Hệ thống ngôn ngữ gốc Hán

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 78 - 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Hệ thống ngôn ngữ gốc Hán

Quá trình tiếp thu, ảnh hưởng hệ thống ngôn ngữ Hán trong văn học Việt đã diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ từ lâu. Dấu ấn của hệ thống ngôn ngữ gốc Hán thể hiện trong văn chương Nôm thời trung đại tương đối rõ nét. Nguồn gốc của sự ảnh hưởng này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, đó chính là sự hiện diện lâu dài về mặt chính trị, văn hóa… của người Trung Hoa trên đất nước ta. Có thể thấy, hệ thống ngôn ngữ gốc Hán trong văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa, văn học bác học cổ điển Trung Hoa. Chúng tồn tại như những hệ thống tín hiệu thẩm mỹ đặc tồn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

chiếm một vị trí đáng kể. Chúng góp phần làm cho tác phẩm trở nên uyên bác, thâm sâu, thể hiện được đầy đủ đặc điểm của đề tài. Có thể thấy, hệ thống ngôn ngữ gốc Hán trong thơ văn Nôm Phạm Thái bao gồm các thành phần như: điển tích, điển cố, từ ngữ/âm tiết Hán Việt… Đó là một yêu cầu bức thiết, một sự chọn lọc rất cần thiết để tác phẩm có thể diễn đạt được hết tất cả tình ý của tác giả. Đa phần các đối tượng miêu tả trong thơ văn Nôm của Phạm Thái đều là những người thuộc tầng lớp trên của xã hội như: Trương Đăng Quỹ, Trương Quỳnh Như, nàng Long Cơ, thiếu nữ muộn màng chuyện chồng con, hơn hết, thơ văn của Phạm Thái là nỗi lòng trăn trở của một con người tài năng vượt bậc, đầy ý chí, khát vọng như Phạm Thái.

Miêu tả con người tài giỏi văn chương, đường cử nghiệp sáng lạn như Trương Đăng Quỹ, Phạm Thái sử dụng ngôn ngữ bác học, nhiều điển tích, điển cố mang tính hàn lâm như:

Trời đông nảy lệnh Huyền Minh, Tro bay hà luật, lò hây hương trầm, Cửa Trình tấc tuyết phân âm

Liếc gương bóng đẩu, reo cầm sóng thông.

(Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu)

Cả bài có rất nhiều điển tích, điển cố, từ ngữ chỉ chốn quan trường, Nho giáo: Huyền Minh, hà luật, Cửa Trình, tấc tuyết, phân âm, Bể Lân, cao

tỳ, níp, Nguyên Bạch, Chung Vương, danh biêu kinh quốc, Lộc minh, …

Ngôn từ trong bài văn này đều rất khoa trương, ngợi ca hết lời công đức, thành tựu của người đã khuất là Thanh Xuyên hầu: “Nặng tìm một gánh giang san, Nghiến răng chí sĩ, căm gan anh hùng”, “Vườn xuân treo bảng anh hiền, Sóng xô Thành hải, sấm rền Đế kinh”. Hoặc để mừng công đức nhân vật tài năng này, Phạm Thái cũng sử dụng dày đặc từ ngữ, điển tích, điển cố gốc Hán để diễn tả sự ngợi ca, ngưỡng phục của mình:

Bẩm tính thông minh sẵn tính trời Bể lân cấu khí ấy là hai

Hiếu trung một tiết đều ra sức Triều quận đôi phen đã thấy tài Thái Ất vầng hồng thêm rạng bóng Trường Canh vẻ thắm lại cao vời

(Họa thơ mừng tiệc sinh nhật của quan Thanh Xuyên hầu)

Bài thơ chứa đựng ý nghĩa hàm ơn, ngợi ca mang tính thù tạc rất rõ. Đặc điểm của hình thức xướng họa trong văn chương cổ đó là khuôn mẫu, khoa trương, trang nhã, bác học. Vì vậy, ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm phải đáp ứng được những đặc điểm ấy. Phạm Thái đã sử dụng những từ ngữ Hán Việt tương đối nhiều trong tác phẩm như: bẩm tính, thông minh, bể lân, cấu khí, hiếu trung, tiết, triều quận, tài, vầng hồng, rạng bóng, thọ, phận… Trong đó có những từ thể hiện sự ngợi ca mang tính khuôn mẫu như: bể lân,

cấu khí, triều quận, thái ất, Trường Canh, Nam đài… Những từ ngữ này chỉ

cho đạo đức của con người hành đạo sáng ngời, cao cả. Qua việc ca ngợi tác giả thể hiện quan điểm đạo đức, chí hướng chính trị của bản thân.

