Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi tập trung vào phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Thông qua việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển ngôn ngữ trong chƣơng trình giáo dục mầm non.

Sau khi đã xác định mục tiêu thì việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch. Việc lập kế hoạch nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ. Từ đó, lựa chọn các phƣơng án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động đạt kết quả tốt. Bản kế hoạch là nội dung cơ bản của quá trình quản lý, vì thế giai đoạn này có vai trò rất to lớn. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt đƣợc.

- Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của huyện, của địa phƣơng và của trẻ.

- Xây dựng kế hoạch trong suốt năm học, kế hoạch năm học phải đƣợc cụ thể hóa thành từng học kỳ, từng chủ đề và từng tuần, từng ngày.

- Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ đƣợc cụ thể hóa trong các hoạt động chuyên môn.

- Hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra để có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng loại họat động nhƣ: Hoạt động phát triển khả năng nghe và nói; Hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trò chơi đóng kịch; Kể chuyện sáng tạo; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Các nội dung phát triển ngôn ngữ đƣợc xây dựng dựa trên đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, theo chƣơng trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, theo đặc điểm tình hình địa phƣơng.

Từ việc nhà quản lý nắm đƣợc mục tiêu giáo dục phát triển triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 6 tuổi, nhà quản lý sẽ hƣớng dẫn GV cách xác định mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, yêu cầu GV xây dựng kế hoạch hoạt động ngôn ngữ theo phân phối chƣơng trình, xây dựng kế hoạch chi tiết đến tuần, tháng, năm của mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cụ thể hóa mục tiêu phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động chuyên môn.

Mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu lời nói, biểu đạt và diễn đạt bằng lời nói một cách rõ ràng, mạch lạc và có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết chuẩn bị hành trang cho trẻ bƣớc vào lớp 1. Do vậy, quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là quá trình hiệu trƣởng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; Quản lý quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu; Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ nhằm đạt đƣợc kết quả cao.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)