Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (cù lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông.

Là 1 trong 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình Định nằm ở trung tâm của các tuyến giao lƣu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung, gần đƣờng hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hƣớng biển của các nƣớc trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), bao gồm: Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Bình Định có vị trí địa chính trị và kinh tế rất quan trọng trong phát triển kinh tế và giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không và đƣờng biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, ngoài ra còn có Quốc lộ 19B, Quốc lộ 19C, hệ thống đƣờng tỉnh (tổng chiều dài 506 km), đƣờng huyện và đƣờng nông thôn. Quốc lộ 19 nối liền cảng biển quốc tế Quy Nhơn với các tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây

Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, là một trong những con đƣờng trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lƣu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài.

Các tuyến đƣờng Sân bay Phù Cát - Khu Kinh tế Nhơn Hội, Canh Vinh (Vân Canh) - Quy Nhơn, tuyến đƣờng Quốc lộ 19 mới, tuyến đƣờng ven biển tạo điều kiện kết nối các vùng, khu kinh tế. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, có đƣờng băng rộng 45 mét dài 3.050 mét. Tuyến Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn - Hà Nội và ngƣợc lại có các chuyến bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways. Nhà ga hàng không Phù Cát đã đƣợc nâng cấp với công suất trên 1,5 triệu hành khách/giờ. Đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đƣờng sắt.

Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn, cảng Thị Nại và Tân cảng Miền Trung, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 5 vạn tấn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)