Viết thay cho nàng Long Cơ nỗi lòng người cô phụ, Phạm Thái cũng kín đáo gửi gắm tâm tình qua những câu chữ hết sức trang trọng, thâm thúy. Tác giả sử dụng những từ ngữ biểu đạt cho đạo đức phong kiến, đề cao chữ tiết của người phụ nữ:

Cuồn cuộn xe mây kíp ruổi rong Dễ mà theo hỏi chốn hành tông Khêu sầu chín khúc chùng dây sắt Diễn thảm năm canh quạnh giọt đồng Niêm đảo mơ màng hồi thú cổ

Sinh tiêu nghe lắng tiếng thiền chung

Nàng Long Cơ vì tình nghĩa thâm sâu với chồng là Trương Đăng Quỹ đã một mực đòi chết cho tròn nghĩa phu thê. Nàng được xem như một trang liệt nữ, khí tiết cao ngời, khó bậc nữ lưu nào đương thời sánh kịp. Vì thế, Phạm Thái đã chọn lọc những hình ảnh, từ ngữ cao quý, trang trọng nhất để thể hiện cho tiết nghĩa của nàng: xe mây, hành tông, chín khúc, dây sắt, diễn thảm, năm canh, giọt đồng, niêm đảo, thú cổ, sinh tiêu, thiền chung, huyền thương, hồng phấn,

trần hoàn… Diễn tả nỗi đau mất chồng của người cô phụ, Phạm Thái như thấu

đến tâm can. Chồng đã mất nhưng nàng vẫn mơ màng trong giấc mộng, nàng vẫn mơ về tiếng trống canh, tiếng tiêu đẩu như khi chồng vẫn còn nơi biên ải. Những từ ngữ gốc Hán góp phần làm cho bài thơ thể hiện đầy đủ nhất quan niệm đạo đức chính thống của Phạm Thái về nghĩa vụ, hành vi của người phụ nữ đối với chồng của mình trong xã hội phong kiến.

Phần lớn thơ văn Nôm của Phạm Thái viết về người con gái ông yêu là Trương Quỳnh Như. Cảm hứng ngợi ca chiếm phần quan trọng trong những bài thơ, bài văn ông dành riêng tặng nàng. Đối với Phạm Thái, Quỳnh Như và cuộc đời của nàng sống trọn vẹn trong tâm tưởng của ông. Vì vậy, những gì đẹp nhất, sang trọng nhất ông dành để ngợi ca nàng, những gì đau thương, u uẩn nhất ông dành để khóc cho nàng. Cái đẹp đến từ tình cảm tự nhiên bao giờ cũng chân thành và lay động sâu xa tâm hồn con người. Ngôn từ cũng vậy, dù sử dụng nhiều từ ngữ gốc Hán nhưng Phạm Thái đã khiến cho những bài thơ, văn tế của ông gây xúc động lòng người một cách sâu xa. Trong bài Thơ khóc cô Trương Quỳnh Như, tác giả dùng nhiều từ Hán Việt như nhân

duyên, thẳm, châm, vàng, hương, gương, bóng, chung tình… Những từ gốc

Hán cùng với các điển tích như lầu Tây, ải Bắc… đều chỉ cho người con gái đẹp nhưng duyên phận dở dang. Hai tích này gợi nhắc đến Thôi Oanh Oanh và Chiêu Quân, đều là những bậc kỳ nữ trong sử sách Trung Hoa, cả hai đều long đong phận nữ. Phạm Thái thương cho Quỳnh Như cũng số kiếp hoa trôi

bèo dạt nên chàng than khóc cho nàng bằng tấm chung tình:

Than rằng cao thẳm mấy lần khơi, Nỡ để nhân duyên luống thiệt thòi

Mấy nỗi chung tình than một khúc Cậy lòng dì gió, gửi đưa lời.

(Thơ khóc cô Trương Quỳnh Như)

Hầu hết từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong thơ văn viết về Trương Quỳnh Như đều tập trung miêu tả vẻ đẹp của nàng như dung mạo, tài năng, phẩm chất, tấm chung tình. Phạm Thái huy động đa dạng những hình ảnh tả vẻ đẹp của người con gái như hoa, nguyệt, xuân, tuyết, mây (Văn tế Trương

Quỳnh Như), bức thưởng tâm, gái thuyền quyên, hồng nhan, phòng lan, hoa

dệt văn tinh (Bài triệu linh cô Trương Quỳnh Như)… Cùng với đó là hệ thống

từ ngữ miêu tả nỗi lòng thương tiếc sâu xa của Phạm Thái: chung tình, ái ân,

vàng đá, tơ hồng, hận, trắc trở, cung đàn gảy thương, vận đa gian, phân kỳ

Khi đặt vào văn cảnh, cấu tứ của bài thơ, đa số những từ ngữ này đều không quá khó hiểu đối với người đọc lại đáp ứng được yêu cầu thể hiện tính trang trọng, tình cảm yêu mến, ngưỡng vọng mà tác giả hướng đến.

Như vậy, hệ thống ngôn ngữ gốc Hán trong thơ văn Nôm Phạm Thái hiện diện như một yếu tố cần thiết để tác giả bộc lộ chủ đề tác phẩm, miêu tả đầy đủ phẩm chất của đối tượng được miêu tả. Đồng thời, chúng thể hiện sự tiếp biến văn hóa trong ngôn ngữ Việt – Hán trãi qua hàng nghìn năm giao lưu văn hóa cả cưỡng bức lẫn tự nguyện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)