5. Cấu trúc luận văn
2.1.4. Cảm hứng thiên nhiên, danh lam, thắng tích
Thiên nhiên trong thơ Phạm Thái phong phú đa dạng với những mảng không gian khác nhau. Bước chân rong ruổi của ông đã đưa ông đến với nhiều nơi kỳ thú, hấp dẫn. Thiên nhiên vừa là nhân vật chính trong thơ vừa là phông nền để cảm xúc tình yêu nảy nở. Với những bài thơ vịnh cảnh đẹp của một số thắng tích, thiên nhiên là cảnh thực núi sông vốn có của nước Việt. Với những bài thơ ngụ tình, thiên nhiên thường xuất hiện như một duyên cớ, có thể là tâm cảnh, để ông bộc lộ tâm tình.
Điều khác biệt của Phạm Thái so với nhiều tác gia khác là ông đã đưa những cảnh thực của đất Việt vào trong thơ của mình khiến cảnh vật trở nên chân xác, sống động. Nhiều cảnh đẹp có tên gọi, có nguồn gốc hẳn hoi như núi Con Voi, chùa Tiên Sơn, chùa Tam Thanh, chùa Kim Sơn, tòa nhà Nghĩa Lư… Những địa danh, thắng tích này đến nay vẫn còn đó. Nhờ cảm xúc chân thật của nhà thơ về địa danh, cảnh đẹp trở nên sống động hơn, diễm mỹ hơn rất nhiều lần.
Từ hình dạng khom mình như con voi đang phủ phục, địa danh có tên là núi Con Voi. Trên đường viễn du, Phạm Thái tỏ ra thích thú trước hình ảnh của ngọn núi hiện ra trước mắt, ông cất lời khen ngợi như một tiếng reo vui:
Tạo hóa khen thay khéo vẽ vời Dạm nên một rặng núi Con Voi
Hai câu tiếp theo ông miêu tả sự kỳ thú của ngọn núi bởi hình dáng sinh động của nó. Núi như có sự sống của sinh vật hiện hữu chốn trần gian. Núi cũng biết quỳ gối, khom lưng, biết nằm vắt vẻo ngắm sự đời:
Tới chầu điện thắm quỳ khom gối Nằm ngắm duềnh thanh vắt vẻo vòi
Vẻ đẹp của núi còn được tô điểm bởi cảnh vật xung quanh, cây xanh rợp bóng che tán rợp, những áng mây che phủ như chốn bồng lai tiên cảnh:
Cây biếc dưới trên che tán rợp Mây bành cao thấp thắng bành ngồi
Ắt hẳn đây là ngọn núi tạo cho tác giả sự hứng khởi rất nhiều trong hành trình rong chơi của mình. Vì vậy, ông dành trí tưởng tượng phong phú của mình để vẽ nên hình dung của núi như một thực thể hữu hình. Núi cũng có da thịt, có xương, lông như con voi vậy:
Cưa mây búa tuyết dầu dầu vậy Xương lá lông rêu vẫn hẳn hoi.
(Núi Con Voi)
Núi Con Voi hay còn gọi là Tượng Sơn, nằm cách huyện An Lão, tỉnh Hà Nam 8 dặm về hướng Tây Bắc. Bên trong núi có nhiều hang động đá vôi, nhiều thạch nhũ rất sinh động. Tuy nhiên, trong tác phẩm đề vịnh về ngọn núi này, Phạm Thái chỉ dừng lại điểm nhìn bao quát hình dạng của núi và cảnh vật tồn tại quanh núi. Sự kỳ thú bên trong núi có lẽ ông vẫn dành cho người đời sau tiếp tục khám phá.
