Bài học rút ra cho thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học rút ra cho thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về XKLĐ ở một số địa phương tại tỉnh Bình Định, có thể rút ra một số bài học để thị xã Hoài Nhơn có thể tham khảo và vận dụng trong QLNN về XKLĐ:

Thứ nhất, Phòng LĐ-TB&XH Hoài Nhơn cần phối hợp với các trung tâm, doanh nghiệp có chức năng XKLĐ trong và ngoài tỉnh Bình Định để giảm bớt chi phí cho người dân và tránh trường hợp mượn danh pháp nhân hoặc giải mạo các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ với mục đích lừa đảo NLĐ.

Thứ hai, đổi mới hình thức tuyên truyền, tuyên truyền trực tiếp cho nhóm đối tượng có nhu cầu, điều kiện tham gia XKLĐ, vận động những người đã từng tham gia XKLĐ có hiệu quả tham gia tư vấn, tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh về công tác XKLĐ, thường xuyên thông tin cụ thể chi tiết về thị trường lao động để các ngành, các địa phương, gia đình và bản thân người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân và được phép tuyển dụng

lao động XKLĐ nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ và phòng tránh thiệt hại cho NLĐ.

Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia XKLĐ để cung cấp cho các trung tâm, doanh nghiệp có chức năng XKLĐ chủ động liên hệ tư vấn, vận động người lao động tham gia XKLĐ.

Thứ tư, phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên phụ trách, hỗ trợ từng địa bàn để tuyên truyền, nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất phương án giải quyết với cấp có thẩm quyền. Thông tin đầy đủ về chính sách, chế độ, điều kiện tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt và thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn với tiêu đề: “Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động” đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò, lợi ích của XKLĐ. Khái niệm QLNN về XKLĐ, sự cần thiết phải QLNN đối với XKLĐ, chủ trương và chính sách của QLNN về XKLĐ, nội dung QLNN về XKLĐ.

Dựa vào những kinh nghiệm QLNN về XKLĐ ở huyện Hoài Ân và huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả cao ở thị xã Hoài Nhơn, tình Bình Định trong thời gian tới.

Các nội dung của chương 1 là cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở THỊ XÃ HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, có diện tích 412,95 km2, dân số 342,900 người/ km2, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 87km về phía Bắc. Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua, là cưa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía Bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiêu tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề. Toạ độ địa lý từ 1080 56' đến 1090 06'50" kinh độ Đông và 140 21' 20" đến 140 31'30" vĩ độ Bắc [31].

Thị xã Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường và 6 xã. Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía tây giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển đông.

Địa hình ở đây có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:

- Dạng đia hình đồng bằng được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất giáp biển là 1m.

- Dạng địa hình đồi núi thấp núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400m, thấp nhất là 100m, cao nhất là 725m.

Có tổng diện tích đất là đai tự nhiên 41,295 ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Gnanit, Gơnai và đá BanZan được phong toả thành 9 nhóm đất chính và chia

làm 5 loại đất.

Tài nguyên thuỷ sản: có bờ biển dài 24km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao [31].

Tài nguyên rừng của thị xã Hoài Nhơn có trên 20,086,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 5,433,8 ha rừng tự nhiên. Khoáng sản tương đối đa dạng, có cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá granit (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân), ti tan ở các xã ven biển,…[31].

Có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa rất được du khách yêu thích. Bên cạnh đó chủ trương mở rộng cản cá Tam Quan đã đem lại nguồn lợi đáng kể về thuỷ sản cho huyện, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ của thị xã Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, nền kinh tế của thị xã Hoài Nhơn không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, người dân nơi đây đã khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của vùng. Cụ thể, theo niên giám thống kê 2019, thị xã Hoài Nhơn có trên 211.340 người, mật độ dân số 502 người/ km². Cơ cấu dân số: nam chiếm tỷ lệ 51,4%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 141,644 người, số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên 141,116 người, số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động 117,240 người, trong đó nông lâm và thuỷ hải sản chiếm 52,24% (61,244 người), công nghiệp và xây dựng chiếm 21,10% (24,736 người), thương mại và dịch vụ chiếm 21,66% (31,260 người) [31]. Thị xã Hoài Nhơn có nhiều bước tiến trong công tác xây dựng phát triển nông thôn mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp và nông thôn tiếp

tục được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Điều đó góp phần không nhỏ cho việc đổi mới và phát triển bộ mặt nông thôn. Năm 2018 thị xã Hoài Nhơn đã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.

