7. Kết cấu luận văn
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
1.2.5.1. Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động
Trên cơ sở quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chiến lược XKLĐ, Nhà nước xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật cũng như các chính sách liên quan đến XKLĐ như: Luật lao động, luật di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc, luật Xuất nhập cảnh, luật Giáo dục… để tạo hành lang, môi trường pháp lý cho hoạt động XKLĐ. Hệ thống pháp luật phải tạo thành hệ thống nhất điều chỉnh các quan hệ và hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động XKLĐ trong nền kinh thị trường. Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH dự thảo luật về XKLĐ trình Quốc hội. Căn cứ hệ thống luật liên quan đến XKLĐ, Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp ban hành các Thông tư, quyết định hướng dẫn thực hiện. Cụ thể:
Bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2019 quy định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tạo việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Luật 69/2020/QH14 về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ Luật lao động về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Nghị định 38/2020/NĐ-CP về thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Trên cơ sở hệ thống pháp luật về XKLĐ, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ và NLĐ. Trong Bộ luật về XKLĐ, quy định những hành vi được coi là đúng luật, những hành vi bị cấm và các hình phạt trong các quan hệ và hoạt động XKLĐ. Do việc quản lý XKLĐ bằng pháp luật, để nâng cao hiệu lực và hiêu quả QLNN, hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo tính khách quan, tính cưỡng chế, đồng bộ, nhất quán, thông suốt và không loại trừ lẫn nhau.
Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ đối với XKLĐ của từng thời kỳ mà Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách liên quan đến XKLĐ như các chính sách về thị trường (cả đầu ra và đầu vào của XKLĐ), các chính sách phát triển, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ cũng như NLĐ tham gia vào hoạt động XKLĐ…
Trong quá trình thực hiện, sẽ có những phát sinh bất cập về hệ thống luật pháp, chính sách với thực tiễn cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác QLNN về XKLĐ nói riêng và hoạt động XKLĐ nói chung. Do vậy, sau mỗi giai đoạn cần phải đánh giá và điều chỉnh và bổ sung hệ thống văn bàn pháp luật và chính sách đối với hoạt động XKLĐ. Từ thực tế hoạt động XKLĐ và căn cứ vào kết quả của việc thanh tra, kiểm tra, các cơ quan QLNN về XKLĐ cần đánh giá xem những tồn tại và nguyên nhân của nó để từ đó điều chỉnh, sửa đổi hoặc đề ra những chính sách và giải pháp để hạn chế và khắc phục. Hiệu quả và chất lượng của quá trình đánh giá, điều chỉnh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng hay tác động tới kết quả của quá trình quản lý tiếp theo. Để chỉ đạo kịp thời cho những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn thì đầu tiên cần phải thực hiện là thể hiện qua các văn bản pháp luật. Trong trường hợp làm không tốt khâu này, nếu đánh giá sai sẽ dẫn tới việc điều chỉnh tương ứng sai và hệ thống sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong công tác QLNN.
1.2.5.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về xuất khẩu lao động
Căn cứ vào việc phân tích tình hình kinh tế - xã hội cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế, kết hợp với các phân tích và dự báo có căn cứ và khoa học để đưa ra các định hướng về XKLĐ đúng đắn và phù hợp. Trên cơ sở định hướng về XKLĐ, Bộ LĐ-TB&XH xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch cũng như chính sách về XKLĐ cho từng thời kỳ.
Chiến lược về XKLĐ là hệ thống các quan điểm, định hướng phát triển, mục tiêu tổng quát và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra cho hoạt động XKLĐ trong một khoảng thời gian dài.
Như vậy, chiến lược về XKLĐ là việc xác định phương hướng cơ bản và mục tiêu chủ yếu cho hoạt động XKLĐ cho một thời kỳ dài (thông thường là từ 10 năm) và được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nó là căn cứ để hoạch định các chính sách XKLĐ, kế hoạch, chương trình hay dự án trong từng giai đoạn 5 năm hoặc hàng năm.
Kế hoạch 5 năm là việc xác định hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của hoạt động XKLĐ, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình, dự án về XKLĐ. Nội dung cơ bản bao gồm:
+ Xác định nhiệm vụ tổng quát, các mục tiêu và chỉ tiêu XKLĐ như chỉ tiêu về lao động và việc làm (quy mô và cơ cấu lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức, ngành nghề, trình độ, kỹ năng, thị trường,…), chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài, tiền gửi về nước, giá trị dịch vụ xuất khẩu,…).