Khi đến với chùa Tiêu Sơn, một ngôi chùa gắn bó khá sâu sắc trong cuộc đời hành tẩu của Phạm Thái, ông dành cho cảnh vật nơi đây một tình cảm sâu đậm:
Gió thổi hiu hiu vàng cửa động Gấm thêu san sát thắm sườn non
Đá xây chan chứa kinh dài ngắn Hoa phấn xôn xao nhạn véo von
(Đề chùa Tiêu Sơn)
Cảnh vật quanh chùa được nhìn bằng con mắt của một người yêu cái đẹp nên trở nên thơ mộng hơn rất nhiều. Cảnh được dệt bằng hoa, bằng gấm, bằng ngọn gió thổi vô tư lự giữa cuộc đời, bằng tiếng đá xây lại hóa thành tiếng kinh dài ngắn êm đềm. Có thể thấy, Phạm Thái đã thi vị hóa cảnh vật bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình. Vì thế, tả cảnh mà cứ như bộc lộ cảm xúc nhiều hơn là miêu tả. Những từ láy được sử dụng ở cả bốn câu thơ: hiu hiu, san sát, chan chứa, xôn xao… tất cả như tiếng lòng của Phạm Thái đang thổn thức trước cảnh vật hiện diện trước mắt mình.
Vẻ đẹp thiên nhiên chùa Tam Thanh cũng được thâu trong tầm mắt của Phạm Thái. Thể văn tả khuyến vốn sử dụng để thực hiện việc khuyến giáo, phổ độ chúng sanh về đường hướng phát triển của nhà chùa, hoặc công bố hoạt động của ngôi chùa, thế nhưng Phạm Thái cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp thanh tao, thoát tục của chùa Tam Thanh, một ngôi chùa lặng lẽ, bình yên ở tận miền sơn cước:
Vui miền tứ thú; trú cảnh Tam Thanh.
Cỏ hoa ngào ngạt nức hương trời, thưa nhặt véo von chim lắng kệ; Non nước rỡ ràng thêu vẻ đất, thấp cao chan chứa đá nghe kinh. Cảnh cũng thanh mà chùa ấy lại thanh;
Phật đã tĩnh dẫu người thì cũng tĩnh.
(Tờ phả khuyến làm tam quan chùa Tam Thanh)
Vẻ đẹp thanh tao, thoát tục của chùa Tam Thanh được tạo nên bởi khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Ở đó có cỏ hoa vây quanh tô điểm sắc hương, chim rừng lắng tiếng cùng kinh sớm chiều, sơn kỳ, thủy tú chỉ có ở những nơi cửa thiền cách xa thế tục. Trong số cảnh đẹp được Phạm Thái miêu tả trong thơ ca, cảnh đẹp của những ngôi chùa được ông quan tâm đặc biệt.
Một phần Phạm Thái có cảm tình với đạo Phật, một phần là vì ông có thời gian làm sư ở chùa Tiêu Sơn. Quan trọng hơn cả là vì cảnh chùa phù hợp với trạng thái tâm hồn của Phạm Thái trong nhiều thời điểm. Khi ông thất bại trên con đường thực hiện lý tưởng, khi ông mất đi người tình… Cảnh đẹp của chùa chiền luôn có khả năng xoa dịu tâm hồn tổn thương của con người một cách kỳ lạ.
Có những điểm chung khi Phạm Thái miêu tả cảnh chùa chiền. Ông hay quan tâm đến cảnh trí xung quanh nhiều hơn là đi sâu vào bên trong của mỗi ngôi chùa. Hơn nữa, ở cảnh đẹp xung quanh ông thường chọn tả vật, tả âm thanh… Vật mà Phạm Thái chú ý quan sát là cỏ hoa, trăng, sơn thủy, chim muông, âm thanh đọng lại trong thơ là tiếng chim hót, tiếng gió thoảng, tiếng kinh kệ, chày kình… Hai bài thơ đề họa chùa Kim Sơn cũng có chung cách miêu tả này:
Thích tình từng trải thú sơn hà Phong cảnh đây ru mới gọi là Véo von khe bối khua chim pháp Réo rắt đàn thông gảy gió hòa
Dẫu chẳng tiên ru, nhưng chẳng tục, Mới hay rằng Phật cũng là ta.
(Thơ trên vách lầu chuông ở Kim Sơn)
Đã khắp sơn lâm khắp hải hà, Khen đây cảnh trí khéo thay là Gió từ hẩy hẩy đưa buồm gấm, Trăng tuệ làu làu giãi tán hoa
Tiu điểm tiếng kinh chen trống giục, Mõ giong giọng kệ lẫn chuông hòa.
