Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Phạm Thái sáng tác không nhiều. Toàn bộ di sản văn chương của ông được ghi chép đầy đủ nhất hiện nay là cuốn Phạm Thái toàn tập, do Sở Cuồng Lê Dư phiên chú, Trần Trọng Dương khảo cứu, hiệu chú. Tất cả bao gồm 62 đơn vị tác phẩm, trong đó 6 đơn vị tác phẩm đã bị thất truyền. Còn lại 56 đơn vị tác phẩm vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Những tác phẩm đã thất truyền có Quân yếu, Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu (Hán văn), Phạm gia phả ký, Trọng Bạch Đường thư, Phổ Chiêu thiền sư

thi văn tập, Thanh Nê thập vịnh thi.

56 đơn vị tác phẩm còn lại có những đơn vị tác phẩm tồn tại độc lập, cũng có những đơn vị tác phẩm nằm trong tập truyện thơ Nôm Sơ kính tân

trang được tách ra khảo cứu đơn lẻ. Đó là những bài thơ, khúc từ được xướng

họa bởi cặp đôi tài tử giai nhân Phạm Kim – Trương Quỳnh Thư, Phạm Kim – Nhụy Châu.

Có thể phân loại 56 đơn vị tác phẩm này theo thể loại như sau:

Thơ Nôm đường luật có 28 bài. Chiếm số lượng nhiều nhất trong di sản văn chương của ông. So với nhiều tác gia đương thời, số lượng này khá khiêm tốn, tuy nhiên, về chất lượng những tác phẩm thơ Nôm Đường luật của Phạm Thái vẫn có giá trị đáng kể. Ông có một phong cách thơ riêng không hề lẫn với bất kỳ ai khác. Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật tiêu biểu của ông có thể kể đến như Họa thơ mừng tiệc sinh nhật của quan Thanh Xuyên hầu, Diễn thơ Trương Tứ Lang, Đề tòa nhà Nghĩa Lư 1, Ngôn chí 1, 2, Núi con voi, Đối

nguyệt cảm ứng, Trời đông nghe trống đánh

Câu đối: Phạm Thái còn lại 9 đôi câu đối. Có thể những câu đối này được ông làm trong thời gian cuối đời nay đây mai đó ở chùa Kim Sơn, dạy học ở các tư gia… Các cặp câu đối đều đạt đến độ hài hòa về ý tứ, âm điệu, nghệ thuật dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh…

Văn Nôm gồm có các bài như Văn tế Trương Quỳnh Như, Chiến tụng

Tây Hồ Phú, 3 chùm văn phổ khuyến chúng sinh được làm khi ông ở chùa

Tiêu Sơn… Những bài biền văn này thể hiện được kỹ thuật điêu luyện của Phạm Thái, các liên đối được bố cục nhịp nhàng, ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu, các từ cảm thán, hình ảnh được sử dụng khá sáng tạo.

Phú Nôm có một bài Chiến tụng Tây Hồ phú. Tác phẩm này là lời đối đáp của một thần tử nhà Lê chiến lại thần tử nhà Tây Sơn. Tác phẩm là lời phản biện với nhà Tây Sơn về quan điểm chính trị vể biểu tượng của chế độ.

Phạm Thái có ý thức rất rõ trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ, điển cố, chi tiết lịch sử… với dụng ý đối lập hoàn toàn với Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng.

Từ Nôm có 6 bài. Thành công lớn của Phạm Thái ở truyện thơ Nôm và thơ Nôm đường luật đã có nhiều người khẳng định nhưng với thể loại từ cũng là một sáng tạo độc đáo của ông nhưng chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Phạm Văn Ánh trong công trình “Thể loại từ Việt Nam thời trung đại: văn bản, tác giả, tác phẩm”, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, công bố 4 bài từ của Phạm Thái là Tây Giang nguyệt 1,2; Nhất tiễn mai 1,2 đều được ghi chép trong truyện Nôm Sơ kính tân trang. Theo thống kê, phân loại của Trần Trọng Dương, Phạm Thái có tất cả 6 tác phẩm từ: Tây Giang nguyệt

1,2; Nhất tiễn mai 1,2; Tiễn mai 1,2, bổ sung thêm 2 bài từ được ghi chép trong Châu sơ kim kính lục. Đây là 6 bài từ được sáng tác theo 2 điệu phổ biến từ lâu đời của Trung Hoa là Tây Giang nguyệtNhất tiễn mai.