+ Xác định các chương trình cho XKLĐ như đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, xúc tiến thương mại dịch vụ và XKLĐ, hỗ trợ các đối tượng chính sách đi XKLĐ, bảo vệ NLĐ làm việc ở nước ngoài,…
nhằm thực hiện kế hoạch trung hạn, là cơ sở để chỉ đạo và điều hành các hoạt động XKLĐ trong năm. Nội dung của kế hoạch hàng năm bao gồm xác định các chỉ tiêu định lượng như số lượng, cơ cấu LĐXK các từng thị trường, ngành nghề, dự toán phân bổ kinh phí, phân công và phân cấp thực hiện,…
Chính sách về XKLĐ là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động XKLĐ của quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính sách XKLĐ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
+ Chính sách về thị trường cả đầu vào và đâu ra của hoạt động XKLĐ, bao gồm việc định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường XKLĐ.
+ Chính sách về phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ.
+ Chính sách hỗ trợ và các chính sách khác liên quan đến hoạt động XKLĐ.
1.2.5.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động
Tổ chức thực hiện là tập hợp những công việc cụ thể mà Nhà nước phải làm để thiết lập hệ thống quản lý, hệ thống hoạt động XKLĐ và vận hành hệ thống đó theo định hướng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bao gồm như: Tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ, cấp phép và các thủ tục hành chính về XKLĐ, tổ chức hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và hoạt động của nó, tổ chức định hướng và phát triền nguồn LĐXK, vận hành hiệu quả bộ máy quản lý XKLĐ, định hướng và hỗ trợ công tác quản lý lao động ở nước ngoài và chương trình hậu XKLĐ.
Về tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ: Theo nghĩa rộng, bộ máy QLNN về XKLĐ là hệ thống tổ chức gồm các cơ quan, các bộ phận hợp thành nhằm thực hiện chức năng QLNN về XKLĐ như: Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hiểu theo nghĩa hẹp, bộ máy QLNN về XKLĐ là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước quản lý hoạt động XKLĐ.
Nhà nước thành lập cơ quan QLNN về XKLĐ, quy định tên gọi, vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động. Tùy theo mục tiêu QLNN, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ ở mỗi nước là khác nhau, ở mỗi thời kỳ cũng có thể khác nhau. Bộ máy QLNN về XKLĐ được tổ chức từ trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý lao động ở nước ngoài. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, tùy vào mục tiêu hoạt động XKLĐ mà vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ cũng khác nhau, hay ở mỗi quốc gia cũng khác nhau.
Nhà nước tuyển chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về XKLĐ làm việc chuyên nghiệp, gồm cả cán bộ công chức nghiên cứu, hoạch định chính sách và công chức thực thi công vụ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình trong bộ máy QLNN về XKLĐ và hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ, các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức và thực hiện các hoạt động về XKLĐ như cấp phép và các thủ tục hành chính về XKLĐ, tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và định hướng, hỗ trợ quản lý lao động ở nước ngoài cũng như thực hiện chương trình hậu XKLĐ.
1.2.5.4. Hợp tác quốc tế và phát triền thị trường xuất khẩu lao động
Để có thể phát triển TTLĐ ngoài nước cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ mở rộng thị trường XKLĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của đất nước và NLĐ thì một trong những nội dung quan trọng trong công tác QLNN về XKLĐ là phải tăng cường và thực hiện tốt nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (hợp tác quốc tế về XKLĐ).
Hợp tác quốc tế về XKLĐ chính là việc tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (song và đa phương) về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Hiệp định, thỏa thuận lao động với các nước còn là hành lang pháp lý quan trọng, cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ ở
nước ngoài. Chủ thể tham gia và thực hiện các đàm phán, ký kết các Hiệp định, thỏa thuận phải là các chủ thể cấp chính phủ hay nhà nước hoặc các Bộ, Ngành liên quan.
