9. Cấu trúc luận văn
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc,nuôi dƣỡngtrẻ ở các trƣờng
mầm non
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Mục tiêu quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non giúp cho nhà trƣờng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện đƣợc sứ mạng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nƣớc và xã hội giao cho.
Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non bao gồm các nội dung: lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, chỉ đạo thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Kế hoạch là một trong bốn chức năng của quản lý giáo dục, nó là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý, nó có vai trò khởi đầu, định hƣớng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý.
Mục tiêu của việc lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non nhằm giúp cho nhà quản lý hoạch định toàn bộ các nhiệm vụ chăm sóc,
nuôi dƣỡng trẻ, có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình tiến hành các nhiệm vụ đó, ứng phó với những bất định và thay đổi trong nội dung, tập trung sự chú ý vào mục tiêu chăm sóc, nuôi dƣỡng đã đề ra và tạo khả năng đạt các mục tiêu đó một cách hiệu quả.
Mục tiêu của việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng nhằm giúp cho các nhà quản lý phân công, phân nhiệm các tổ chức, cá nhân trong nhà trƣờng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mỗi cá nhân (giáo viên đứng lớp, nhân viên nuôi dƣỡng, nhân viên vệ sinh...); phát huy điểm mạnh, sở trƣờng của tổ chức, cá nhân để giúp nhà quản lý đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch đã đề ra. Việc tổ chức, thực hiện các nhiệm vu chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cần gắn liền với việc quy định thời gian hoàn thành các nhiệm vụ đó, giúp họ hình dung các công việc và thời gian hoàn thành để đạt mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ còn giúp các nhà quản lý bố trí, sắp xếp các điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ bếp ăn, phòng lớp, sân chơi, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời... một cách hợp lý để đạt đƣợc mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Mục tiêu của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng về tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non là giúp trẻ có một thể chất và tinh thần khỏe mạnh, đáp ứng mục tiêu giáo dục theo độ tuổi và đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ đó giúp họ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ theo đúng mục tiêu, nội dung và biện pháp đã đề ra trong kế hoạch; việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong trƣờng mầm non cũng nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện kế hoạch đã đề ra theo đúng mục tiêu, thời gian và phƣơng pháp đã hoạch định.
Mục tiêu của việc đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận lại cả một quá trình tổ chức thực hiện các nội dung
chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, từ khâu đề ra mục tiêu có phù hợp hay không, việc phân công nhiệm vụ cho tập thể, các nhân có phát huy năng lực, sở trƣờng công tác hay không, việc trang bị, sắp xếp cơ sở vật chất đã đầy đủ và mang lại hiệu quả thiết thực hay không, việc chỉ đạo thực hiện đã hiệu quả, sát sao chƣa, còn chƣa phù hợp, chƣa hiệu quả ở khâu nào, yếu tố nào, từ đó có sự điều chỉnh trong những kế hoạch tiếp theo.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng ở các trường mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trong trƣờng mầm non là quản lý toàn bộ việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục của thầy, việc học của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và đƣờng lối giáo dục của Đảng. Do đó, những tác động của nó lên hệ thống phải là những tác động kép, tác động lên hoạt động dạy, đồng thời phải chuyển hóa hoạt động đó đến hoạt động học để đạt tới mục tiêu giáo dục. Trong quá trinh thực hiện sự chuyển hóa đó phải có sự điều hành, phối hợp tác động của các lực lƣợng khác, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến hoạt động dạy học.
Quản lý mục tiêu chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non nhằm nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ mẫu giáo, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tốt về sức khoẻ, thể lực chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng chống tai nạn thƣơng tích cho trẻ, tạo dựng niềm tin trong xã hội, phụ huynh về hiệu quả nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ tại trƣờng mầm non, giúp Hiệu trƣởng huy động đƣợc các nguồn lực thực hiện nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ hiệu quả.
1.4.2.2. Quản lý nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Quản lý về xây dựng nhu cầu dinh dƣỡng cho trẻ mầm non đảm bảo về: Nhu cầu năng lƣợng, về chất đạm, chất béo, đƣờng bột, chất khoáng, vitamin. Quản lý thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non. Quản lý xây
dựng và tổ chức bữa ăn học đƣờng cho trẻ mầm non. Quản lý tổ chức chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
Quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ trẻ tại trƣờng mầm non thông qua: Kế hoạch tổ chức chăm sóc giấc ngủ trẻ, công tác chuẩn bị trƣớc khi trẻ ngủ, khi trẻ ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy phải đƣợc tổ chức đảm bảo theo nội dung hoạt động và thời gian tiến hành.
Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trƣờng mầm non thông qua kế hoạch hoạt động 1 ngày, giáo viên tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân sau khi tham gia hoạt động chơi, trƣớc và sau khi tổ chức hoạt động ăn, sau khi ngủ dậy, khi đi vệ sinh, ...Mua sắm đồ dùng phục vụ vệ sinh cho cô và trẻ.
Quản lý về sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quản lý sức khỏe của trẻ, về phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ, về nguồn lực (con ngƣời, cơ sở vật chất, thông tin, kinh phí).
1.4.2.3 Quản lý phương pháp, phương thức, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Quản lý phƣơng pháp bao gồm các cách thức, biện pháp của ngƣời quản lý nhằm tác động đến hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của GV, NV ở các trƣờng mầm non. Các phƣơng pháp quản lý bao gồm: phƣơng pháp quản lý hành chính pháp luật, phƣơng pháp giáo dục - tâm lý, phƣơng pháp kích thích. Đây là những phƣơng pháp chủ đạo, đƣợc sử dụng phổ biến, các nhà quản lý cần lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp cho phù hợp với đối tƣợng quản lý để mang lại hiệu quả.
Hiệu trƣởng cần hƣớng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phƣơng châm “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời… nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ.
Thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên. Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày, soạn giáo án đầy đủ, đúng nội quy, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ biết lựa chọn vận dụng phƣơng pháp giáo dục tích cực, tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ.
Đối với những giáo viên có tay nghề còn non cần chú trọng bồi dƣỡng thêm phƣơng pháp, kiến thức, kỹ năng sƣ phạm, cách tổ chức hoạt động giáo dục một cách khoa học, hiệu quả thông qua các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng… và khuyến khích giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Với giáo viên khá, tốt bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh họat cho giáo viên mạnh dạn áp dụng các hình thức mới tạo hứng thú cho trẻ trong các giờ học.
Trong quá trình tổ chức nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng mầm non, GV, NV cần gắn với giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: văn minh trong ăn uống, sinh hoạt thông qua hành vi ứng xử với ngƣời lớn, bạn bè. Muốn tạo đƣợc thói quen cho trẻ không chỉ một hay hay ngày mà làm đƣợc, mà phải duy trì nhắc nhở thƣờng xuyên. Các cô cần phải thống nhất nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục. Không nên nhân nhƣợng, buông lỏng đối với trẻ, nhƣng cũng không nên dọa nạt khiến trẻ sợ hãi. Phải giảng để trẻ hiểu đƣợc việc trẻ làm và tạo điều kiện trẻ thực hiện thƣờng xuyên tạo thành thói quen.
Phƣơng pháp, hình thức giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân và an toàn cho trẻ đƣợc thể hiện qua sự gƣơng mẫu của ngƣời lớn, do trẻ hay bắt chƣớc hành vi, lời nói của ngƣời lớn. Vì vậy, muốn giáo dục trẻ điều gì, ngƣời lớn phải làm trƣớc, phải gƣơng mẫu để trẻ noi theo. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân và an toàn cho trẻ phải đƣợc lồng ghép với mọi hoạt động của trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện dễ nhớ.
Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ là một việc làm cần thiết đối với trẻ mầm non. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc, nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Xây dựng góc tuyên truyền qua các góc tuyên truyền nhằm giúp cho cha mẹ nắm đƣợc một số kiến thức giáo dục rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thƣơng quý trọng cô giáo, bố mẹ, ngƣời lớn có nền nếp thói quen trong học tập, trong các hoạt động từ đó chất lƣợng giáo dục đƣợc tăng lên, trẻ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn.