Phạm Thái để lại cho đời không nhiều tác phẩm nhưng những tác phẩm được ông sáng tác đều thuộc hạng tuyệt bút. Chỉ 56 tác phẩm còn lại nhưng trải đều ở nhiều thể loại văn học, có thể loại vay mượn, có thể loại nội sinh… Thể loại nào cũng trở nên nhuần nhụy, tinh tế, đầy sức sống, sức sáng tạo dưới ngòi bút của họ Phạm. Có lẽ nội lực của một con người dốc sức dấn thân với đời đã truyền tải vào thơ văn một cách nhiệt thành nên từ câu chữ đến cấu tứ, nhịp điệu, giọng điệu… đều tạo được giá trị riêng có.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trên hành trình cuộc đời vỏn vẹn 36 năm của mình, Phạm Thái đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt. Ông đặc biệt trong cách nghĩ, cách hành động và cả cách yêu thương. Thơ văn Nôm của ông cũng là một trong số những điều đặc biệt ấy. Phạm Thái đã cống hiến cho đời những tác phẩm mới mẻ trên các địa

hạt thơ Nôm Đường luật, văn phả khuyến, văn tế, từ khúc, truyện thơ… Ở thể loại nào Phạm Thái cũng để lại nhiều thành tựu. Bỏ qua những khác biệt về chính trị, trên con đường sự nghiệp của ông có rất nhiều điều để hậu thế tự hào và học hỏi.

Chƣơng 2

CÁC KHUYNH HƢỚNG CẢM HỨNG VÀ CON NGƢỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ VĂN NÔM PHẠM THÁI

2.1. Các khuynh hƣớng cảm hứng

2.1.1. Cảm hứng thế sự

Văn học dù ở thời đại nào, dù muốn dù không cũng phản ánh những vấn đề thuộc về đời sống. Đặc biệt, đối với những tác gia lớn, tác phẩm của họ luôn là tấm gương phản chiếu của thời đại. Mỗi người một góc nhìn riêng họ đã góp cho cuộc đời những mảnh ghép khác nhau về cuộc đời. Trong thơ văn Phạm Thái, ông đã quan sát và phản ánh những vấn đề khác nhau của đời sống con người cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Có những điều ông thốt lên lời khen nhưng cũng có những vấn đề Phạm Thái phê phán một cách mạnh mẽ.

Sự rối ren của thời cuộc được Phạm Thái thể hiện rõ nét qua tác phẩm

“Bài văn khao thần ôn dịch”, được làm theo thể biền văn. Phạm Thái dựng

lại bức tranh thời cuộc binh đao máu lửa với đủ hạng người, đủ hành trạng, việc làm khác nhau bởi lý tưởng cuộc đời xuôi khiến. Có người tốt, kẻ xấu, có kẻ hiền người ngu, có kẻ tham người trí, có kẻ dũng mưu có phường trộm giặc…Tất cả đều được ông mời về chung một mâm cỗ cúng để thưởng công, hạch tội:

“Kẻ ra tay vực nước chốn nhung trường, thề chí ấy với nước non mà chẳng quản; Người vâng mạng phòng biên nơi thú khổn, phú thân này cho cây cỏ cũng không nề”

Đối với những người có lý tưởng cao đẹp, hành động trượng nghĩa, ăn ở một lòng được Phạm Thái ngợi ca hết lời:

Đỉnh phú xuân muôn kiếp tạc danh; Doành ái mộ ngàn thu vẹn tiết.

Còn những kẻ ăn ở hai lòng, hám lợi đua danh đều bị họ Phạm lên án và hình phạt cho những kẻ này cũng thật thích đáng:

Kẻ lợi ruồi danh ếch, chốn sông khơi gió thét mưa gầm, đem phách lạc mặc mây sầu trăng ủ”

Gươm Lão Quân, Lục Trí cán vung mây, loài gian ác hai lòng khôn thứ.

Bức tranh xã hội những năm tháng loạn lạc rối ren được dựng lên cụ thể, sinh động với những cảnh tượng như bày ra trước mắt. Ở đó có những con người quyết tâm dựng nghiệp lớn bảo vệ giang sơn, sẵn sàng xông pha nơi tên bay đạn lạc để cần vương báo chúa:

Kẻ căm gan cho trọn đạo quân thần, gươm trung nghĩa liếc sương nghiêm lóng lánh…

Buồm cần vương cuốn ngược gió nam, cung thủy tổ doành phù âm chạy bắc…

Phụng huyện nọ ai buông búa oán, ngựa tê phong thét động đỉnh Tiêu Sơn; Bảo châu kia kẻ múa gươm thù, cung xạ đẩu bắn lọt ngàn Thiên Lãnh.

