7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Tầm quan trọng của quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
- Mặt trái của cơ chế thị trƣờng là các tổ chức, cá nhân kinh tế sẽ không đầu tƣ vào lĩnh vực không đem lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao, trong khi đó việc đầu tƣ lại rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh trong xã hội và chỉ có chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN mới thể thực hiện đƣợc hết vai trò quan trọng này.
- Về mặt kinh tế: Chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN góp phần tạo nên các nhà xƣởng, thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất mới, hiện đại hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ. Từ đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở cũng chính là sự góp phần phát triển KT-XH. Đầu tƣ XDCB nói chung tác động trực tiếp đến tổng cầu và tổng cung của toàn xã hội. Qua đó, tác động đến sự tính ổn định, tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Đầu tƣ XDCB thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy mà chính phủ đã s dụng đầu tƣ XDCB nhƣ là một
trong những biện pháp kích cầu. Chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh từ đó thu hút đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính vì vậy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN góp một phần quan trọng trong việc làm sao cho chi đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN đảm bảo tính hiệu quả và tránh lãng phí nhất.
- Về mặt chính trị, xã hội: Chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở cho các vùng có điều kiện KT-XH còn khó khăn và tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng này từ đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân, thu h p khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địa phƣơng và giữa các địa phƣơng với nhau. Đồng thời, chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN cũng tập trung vào các công trình văn hóa để duy trì truyền thống văn hóa của từng địa phƣơng nói riêng, của quốc gia nói chung; chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN vào các lĩnh truyền thông nhƣ phát thanh, truyền hình nhằm thông tin kịp thời những chính sách, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc để nhân dân tiếp thu kịp thời và tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia; chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN vào lĩnh y tế góp phần chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân và các dịch vụ công khác cho cộng đồng.
- Về mặt AN-QP: Kinh tế ổn định và phát triển, các mặt chính trị, xã hội đƣợc cũng cố và tăng cƣờng là điều kiện quan trọng cho ổn định AN-QP. Chi đầu tƣ XBCB từ nguồn vốn NSNN tạo ra các công trình phục vụ trực tiếp cho AN-QP, đặc biệt là các công trình đầu tƣ mang tính bí mật quốc gia. Điều này nói lên tầm quan trọng không thể thiếu của chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực AN-QP.
Chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN còn có tác động tạo ra môi trƣờng hấp dẫn để thu hút các nguồn lực khác trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy xã hội hóa trong đầu tƣ phát triển nói chung. Vai trò của chi đầu tƣ XDCB từ
nguồn vốn NSNN là tất yếu và không thể thiếu ở mọi quốc gia. Cho nên việc quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN có một vai trò quan trọng và tác động lên trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, AN-QP của mỗi quốc gia. Quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để nhà nƣớc trực tiếp điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc. Ngoài ra còn có tác động lớn đến khả năng thu hút và s dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ khác.