất thuận lợi cho cây lúa phát triển lúa bắt đầu thời kỳ đẻ nhánh rộ và phát triển nhanh, tuy có một số ngày ở giũa tháng có lúc nhiệt độ xuống thấp từ 16,0-19,4 oC nhƣng nhiệt độ thấp này rơi vào ban đêm nên cây lúa vẫn sinh trƣởng bình thƣờng . Trong tháng 3 nền nhiệt độ nhiệt độ dao động từ 22,3-29,3 oC và số giờ nắng trung bình 1 ngày 8,0 giờ chỉ có m2 ngày số giờ nắng thấp nên rất thuận lợi cho cây lúa làm đòng và trổ . Trong giai đoạn lúa chín từ giữa đến cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 nhiệt độ dao động 24,0- 31,1oC và số giờ nắng trung bình 1 ngày là 8,2 giờ đây là khoảng điều kiện tối thích để cây lúa tích lũy chất vào chắc nên năng suất các giống trong vụ Đông Xuân này vƣợt trội hẳn so với vụ Đông xuân khác.
Tổng lƣợng mƣa của các tháng không đều. Tháng 4 có lƣợng mƣa cao nhất 21,2 mm tiếp đó là tháng 1và tháng 3 là 12,0 mm, tháng 2 lƣợng mƣa thấp từ 0,33-2,8 mm. Lƣợng mƣa vào các ngày cuối tháng 3 từ ngày 22-25 /3 là những ngày có một số giống đang trổ nên những giống trổ tại thời điểm này tỷ lệ lép cao. Ẩm độ không khí trong các tháng ở mức trƣơng đối cao 84-88%, thêm vào đó nhiệt độ không khí thấp nên lƣợng bốc hơi nƣớc bề mặt thấp nên không xảy ra hiện tƣợng thiếu nƣớc trong các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa.
Nhƣ vậy thời tiết vụ Đông Xuân 2021 đầu vụ thời tiết lạnh kéo dài trong tháng đầu của vụ cả tháng chỉ có 3-4 ngày nắng nên lúa đẻ nhánh chậm, từ khi sạ đến 24-26 ngày lúa mới bắt đầu đẻ nhánh. Giai đoạn đẻ nhánh thời tiết bắt đầu tốt lên thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng phát triển, cây lúa đẻ nhánh rất tốt. Giai đoạn lúa trỗ thời tiết thuận lợi, ngày nắng hầu hết các giống trỗ nhanh và kết hạt tốt. Tuy nhiên, một số giống dài ngày trỗ đúng vào những ngày mƣa âm u và mƣa, không khí nóng nên tỷ lệ lép cao, ảnh hƣởng tới năng suất. Giai đoạn cuối thời tiết thuận lợi cho cây lúa vào chắc và chín.
3.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của một số dòng/giống lúa thơm triển vọng triển vọng
3.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của một số dòng/giống lúa thơm
Bảng 3.3. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của một số dòng/giống lúa thơm trong vụ Đông Xuân 2020-2021 tại An Nhơn, Bình Định
STT
Dòng/ Giống
Từ ngày gieo đến… (ngày)
TGST (ngày) Bắt đầu đẻ nhánh Làm đòng Trỗ 10% Trỗ 85% 1 AR19 24 57 79 82 109 2 AR34 25 60 84 87 114 3 BĐR17 26 62 87 90 117 4 D20 24 58 80 83 110 5 HT1(Đ/C) 26 63 87 90 117
Thời gian sinh trƣởng là một đặc điểm đặc trƣng của các giống. Xác định đƣợc thời gian của từng giai đoạn sinh trƣởng cũng nhƣ tổng thời gian sinh trƣởng của một giống lúa trƣớc khi đƣa ra sản xuất sẽ giúp bố trí khung thời vụ trong hệ thống canh tác hợp lý, từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp ở từng giai đoạn sinh trƣởng, nhằm đem lại năng suất cao nhất. Kết quả về thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng/giống đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Trong điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tại tỉnh Bình Định, các dòng/giống lúa có thời điểm bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 24-26 ngày việc cấy sớm đảm bảo cho lúa phát triển tốt tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu ở giai đoạn đầu. Thời gian các dòng/ giống bắt đầu phân hóa đòng dao động 57-63 ngày đều thấp hơn đối chứng 1-6 ngày, thời gian này cũng là thời gian
kết thúc việc bón phân của cây lúa. Giai đoạn trỗ là giai đoạn rất quan trọng và rất mẫn cảm đối với cây lúa, nó quyết định số hạt trên bông và số hạt chắc /bông. Đối với các dòng/ giống trong thí nghiệm thời gian bắt đầu trỗ sớm, từ gieo đến trỗ 10% là 79-87 ngày, sớm nhất là dòng AR19, D20 đối chứng HT1 là 87 ngày. Thời gian trỗ đƣợc tính từ khi bắt đầu trỗ (trỗ 10%) đến khi kết thúc trỗ (trỗ 85 %). Thời gian trỗ của các tổ hợp lai phản ánh độ thuần của giống. Qua đánh giá các dòng/giống cho thấy, thời gian trỗ tƣơng đối tập trung, 3 ngày. Trong cả quá trình sinh trƣởng, thời kì chín tƣơng đối ổn định ở các dòng/giống (27 ngày). Các dòng/giống có thời gian sinh trƣởng biến động từ 109-117 ngày. Ngắn nhất là dòng AR19, D20 (109 -110 ngày), kế đến là dòng AR34, còn dòng BĐR17 tƣơng đƣơng với đối chứng HT1 (117 ngày).