Ở cả hai bài thơ, Phạm Thái đều ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa hết lời. Từ những câu đầu tiên ông đã khẳng định đây là cảnh đẹp không dễ gì có ở khắp sơn lâm, hải hà. Cảnh ở đây là sự hòa trộn giữa đạo và đời, tiên và tục. Từ gió trăng, sông nước, thuyền buồm, đàn thông… đến tiếng tiu, tiếng mõ, tiếng chuông đều nhuốm màu thiền. Về ngôn ngữ, khi miêu tả cảnh chùa chiền, Phạm Thái thường sử dụng linh hoạt hệ thống từ láy hai âm tiết. Hệ thống từ láy miêu tả cảnh vật giúp cho câu thơ trở nên mềm mại hơn, cảnh cũng hữu tình hơn. Trong hai bài đề họa chù Kim Sơn, từ láy cũng xuất hiện ở hai câu luận để vật và âm thanh trở nên lãng mạn, sống động hơn.
Căn cứ vào thơ văn Nôm của Phạm Thái, các nhà nghiên cứu đều khẳng định ông là một nhà Nho tài tử. Sự bay bổng, lãng mạn trong ông biểu hiện ở nhiều bài thơ tả cảnh đầy xúc cảm. Là một kẻ đa tình, Phạm Thái yêu cái đẹp đến tha thiết. Cái đẹp hiện diện trong cuộc sống với nhiều sắc thái khác nhau, Phạm Thái đều yêu hết thảy. Ông yêu người thục nữ đẹp, yêu những bài thơ hay, quý những nhân cách đẹp và không thể không kể đến tình yêu thiên nhiên trong thơ ông. Phạm Thái cũng mượn nước non, trăng gió làm bạn đường của mình và cũng ca ngợi những người bạn ấy hết lời.
Trăng trong thơ Phạm Thái là một người bạn tâm tình đáng quý trọng. Nỗi niềm khó tỏ cũng ai, Phạm Thái mượn nàng trăng giãi bày:
- Đèn đàn nương chiếc bóng Nguyệt tỏ rạng bên hiên Xa diễn nào ai thấu Chi ta có phúc điền
(Đối nguyệt cảm hứng)
Đối với một thi nhân, thiên nhiên luôn hiện hữu cùng những vẻ đẹp khó có thể thay thế được. Trăng có mặt trong thơ Phạm Thái như một thực thể có hành động, có tâm trạng, có vẻ đẹp riêng trong bức tranh tổng thể của cảnh
vật. Lúc tròn đầy, lúc khuyết dạng, lúc giãi bóng kiêu sa…, trăng luôn có vị trí đặc biệt đối với Phạm Thái:
- Đèn mờ khôn tỏ bóng Nguyệt khuyết mái tây hiên
Xa nghe rền điểm trống Lồng lộng chốn bình điền.
(Trời đông nghe trống đánh)
- Cửa Bắc cây chen màu “thảo dĩ” Lầu Nam nguyệt giãi vẻ trường cung Làu làu vàng đúc vành gương báu Vạnh vạnh châu trao chiếc lược hồng.
(Thơ giáng thần)
Khác với thơ ca hiện đại, trăng trong thơ Phạm Thái luôn xuất hiện với từ Hán Việt “nguyệt”. Đồng thời, trăng cũng mang vẻ kiêu sa, đài cát, quý phái như cốt cách của người quân tử. Đó là quan niệm chung của người trung đại với thiên nhiên chứ không riêng gì nàng trăng trong thơ Phạm Thái.
Bên cạnh hình ảnh nàng trăng, hình ảnh non nước cũng xuất hiện mỹ miều không kém:
- Non xanh xanh nước xanh xanh
Non nước gồm hai mới hữu tình
Non vững đường nhân lay chẳng chuyển Nước đưa màu trí, ngắm càng thanh.