Ta thấy bóng dáng của Phạm Thái đâu đó qua hình ảnh đẹp của những con người sống cho nghiệp lớn trong mấy câu văn trên. Thế đứng của họ, tư tưởng của họ sánh cùng nhật nguyệt, đất trời chứ không thể sánh với thế nhân tầm thường. Vì vậy, Phạm Thái sử dụng hình tượng mang tầm vóc vũ trụ để gắn với họ: “gươm trung nghĩa liếc sương nghiêm lóng lánh”, “buồm cần vương cuốn ngược gió nam”, “ngựa tê phong thét động đỉnh Tiêu Sơn”, “cung xạ đẩu bắn lọt ngàn Thiên Lãnh”… Hành động, sự vật gắn với dũng sĩ đều được đặt trong thế đối xứng với đất trời, sông núi, thiên nhiên kỳ vĩ. Đó là con người lý tưởng trong quan điểm của Phạm Thái và họ cũng là những người đại diện cho thời đại này.

Mối tình của Phạm Thái và Trương Quỳnh Như đẹp và cũng đầy bi kịch bởi sự dày vò của cuộc đời, của thời cuộc. Nếu không có cảnh loạn ly,

Phạm Thái cũng thuộc hàng trâm anh thế phiệt, cũng danh gia vọng tộc thì đâu bị ngăn cản tình duyên bởi người mẹ vô tình của Trương Quỳnh Như. Nếu không phải phận làm trai trong thời đại rối ren, tranh quyền đoạt lợi giữa các tập đoàn phong kiến, Phạm Thái đã an nhàn thân phận của một đại quan nối gót cha mình. Có lẽ chàng đã có mối tình viên mãn với người con gái trong mộng. Nếu không phải là con của một cựu thần nhà Lê, không phải nối chí cha mình phục dựng vương triều thì Phạm Thái đã sống trong chăn ấm nệm êm đâu bị kỳ thị bởi người đời, đâu bị mẹ Quỳnh Như xem là mất gốc, mất cội rễ.

Ở mảng thơ văn thế sự, Phạm Thái có nhiều phát hiện và lôi ra ánh sáng nhiều kẻ xấu xa lẩn nấp giữa cuộc đời. Thơ văn Nôm Phạm Thái đã mang đến những mảng hiện thực độc đáo của xã hội Việt Nam, con người Việt Nam trong những năm tháng thế sự đảo điên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Có cùng cái nhìn với những tác giả trào phúng như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phạm Thái cũng có những dòng thơ phê phán hiện thực chùa chiền lúc bấy giờ. Ông là người chứng nghiệm đời sống chùa chiền một cách chân thực nhất, vì vậy, ông thấy rõ những con người đang đội lốt thầy tu thực chất như thế nào. Ghé chân tại chùa Phật Tích, một ngôi cổ tự nổi tiếng đất Bắc kỳ, ông đã nhận chân ra những kẻ tu hành ở đây không phải bậc chân tu:

Chùa Phật Tích mới gọi là,

Kẻ mềm mại điệu người tha thướt chiều. Tiểu tăng lắm vẻ mỹ miều,

Bẻ bai chiều lịch, dập dìu dáng thanh.

(Sơ kính tân trang)

Hình dung của người tu hành qua con mắt của Phạm Thái vẫn còn nguyên vẻ trần tục. Họ còn vương vấn đường trần nên vẫn hành xử như

những người trần thế. Đã thoát nghiệp trần, dấn thân vào cõi đạo phải sống cho đúng với phận sự tu hành của mình. Thế nhưng những con người ở đây vẫn chau chuốt hình hài dáng vóc cho thật thanh lịch để còn lả lơi, tha thướt với người. Thực trạng này phản ánh rằng, chốn tu hành không còn linh thiêng như nó vốn phải như thế mà chỉ là nơi trú ngụ của nhiều loại người, vì nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ ở Phật Tích mà ở Sài Sơn cũng chung tình trạng như thế:

Sài Sơn tựa áng phồn hoa,

Sư huynh chải chuốt, vãi già bẻ bai. Hậu đường thấy bậc đương trai,

Long lanh mắt liếc, lả lơi miệng cười.

(Sơ kính tân trang)

Nước ta vốn tôn sùng Phật giáo, nhiều người tìm thấy ở đạo Phật sự giải thoát khỏi khổ ải trần tục. Vì vậy, chùa chiền được khuyến khích xây dựng, những người tu hành không bị nhà nước kiểm soát. Lợi dụng điều đó, rất nhiều người không phải vì mục đích tu hành mà đến đây để trú ngụ thậm chí còn làm những điều sằng bậy. Sư huynh, vãi già… cư ngụ nơi chùa chiền nhưng hành vi cợt nhả, thiếu đứng đắn ở hậu đường. Đây là điều tối kỵ ở chốn linh thiêng nhưng lại diễn ra như thói thường. Ngoài ra, Phạm Thái còn nhìn thấy ở nhiều con người tu hành những thói hư tật xấu của người đời vẫn còn nguyên. Đó là thói nát rượu và ong bướm lả lơi. Bọn họ cũng có đầy đủ vật dụng của một bậc tu hành:

Mũ ni, gậy trúc, giày rơm,

Nâu sồng, áo vải, pháp chàm thốn thưa.