Hệ thống giáo dục và y tế có nhiều thay đổi. Mạng lưới giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; chất lượng giáo dục các cấp bậc không ngừng được nâng lên; trường học và các cơ sở vật chất ngày càng khang trang. Công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người dân ngày càng được cải thiện. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng được quan tâm và tạo điều kiện thực hiện.

Tình hình trật tự an ninh xã hội trên địa bàn thị xã trong thời gian qua cơ bản được giữ vững. Công tác thanh tra, phòng chống tham những được tăng cường, góp phần chấn chỉnh sai phạm trên lĩnh vực quản lý kinh tế,… Tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh, nền kinh tế ở thị xã Hoài Nhơn vẫn còn phát triển ở mức độ chậm. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về an ninh lương thực. Về công nghiệp phát triển tương đối chậm, một phần do không cuốn hút được đầu tư vì chưa có các chính sách thu hút đầu tư thật sự hợp lý, mặt khác thị xã vẫn chưa có các biện pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của mình nhằm tạo bước đà thúc đẩy nền công nghiệp phát triển. Việc bồi thường và giải phòng mặt bằng ở một số dự án còn nhiều vướng mắc,… Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề và có việc làm chưa cao. Việc chọn nghề cho lao động nông thôn để đưa vào đào tạo chưa thật sự phù hợp, chưa gắn liền với tình hình thực tế của địa phương.

Nhìn chung, Đảng bộ và nhân dân thị xã Hoài Nhơn cần phải đoàn kết và nỗ lực hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, thử thách trong thời gian tới. Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm xây dựng địa phương trở thành thị xã tiêu biểu của tỉnh đáp ứng cả hai yếu tố phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Nghị quyết

của Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần cùng với cả tỉnh, cả nước thực hiện thắng lợi với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành nghề

Giai đoạn từ năm 2016 – 2020 thị xã Hoài Nhơn có tổng cộng 278 lao động tham gia đi XKLĐ, trong đó có lao động đi làm việc tại Nhật Bản 168 người, Hàn Quốc 68 người, nước khác 42 người, số lượng XKLĐ ở thị xã luôn cao hơn những năm trước, đặc biệt là năm 2018, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, dẫn đầu tỉnh về số lượng XKLĐ.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả về số lượng LĐXK thị xã Hoài Nhơn giai đoạn 2016-2020

TT Phường, xã 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 1 Hoài Hảo 0 0 1 1 1 3 2 Tam Quan 5 7 8 2 3 25 3 Hoài Thanh 7 9 10 6 5 37 4 Hoài Hương 12 13 16 9 4 54 5 Hoài Hải 7 6 10 6 3 32 6 Hoài Mỹ 3 4 5 2 3 17 7 Hoài Đức 3 5 8 4 4 24 8 Hoài Tân 2 4 5 3 1 15 9 Hoài Xuân 2 3 4 1 3 13 10 Bồng Sơn 3 4 5 1 2 15 11 Hoài Sơn 4 3 5 2 2 16 12 Hoài Châu 1 4 6 2 1 14 13 Hoài Phú 2 3 5 1 2 13 TOÀN HUYỆN 51 65 88 40 34 278

Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH thị xã Hoài Nhơn Dựa vào kết quả của bảng 2.1 ta có thể nhận xét về số lượng lao động của thị xã Hoài Nhơn như sau: Số lượng lao động tăng dần qua từng năm từ 2016 số lượng xuất khẩu là 51 lao động, 2017 tăng lên 65 lao động, đến năm 2018 là

đỉnh cao nhất với 88 lao động. Năm 2019 và 2020 số lượng người tham gia XKLĐ giảm xuống đáng kể do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19. Mặc dù nhu cầu tuyển dụng cao, phong phú ngành nghề như các năm trước, song lượng lao động đến đăng ký sụt giảm 2/3 nguyên nhân chủ yếu là bởi tâm lý lo ngại của người lao động và gia đình về tình hình diễn biến dịch bệnh căng thẳng và phức tạp nên đã ảnh hưởng đáng kể đến số lượng lao động xuất khẩu.

Hầu hết các địa phương đều có người tham gia XKLĐ, thấp nhất là không có lao động nào, tình hình được cải thiện qua từng năm như ở phường Hoài Hảo, phường Hoài Xuân, Hoài Tân và xã Hoài Châu. Điều đó đã khẳng định số lao động ở thị xã dần nắm bắt được thông tin và quan tâm đến XKLĐ nên công tác XKLĐ trên địa bàn thị xã đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho địa phương.

Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về số lượng lao động xuất khẩu của thị xã Hoài Nhơn trong thời gian qua, có thể so sánh các chỉ tiêu này trên góc độ so sánh với tỉnh Bình Định.

Bảng 2.2. Số lượng LĐXK của thị xã Hoài Nhơn so với tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Năm Tỉnh Bình Định Thị xã Hoài Nhơn Tỷ lệ so sánh với Tỉnh

2016 212 51 24% 2017 250 65 26% 2018 315 88 27,9% 2019 165 40 24,2% 2020 143 34 23.4% Tổng 1085 278 25,6% Nguồn: Sở LĐ – TB&XH tỉnh Bình Định Căn cứ vào số liệu bảng 2.2 ta có thể thấy rằng so với tỉnh Bình Định thì số lao động XKLĐ của thị xã chiếm tỷ lệ khá lớn, tính trung bình số lao động xuất khẩu của thị xã Hoài Nhơn chiếm 25,6% so với tỉnh, riêng năm 2018 thị xã

Hoài Nhơn có số lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh. Dù số lượng lao động tham gia XKLĐ của thị xã luôn tăng trong những năm gần đây và dẫn đầu tỉnh trong năm 2018, tuy nhiên để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được tốt hơn trong những năm tới, chúng ta cần nổ lực hơn nữa và phải có kế hoạch hợp lý khi tình hình dịch bệnh Covid 19 đang bùng nổ trên khắp cả nước trong đó có tỉnh Bình Định và thị xã Hoài Nhơn, cần sự quyết tâm cao của lãnh đạo thị xã, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp trong công tác XKLĐ như thế mới có được kết quả ngày càng khởi sắc hơn.

Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỷ qua cơ cấu ngành nghề cũng đã có sự chuyển đổi phù hợp. Do yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đưa đi xuất khẩu, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của NLĐ đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề được đào tạo cũng đa dạng hơn rất nhiều.

Thị xã Hoài Nhơn chú trọng tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: nông nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp và các ngành nghề khác như (lắp rắp điện tử, chế biến thực phẩm,…). Theo đó, số liệu cụ thể theo từng nhóm ngành nghề của thị xã Hoài Nhơn như sau:

Bảng 2.3. Số lượng lao động xuất khẩu theo ngành nghề của thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 Năm Ngành nghề Tổng cộng Nông nghiệp Xây dựng Ngư nghiệp Ngành nghề khác 2016 17 9 19 6 51 2017 25 5 29 6 65 2018 27 15 34 12 88 2019 11 16 11 2 40 2020 7 10 9 8 34 Tổng 87 55 102 34 278

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thị xã Hoài Nhơn

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu LĐXK theo ngành nghề ở thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên và môi trường sinh sống, LĐXK ở thị xã Hoài Nhơn chiếm 72% là nữ, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi nên thấy rõ lao động xuất khẩu tập trung vào nhóm ngành ngư nghiệp và nông nghiệp là phần lớn. Lĩnh vực ngư nghiệp chiếm 37%, nông nghiệp chiếm 31%, còn lại 12% thuộc ngành nghề khác và 20% thuộc nhóm ngành xây dựng. Nhu cầu LĐXK về các ngành nghề khác còn rất cao, do đó thời gian tới chúng ta cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm việc trong các ngành xây dựng, cơ khí,…Để có đủ điều kiện chúng ta cần đào tạo lao động có ngành nghề cao hơn và chú trọng vào chất lượng lao động.

31% 20% 37% 12% Nông nghiệp Xây dựng Ngư nghiệp Ngành nghề khác

2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường lao động

Bảng 2.4. Số lượng LĐXK theo thị trường ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020 Năm Thị trường Tổng Nhật Bản Hàn Quốc Các nước khác 2016 30 15 6 51 2017 40 16 9 65 2018 55 18 15 88 2019 18 15 7 40 2020 25 4 5 34 Tổng 168 68 42 278

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thị xã Hoài Nhơn Số lượng LĐXK theo thị trường ở thị xã Hoài Nhơn cũng giống với tình hình chung của tỉnh, các thị trường lao động chủ yếu là: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác như Đài Loan, Maylaisia và các nước Trung Đông. Trong

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)