(Ngôn chí 1 – Tăng xướng)
- Đã từng nước biếc, lại non xanh,
Non nước cùng ta cũng lắm tình. Non chở thảo hoa vây bạn cũ,
Nước rờn phong nguyệt góp người thanh
Non nước như chất xúc tác để tâm tình con người được gặp gỡ. Non sánh đôi cùng nước như người con trai và người con gái trong tình yêu đôi lứa. Họ đến với nhau như một sự bù đắp giữa hai tâm hồn, hai tính cách có phần đối cực nhưng lại không thể thiếu được nhau. Cả hai là sự hài hòa, đồng điệu như tâm hồn của Phạm Kim và Quỳnh Châu trong buổi đầu gặp gỡ. Sự hòa điệu đó đã dẫn đến kết cục viên mãn của sự gặp gỡ tình yêu.
Có thể nói, thiên nhiên trong thơ của Phạm Thái xuất hiện như một thực thể chứa đựng quan niệm không thể thay đổi của Nho gia. Lấy thiên nhiên làm bầu bạn nhưng cũng là chuẩn mực của cái đẹp, Phạm Thái đã khắc họa nhiều hình thái khác nhau của thiên nhiên. Từ gió, trong, non nước, chim muông, hoa cỏ… tất cả có mặt trong thơ ông với vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao. Vẻ đẹp đó hoàn toàn thoát tục như tâm hồn con người muốn thoát ra ngoài trầm luân bể khổ để trở về với bản thể của chính mình.
2.2. Con ngƣời cá nhân
2.2.1. Con người cá nhân đa tài, đa tình
Trong số những tài tử đất kinh kỳ, Phạm Thái có số phận hết sức đặc biệt. Phận đời, phận thơ của ông hết sức long đong. Đến khi quy y cửa Phật nhưng không hết lòng phụng thờ Phật. Phạm Thái khoác áo thiền sư để dễ bề hoạt động chính trị, thực hiện chí hướng của mình mà thôi. Phạm Thái thực chất vẫn là một thi sĩ lãng mạn, một khách giang hồ lãng tử, một nghĩa sĩ dưới màu áo nâu sòng. Triều đại Tây Sơn kiểm tra dân chúng bằng tín bài, duy các nhà tu hành được miễn, do lệ các triều trước để lại. Đó là lý do duy nhất của việc xuống tóc và mặc áo cà sa của Phạm Thái. Phạm Thái chưa hề là một thiền sư đích thực. Uống rượu và viết thư tình là hai thú vui của ông. Đó lại là những điều giới nghiêm của người xuất gia. Lời của một thiền sư không thể nào mùi mẫn, chứa chan tình cảm kiểu như thế này:
Hỏi thăm ả Tố chiều xuân thế nào? Cầm âm một khúc gởi trao,
Cậy lời dì gió đưa vào xuân cung.
(Sơ kính tân trang)
Những lời ong bướm mĩ miều như thế chỉ có thể từ miệng của một kẻ lãng tử, đa tình chứ không thể của một vị chân tu:
Ối nao ôi khổ tu hành,
Biết Tây phương có dáng hình nầy không? Tu cho vẹn kiếp trần hồng,
Kẽo già nữa trách nào lòng từ bi Hoa tàn nước chảy một khi
Bấy giờ chưa hẳn lại thì nầy đâu.
(Sơ kính tân trang)
Mặc dù ta vẫn thấy Phạm Thái nhập vai thiền sư hết sức thành công bởi tính thành thực, uyên bác hết mực trong các bài phả khuyến. Bởi lẽ, đã trót sắm vai thì Phạm Thái cũng cố gắng diễn cho tròn. Với sự thông tuệ của mình, ông tiếp thu vô cùng sáng tạo các nguyên lý của nhà Phật và diễn đạt nó hoàn hảo qua các bài văn phả khuyến. Vì thế các bài văn phả khuyến của ông không thua kém bất cứ một thiền sư chân chính nào. Người cùng thời đã từng ca ngợi về ông: “Ông Trọng Bạch Đường là con nhà võ, họ Phạm, sống cuối đời Lê. Tôi từ nhỏ đã nghe hào khí, rượu chuốc phóng lời, giỏi về quốc âm. Tôi thường ngâm đọc thơ ông, mà tưởng như được gặp người, hận rằng tóc đã hoa râm, về già mới được thấy sách Sơ kính tân trang, tôi cho ấy là trứ tác toàn vẹn” (Trọng Bạch Đường thư thuyết) [17;263].