1.4.2.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý để biết rõ những kế hoạch mục tiêu đề ra đã đƣợc đến đâu, nhƣ thế nào? Từ đó tìm ra biện pháp cải tiến công tác quản lý nhà trƣờng, để nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu đã đặt ra. Nhờ có kiểm tra, nhà quản lý biết đƣợc những điểm mạnh, yếu của giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng, phát hiện ra những hợp lý và bất hợp lý trong việc bố trí nhân lực, vật lực trong từng bộ phận của đơn vị mình. Kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc đánh giá thi đua. Những nội dung cần kiểm tra:
Kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ, cân, đo, theo dõi sự phát triển của trẻ thông qua sổ theo dõi sức khỏe trƣớc đây là biểu đồ tăng trƣởng.
Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển trẻ em: căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập đƣợc đánh giá sự tiến bộ dựa vào mục tiêu kế hoạch hóa giáo dục cá nhân.
Tổ chức kiểm tra công tác chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ theo kế hoạch năm học, học kỳ, chuyên đề, …
Tổ chức đánh giá giáo viên, nhân viên.
Chỉ đạo quản lý hồ sơ giáo viên, nhân viên, học sinh.
Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ của giáo viên là nội dung quan trọng mà ngƣời Hiệu trƣởng cần quan tâm. Hằng năm, Hiệu trƣởng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên định kỳ, đột xuất các công việc chủ yếu gồm: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng, bảo vệ an toàn, giáo dục dinh dƣỡng, giáo dục trẻ của giáo viên; Kiểm tra tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng, giáo dục của giáo viên; Kế hoạch tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng, sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ; Thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ; Chế độ vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh đồ dùng đồ chơi; Kiểm tra tổ chức bữa ăn, giấc ngủ; Kiểm tra các biện pháp an toàn cho trẻ; Thực hiện hồ sơ, sổ sách theo dõi sức khỏe trẻ em; Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, quản lý tài sản, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp; Kiểm tra kết quả chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ và công tác phối hợp phụ huynh trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ và tuyên truyền kiến thức chăm sóc và nuôi dƣỡng, bảo vệ an toàn và giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ.
Hiệu trƣởng cần xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá phù hợp nội dung hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ cũng nhƣ đề ra mục đích, yêu cầu, thời gian kiểm tra, đánh giá phù hợp điều kiện của nhóm, lớp và hoàn cảnh của giáo viên. Thông báo cho giáo viên kế hoạch kiểm tra về thời gian, nội dung, kiểm tra (trừ trƣờng hợp kiểm tra đột xuất).
1.4.2.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Để nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non, việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất (CSVC) trang thiết bị trƣờng học là rất cần thiết. Quản lý
cơ sở vật chất trong trƣờng mầm non phải đạt đƣợc ba mục tiêu cơ bản:
Một là: Tổ chức xây dựng hệ thống đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và phục vụ các hoạt động trong trƣờng
Hai là: Tổ chức sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC hiện có của trƣờng. Ba là: Bảo quản tốt hệ thống CSVC của trƣờng, không để mất mát, hƣ hỏng do thiếu trách nhiệm.
Quản lý môi trƣờng vật chất trong lớp học nhƣ: tạo lập các góc hoạt động mang tính mở, khuyến khích trẻ lựa chọn, trải nghiệm và hoạt động theo nhiều cách khác nhau, trang trí lớp học thân thiện, linh hoạt, đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo.
Xây dựng nội quy, quy định chế độ sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị, đồ dùng; Lập hệ thống sổ sách ghi chép và đầy đủ và theo dõi tình hình sử dụng tài sản, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân trong việc quản lý tài sản; Thƣờng xuyên giáo dục ý thức tiết kiệm và tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tài sản.
Có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm đánh giá số lƣợng và chất lƣợng về mức độ an toàn, vệ sinh của CSVC, trang thiết bị, đồ dùng để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung, thay thế CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đã bị hƣ hỏng hoặc không còn đảm bảo về mặt vệ sinh, an toàn về thể chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng mạng lƣới giám sát công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trong trƣờng gồm các thành viên trong Ban Giám hiệu, chi đoàn, công đoàn, thành viên ban thanh tra nhân dân, nhân viên y tế của trƣờng kết hợp với y tế địa phƣơng thƣờng xuyên kiểm tra giám sát đội ngũ trong việc thực hiện quy chế về đảm bảo an toàn phòng tránh bệnh dịch, tai nạn thƣơng tích cho trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng phòng bệnh phòng dịch để kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai sót.
1.4.3. Chu trình quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Để hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ đƣợc tiến hành một cách hài hòa,