Thế nhưng ăn mặc như vậy, họ vẫn không che giấu được tâm hồn trần tục, lửa dục âm ỉ cháy bên trong. Nam nhân thì chau chuốt vẻ ngoài tân thời, nữ nhân thì tâm hồn lơ lửng, chú tiểu cũng với vẻ lơ xơ, luộm thuộm:

Chiều thanh lịch, vẻ trai lơ, Vãi lờ đờ dạng, tiểu lơ xơ tuồng. Tu hành nhờ đức Thế Tôn,

Đã say sưa đạo, lại buồn bồng duyên.

(Sơ kính tân trang)

Vậy mới thấy, chốn thiền môn giờ đây đã bị phá hỏng bởi sự buông tuồng, thối nát của người đời. Say sưa với đạo nhưng họ cũng không quên vui thú tình duyên. Suy cho cùng, Phạm Thái cũng chẳng khác với số đông là mấy, ông cũng mượn chốn tu hành để ẩn thân lánh đời đó thôi. Nhưng ông khác họ ở chỗ là còn thấy bất bình trước cảnh ngộ không mấy tốt đẹp này. Ông đặt ra câu hỏi đầy trăn trở về thế tục:

Ôi! Nao ôi! Khổ tu hành,

Biết Tây phương có tượng hình này không?

Thậm chí ông phơi bày ra cho người đời những gì tận cùng thối nát của chốn cửa thiền:

Chùa nát bét, Bụt đen sì,

Tiểu phều bụng gạo, sư phì da rau. Mấy người sãi vãi xấu màu,

Má đen chó đá, mắt sâu sấu sành. Những loài nết quỷ, dạ tinh,

Miệng tuy Bồ Tát mà tình Dạ Xoa. Phật về Tây Trúc dầu mà,

Để cho những giống yêu ma quấy chùa? Thế mà cũng tiếng nam mô,

Gớm tuồng thô tục, nhơ trò trần ai!

(Sơ kính tân trang)

cửa Phật và bôn ba tứ phương. Ông chứng kiến sự thối nát đến tận cùng của bọn băng hoại nhân cách đội lốt tăng ni. Phạm Thái cũng phải cất lời khinh bỉ đối với bọn này. Ông cho rằng Phật có lẽ không còn tồn tại ở đất này nữa, nơi chùa chiền chỉ còn giống yêu ma lộng hành, báng bổ. Những gì Phạm Thái chứng kiến ở một nơi được người đời tôn sùng như cửa thiền đã cho thấy sự mục ruỗng đến thối nát của thế đạo, nhân sinh. Khi nền tảng đạo lý của xã hội không còn vững chắc để điều chỉnh hành vi con người, khi giai cấp lãnh đạo đã tư mình chà đạp lên những giáo điều thiêng liêng của thế đạo thì những điều giả trá, vô luân được dịp lên ngôi là tất yếu.

Đọc tác phẩm Sơ kính tân trang, cũng ở nơi thiền môn, ta thấy được hiện thực về đời sống của một bộ phận cung nữ hết thời. Khi vua băng hà, các cung nữ không có con được xuất cung đều có chế độ bổng lộc của triều đình. Tiền của có được có người sống an nhàn với cảnh thú quê nhà, có người dồn tiền của công đức để xây chùa, dựng tháp, đúc tượng, đúc chuông… Con đường tu hành là con đường phổ biến mà hầu hết các cung nữ chọn lựa khi đã hết thời “Đem thân bồ liễu đổi cành đàn na” (Sơ kính tân trang). Tuy đã thoát ra ngoài cõi tục nhưng họ vẫn còn giữ nguyên dáng vẻ yểu điệu, thướt tha, chăm chút của thời xuân sắc: “Kẻ mềm mại điệu người tha thướt chiều”. Hiện thực này trong xã hội phong kiến cuối thế kỷ XVIIII đầu thế kỷ XIX diễn ra phổ biến cho thấy sự phát triển vượt bậc của Phật giáo trong đời sống tinh thần quần chúng nhân dân. Đồng thời cũng thấy được mặt trái của xã hội phong kiến trong đời sống gia đình, đó là sự bất công đến cùng cực đối với phụ nữ. Người phụ nữ phải đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình để phụng sự cho một người chồng nhiều khi họ còn không biết mặt, đến lúc đã hết thời thì bị vứt ra ngoài đường như một vật phế thải.

Từ lâu, xã hội phong kiến coi trọng việc học hành thi cử. Nho sĩ là tầng lớp được trọng vọng hơn hết thảy tứ dân. Thế nhưng, không phải được trọng

vọng thì tất cả bọn họ đều sống đúng, sống tốt với chức năng, phận vị của

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)