Việc đàm phán ký kết các hiệp ước, các thỏa thuận quốc tế bảo đảm có lợi và đúng luật. Ở giai đoạn hợp tác quốc tế về lao động thường có ba loại văn bản mà cơ quan QLNN được sự ủy quyền của Chính phủ phải đàm phán ký kết, đó là: các Hiệp định về hợp tác lao động (có giá trị pháp lý từ 5 đến 10 năm); các Nghị định thư được đàm phán ký kết hàng năm nhằm cụ thể hóa năm tới sẽ đưa và tiếp nhận bao nhiêu lao động, cơ cấu lao động đưa đi cùng các điều kiện cụ thể để đưa và tiếp nhận; các Bản ghi nhớ trong các cuộc làm việc song phương.
Trong giai đoạn XKLĐ hiện nay, nhìn chung, ít có các Hiệp định lâu dài 5, 10 năm mà chủ yếu là các hợp đồng lao động cụ thể của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam ký với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài trong thời hạn một vài năm. Cơ quan QLNN chủ yếu chỉ đàm phán, ký kết một số điều ước, thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên đây là những văn bản pháp lý rất quan trọng của thời kỳ "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy khi đàm phán, ký kết các văn bản này cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:
Một là, bảo đảm không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi (phải hết sức tỉnh táo, không để phía đối tác "cài cắm" những điều, khoản bất lợi cho quốc gia).
Hai là, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải phù hợp với lợi ích quốc gia, phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước ta.
Ba là, điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ phải phù hợp với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước (nếu có).
Để bảo đảm các nguyên tắc đó, bộ phận tham mưu cần nghiên cứu rất kỹ các điều, khoản của dự thảo điều ước, dự thảo thỏa thuận xem có bảo đảm
tính hợp hiến không, mức độ tương thích với các quy định của pháp luật Việt Nam, khả năng áp dụng các điều ước, thỏa thuận trong thực tế (có vướng mắc gì không) và có bảo đảm được quyền lợi tốt nhất cho người lao động trong điều kiện có thể hay không.
Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, XKLĐ đã trở thành một lĩnh vực trong kinh tế đối ngoại. Chúng ta đã có luật pháp, có chính sách và cơ chế điều hành, quản lý tương đối đồng bộ, tạo thuận lợi lớn cho công việc. Tuy nhiên càng phát triển thị trường, càng mở rộng quy mô XKLĐ, càng xuất hiện nhiều vấn đề mới phức tạp thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện luật pháp, chính sách và cơ chế.
1.2.5.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động
Một trong những vai trò quan trọng của QLNN về XKLĐ là thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đối với hoạt động XKLĐ để đảm bảo các thành viên trong hệ thống hoạt động theo đúng pháp luật, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tiêu cực trong hoạt động XKLĐ. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát hoạt động để có những điều chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo thực hiện tốt và hiệu quả mục tiêu của XKLĐ đã đề ra. Công tác kiểm tra giám sát cần được thực hiện thường xuyên. Nội dung công tác này bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh về XKLĐ cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó;
- Kiểm tra, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động XKLĐ;
- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và những quy định khác của nhà nước liên quan đến hoạt động XKLĐ;
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hay sức mạnh của hệ thống tổ chức QLNN về XKLĐ cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về
XKLĐ. Cụ thể kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động XKLĐ, việc tuân thủ pháp luật về XKLĐ, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về phân phối lợi ích, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về tài chính trong XKLĐ,...Bên cạnh đó, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động sang nước ngoài làm việc.
Công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động XKLĐ được thực hiện nhằm vào các mục đích sau:
Một là, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các quy định của Nhà nước về XKLĐ, kinh nghiệm và mô hình tốt trong hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan.
Hai là, hướng dẫn, hỗ trợ nhằm phát huy nhân tố tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động XKLĐ.
Ba là, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vi phạm trong hoạt động XKLĐ.
Bốn là, giúp cơ quan QLNN xem xét, xử lý, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo phát sinh từ hoạt động XKLĐ theo đúng pháp luật.
Năm là, đề xuất kiến nghị để góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ chính sách liên quan đến hoạt động XKLĐ.
Sáu là, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
Bảy là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực XKLĐ. Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động XKLĐ, các đơn vị, tổ chức cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan theo hình thức định kỳ, theo chuyên đề, theo vụ việc hoặc thanh tra trọng điểm.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định