Tóm lại, các dòng/ giống đều có thời gian sinh trƣởng thuộc nhóm ngắn và trung ngày phù hợp cho cơ cấu ở tỉnh Bình Định.
3.3.2 .Các đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số dòng/giống lúa thơm
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:
Chiều dài lá đòng của các dòng/ giống dao động từ 34,87-40,13(cm), trong đó dòng có chiều dài lá đòng dài nhất là dòng AR19 (40,13cm). Có 2 dòng AR19, D20 có chiều dài lá đòng cao hơn chiều dài lá đòng của đối chứng HT1 (34,2cm), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Có 2 dòng AR34, BĐR17 có chiều dài lá đòng cao hơn chiều dài lá đòng của đối chứng HT1 (34,2cm), sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê
Chiều rộng lá đòng dòng/ giống dao động từ 1,71-2,03 (cm), trong đó dòng có chiều rộng lá đòng to nhất là dòng AR19 (2,0 3cm) to hơn chiều rộng lá đòng giống đối chứng HT1 có ý nghĩa thông kê. Dòng BĐR17 có chiều rộng lá đòng nhỏ hơn đối chứng HT1 có nghĩa thống kê. Hai dòng AR34, D20 có chiều rộng lá đòng to và nhỏ hơn chiều rộng lá đòng của đối chứng HT1 (1,76 cm) , sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê .
Bảng 3.4. Các đặc điểm sinh trƣởng phát triển của một số dòng/giống lúa thơm trong vụ Đông Xuân 2020-2021 tại An Nhơn, Bình Định
STT Dòng/ Giống Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm)
Chiều cao cây (cm) Chiều dài bông (cm) 1 AR19 40,13a 2,03a 105,57b 23,0a 2 AR34 34,94bc 1,79b 108,40ab 23,8a 3 BĐR17 34,87bc 1,71d 109,73ab 22,8a 4 D20 35,23b 1,74cd 114,93a 24,4a 5 HT1(Đ/C) 34,19c 1,76bc 109,23ab 23,7a CV% 1,52 1,16 3,34 3,95 LSD0,05 0,31 0,01 2,11 0,54
Chiều cao cây cuối cùng của một giống lúa là một nhân tố quan trọng hình thành cấu trúc kiểu cây. Cây cao dễ bị lốp đổ và khó trong việc đầu tƣ mức độ thâm canh cao ảnh hƣởng đến năng suất. Trong thực tế hiện nay, kiểu cây lúa có chiều cao ở dạng bán lùn (90-110cm) đƣợc chấp nhận rộng rãi.
Qua bảng 3.4 cho thấy, các dòng/giống nghiên cứu có chiều cao cây dao động từ 105,57- 114,93 cm. Trong đó dòng D20 có chiều cao cây cao nhất, cao hơn so với đối chứng HT1 là 5,7 cm, các dòng/giống còn lại tƣơng đƣơng hoặc thấp hơn đối chứng từ 0,83 – 3,66 cm. Các dòng/ giống có chiều cao cây sai khác so với đối chứng tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.
Chiều dài bông là một trong những yếu tố góp phần quyết định năng suất, bông càng dài thì tiềm năng cho năng suất càng cao và ngƣợc lại. Chiều
dài bông của một giống mang bản chất di truyền của giống đó, tuy vậy nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: chế độ nƣớc, chế độ dinh dƣỡng, nhiệt độ...chúng ảnh hƣởng mạnh vào thời kỳ phân hóa đòng.
Qua bảng 3.4 cho thấy, chiều dài bông của các dòng/giống biến động từ 22,8-24,4. chiều dài bông của giống đối chứng HT1 là 23,7 cm, trong đó có dòng D20 có chiều dài bông cao hơn đối HT1. Còn lại 3 dòng AR19, AR34, BĐR17 có chiều dài bông thấp hơn đối chứng HT1, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, các dòng lúa mới trong thí nghiệm có chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng, chiều cao cây, chiều dài bông tƣơng đƣơng với đối chứng HT1. Ngoại trừ đặc điểm hình thái lá đòng của AR19 không đƣợc đánh giá cao với lá đòng khá to, dài và góc lá đòng nghiêng, dễ bị tác động của các loại nấm bệnh và hiệu suất quang hợp không cao so với lá đòng thẳng đứng.
3.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa của các dòng/ giống lúa thơm triển vọng
3.4.1.Hàm lượng nước tổng số, hàm lượng chất khô và hàm lượng N trong lá lúa qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật. Nƣớc vừa tham gia cấu trúc cơ thể thực vật, vừa tham gia vào các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây, cũng nhƣ quyết định quá trình sinh trƣởng, phát triển, khả năng chống chịu của cây, năng suất cây trồng. Trong cơ thể thực vật, nƣớc chiếm khoảng 90- 95% trọng lƣợng tƣơi. hàm lƣợng nƣớc trong cây thay đổi tùy theo loại thực vật, tùy thuộc vào các giai đoạn sinh