“Ba năm kết phát cũng nhanh,
Cẩm đường giãi vẻ khôi tinh một người. Phong tư mới thực khác vời,
Khổ người tuấn tú, bẩm trời thanh quang. Tử vi xem mới lạ dường,
Lộc, Quyền chiếu mệnh, Khúc, Xương giáp trì”
(Sơ kính tân trang)
Phạm Thái tài tình là vậy. Đặt ở vị trí nào ông cũng hết lòng dốc sức, đem hết sở trường của mình để phụng sự cho điều mình đã chọn. Hơn nữa, ta cũng thấy ở Phạm Thái một con người lãng tử, từng trải mọi thú vui của đấng nam nhi thời xưa cầm, kỳ, thi, tửu… chẳng thua kém gì ai cả:
- Sắm sanh thơ, rượu, cờ, đàn,
Lanh trai thằng trẻ, nhẹ nhàng gánh thanh.
(Sơ kính tân trang)
Phạm Thái cũng chơi nhưng không chơi theo kiểu trác táng, bạt mạng, mát hết phẩm chất Nho gia như một số tài tử khác. Nguyễn Công Trứ cũng từng chơi hết mình, Dương Khuê cũng chơi bất chấp: “Chơi cho phờ râu, cho trắng mắt, cho long dải yếm, cho bục dây lưng”… Nhưng Phạm Thái không phải như thế. Ông vẫn giữ cốt cách của bậc tiên nhân đạo cốt:
Nước non mấy thú hữu tình,
Rủ cô Thường Hiệu, gọi anh Đông Hoàng. Nàng Thanh Nữ, ả Hồng Nương,
Dâng hoa ngũ cúng, rót thanh thiên trù.
(Sơ kính tân trang)
Phạm Thái đa tình là điều không ai phủ nhận được. Với một tâm hồn dạt dào, phong phú, ông đến với tình yêu cũng dốc cạn tấm chân tình. Mối duyên kỳ ngộ giữa tài tử giai nhân là cảm hứng cho nhiều sáng tác của Phạm Thái được thăng hoa. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào đúng lúc Phạm Thái đương lúc lỡ vận, việc lớn không thành, đồng chí tản mác mỗi người một nơi. Tình thế khó khăn cho phí nguyện phục Lê, người tài tử tìm chốn nương náu cho tâm
hồn bão táp của mình trong thế giới êm ái, dịu ngọt của tình yêu:
- Xếp nghề vũ lại để bên trường tình
- Kể từ ngày tha hương gặp gỡ,
Chữ chung tình để nợ cho nhau Ái ân mấy nỗi xưa sau
Lời vàng đá ấy dễ hầu đơn sai?
(Sơ kính tân trang)
Thế nhưng cuối cùng tình yêu cũng đi đến hồi kết. Tuyệt vọng trong tình yêu, cô đơn trong thân phận của kẻ giang hồ, lãng tử, Phạm Thái tìm trốn vào men rượu. Rượu là cứu cánh cho cuộc đời của Phạm Thái. Ông ca ngợi rượu như người bạn tâm giao mà có nó thì có tất cả lẽ sống của cuộc đời:
Có rượu có thơ xuân có mãi,
Trăm năm ba vạn sáu thiều quang.
Rượu là nguồn an ủi vô biên của một tâm hồn lạc lối như Phạm Thái. Khái Hưng trong tiểu thuyết của mình đã có lý khi kết thúc tác phẩm ông đã vẽ lên hình tượng nhân vật vừa đưa hồ rượu lên môi vừa nói với người khách lạ qua đường: “Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu; chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một đôi mắt của mỹ nhân”.
Vì đa tài đa tình nên Phạm Thái suốt đời lận đận trên đường tình,